Diễn biến của phản ứng hoá học.

Một phần của tài liệu Hoa hoc 8 Giao an ca nam (Trang 42 - 45)

V. Dặn dò: (2phút)

2. Diễn biến của phản ứng hoá học.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung

- Cho học sinh nghiên cứu sơ đồ h 2.5/ sgk, và trả lời câu hỏi trong yêu cầu. + Em hãy đếm xem trước phản ứng có bao nhiêu nguyên tử hiđro, bao nhiêu nguyên tử Oxi?

Sau phản ứng có bao nhiêu nguyên tử Hiđro và bao nhiêu nguyên tử Oxi? - Từ đó em hãy cho biết trong quá trình phản ứng thì những yếu tố nào đã thay đổi. - Từ đó giáo viên cho học sinh rút ra kết luận như sgk.

- Hoạt động nhóm trả lời câu hỏi. + Trước phản ứng H liên kết với H; O liên kết với O

+ Sau phản ứng H liên kết với O. + Trong quá trình phản ứng, số nguyên tử H cũng như số nguyên tử O không thay đổi.

- Các phân tử trước phản ứng đã thay đổi thành chất mới sau phản ứng.

- Rút ra kết luận như sgk.

2. Diễn biến của phản ứnghoá học. hoá học.

- Trong phản ứng hóa học, liên kết giữa các nguyên tử đã thay đổi, làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.

*) Tiểu kết: - Diễn biến của phản ứng hoá học.

+ Trong phản ứng hóa học, liên kết giữa các nguyên tử đã thay đổi, làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.

Hoạt động III: Khi nào phản ứng hoá học xảy ra?

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung

- Cho học sinh nghiên cứu h2.6/sgk, Giáo viên cho học sinh quan sát thí nghiệm cụ thể.

+ Khi để riêng dung dịch axit với kẽm thì phản ứng có xảy ra hay không?

+ Vậy để các chất phản ứng với nhau cần phải có điều kiện gì? - Cho cả lớp nhận xét, bổ sung. Giáo viên nhận xét, đánh giá. + Có phải tất cả các chất chỉ cần tiếp xúc với nhau đều xảy ra phản ứng hay không?

- Cho học sinh rút ra nhận xét như trong sgk.

- Khi nào phản ứng hoá học xảy ra?

- Hoạt động nhóm.

+ Khi để riêng thì các chất không phản ứng với nhau.

+ Các chất phản ứng cần phải tiếp xúc với nhau.

- Không phải vậy, mà có khi cần đun nóng, nung nóng, cần chất xúc tác....

(lưu ý: Ngoài những điều kiện trên, 1số phản ứng hóa học xảy ra nhanh, cần tăng bề mặt tiếp xúc giữa các chất)

3. Khi nào phản ứng hoá

học xảy ra?

+ Các chất phản ứng cần phải tiếp xúc với nhau, điều kiện nhiệt độ thích hợp (khơi mào cho phản ứng, hoặc cung cấp suốt quá trình phản ứng) + Ngoài những điều kiện trên, 1số phản ứng hóa học xảy ra nhanh hơn, cần tăng bề mặt tiếp xúc giữa các chất, sử dụng chất xúc tác.

*) Tiểu kết: - Điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra.

+ Các chất phản ứng cần phải tiếp xúc với nhau, điều kiện nhiệt độ thích hợp (khơi mào cho phản ứng, hoặc cung cấp suốt quá trình phản ứng)

+ Ngoài những điều kiện trên, 1số phản ứng hóa học xảy ra nhanh hơn, cần tăng bề mặt tiếp xúc giữa các chất, sử dụng chất xúc tác.

Hoạt động IV: Làm thế nào để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra? Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung

- Em dựa vào các thí nghiệm đã làm và nghiên cứu sgk. Hãy thử đưa ra các cách nhận biết có phản ứng xảy ra? - Cho cả lớp nhận xét, đánh giá, bổ sung cho đúng.

- Nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi

theo cá nhân. + Dựa vào dấu hiệu có chấtmới xuất: Có kết tủa, có chất khí bay lên, có sự biến đổi màu, có sự biến đổi nhiệt độ và ánh sáng...

*) Tiểu kết: - Nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra.

+ Dựa vào dấu hiệu có chất mới xuất hiện (Có kết tủa, có chất khí bay lên …)

Hoạt động V: Luyện tập.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung

- Cho học sinh làm bài tập 2 sgk/50

+ Hạt đại diện cho phi kim và hợp chất là nguyên tử hay phân tử? Giải thích tại sao?

- Cho học sinh cả lớp nhận xét, đánh giá.

+ Cho học sinh làm bài tập 3 sgk/50.

Trong phản ứng của Paraphin trong cây nến với khí oxi ngoài không khí. Em dựa vào hiện tượng nào để nhận biết có phản ứng xảy ra?

- Cho học sinh cả lớp nhận xét, đánh giá.

- Hoạt động cá nhân làm bài tập 2.

- Hoạt động cá nhân - trả lời.

+ Vì mỗi phân tử là hạt đại diện cho chất, trừ kim loại hạt đại diện là nguyên tử. + Trong phản ứng chỉ xảy ra sự thay đổi liên kết của các nguyên tử, kết quả là chất mới được tạo thành.

+ Số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố không thay đổi trong quá trình phản ứng. PTHH:

Paraphin + Khí oxi → Khí cacbonđioxit + hơi nước - Trả lời được câu hỏi:

Khi phản ứng xảy ra có toả nhiệt và phát sáng.

* Kết luận: - Giáo viên hệ thống lại nội dung kiến thức chính cần lĩnh hội V) Củng cô: - Giáo viên đặt câu hỏi.

+ Vì sao nói được khi chất phản ứng chính là phân tử phản ứng (nếu là đơn chất kim loại, thì nguyên tử phản ứng).

+ Khi nào để có phản ứng hóa học xảy ra?

- Hướng củng cô bài.

+ Vì chúng ta biết để cấu tạo nên chất, chính là những phân tử (hay nguyên tử) vì vậy khi chất này phản ứng với chất khác, chính là sự phản ứng giữa phân tử này với phân tử khác, tạo ra các phân tử mới (chất mới)

+) Các chất phản ứng phải tiếp xúc với nhau (bề mặt tiếp xúc giữa các chất càng lớn , phản ứng càng dễ xảy ra)

+) Đa số các trường hợp cần cung cấp nhiệt độ thích hợp (tùy theo từng phản ứng , mà khơi mào phản ứng, hoặc suốt quá trình phản ứng)

+) 1số phản ứng xảy ra ở điều kiện thường (không cần các điều kiện trên) +) 1số phản ứng xảy ra chậm, cần có chất xúc tác để thúc đẩy phản ứng

* Kiểm tra đánh giá: - Giáo viên sử dụng câu hỏi trắc nghiệm.

Dấu hiệu nào sau đây, giúp ta khẳng định có phản ứng hóa học xảy ra. a) Có chất kết tủa hoặc chất khí tạo thành sau phản ứng (ở sản phẩm). b) Có sự thay đổi trạng thái của vật thể.

c) Có sự thay đổi trạng thái của vật thể.

d) Không có sự thay đổi màu sắc, hoặc không có sự tỏa nhiệt, phát sáng. Đáp án: a

V) Dặn do: - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà, nghiên cứu kỹ lại bài. - Bài tập: Làm bài tập 1, 4, 5, 6 sgk /50- 51

- Nghiên cứu kĩ bài thực hành “Dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hoá học”

- Chuẩn bị: Mỗi nhóm một bao diêm, một que đóm, một ống thổi, một tường trình hoá học. - Nghiên cứu kĩ mục tiêu của thí nghiệm, các bước thí nghiệm hoá học.

Ngày soạn: 10/11/2017

Tiết 20: BÀI 14: BÀI THỰC HÀNH SỐ 3

Một phần của tài liệu Hoa hoc 8 Giao an ca nam (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w