- Từ tiết 27 đến tiết 3
KẾ HOẠCH BÀI HỌC 3:
Tiết 29: BÀI 20: TỈ KHỐI CỦA CHẤT KHÍ
A) Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập.
2. Học sinh: Nghiên cứu trước bài.
* Phương pháp: - Chủ yếu sử dụng phương pháp đàm thoại nêu vấn đề, kết hợp với phương
pháp thuyết trình (thông báo)
B) Tiến trình dạy học :
1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học
2. Nêu vấn đề bài: Làm thế nào để biết khí này nặng hay nhẹ hơn khí kia bao nhiêu lần? 3. Các hoạt động học tập:
Hoạt động I: Bằng cách nào biết được khí A nặng hay nhẹ hơi khí B? Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Học sinh nghiên cứu sgk, nghiên cứu ví dụ:
Trả lời câu hỏi:
+ Chúng ta đã biết ở cùng điều kiện những chất khí khác nhau có cùng số mol thì chiếm thể tích bằng nhau.
+ Vậy làm thế nào để biết khí nào nặng hay nhẹ hơn khí nào? - Cho học sinh nhận xét, đánh giá. + Để biết khí nào nặng hơn khí nào bao nhiêu lần ta phải làm gì?
- Cho học sinh nhận xét, đánh giá. Liệu chúng ta có thể tính được MA, MB
hay không?
- Suy luận tìm ra câu trả lời: + Cùng thể tích, cùng số mol.
+ Vậy chất khí nào có khối lượng mol lớn hơn sẽ nặng hơn.
+ Vậy để so sánh khí nào nặng hơn khí nào ta so sánh khối lượng mol của các chất khí. - Nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi.
Ta phải tính tỉ khối của chất khí:
Tỉ khối của chất khí được kí hiệu là d. Tỉ khối của khí A so với khí B được kí hiệu là: dA/B.
dA/B = MA/MB (1)
Từ 1 suy ra: MB = MA/dA/B (2) Từ 1 suy ra: MA = dA/B . MB (3)
*) Tiểu kết: - Cách nào biết được khí A nặng hay nhẹ hơi khí B
+ Sử dụng công thức tính tỉ khối của chất khí A so với chất khí B: dA/B = MA/MB
(MA, MB, là khối lượng mol của khí A, khí B)
Hoạt động II: Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn không khí.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Thông báo cho học sinh biết khối lượng mol trung bình của không khí là 29. + Vậy muốn biết khí A nặng hay nhẹ hơn không khí và nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần ta làm thế nào?
+ Cho học sinh làm bài tập 2/67. Cho học sinh nhận xét, đánh giá.
Vậy chúng ta có thể tính được MA hay
- Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi của giáo viên. + So sánh khối lượng mol để biết khí A nặng hay nhẹ hơn không khí.
+ Tính tỉ khối của A so với không khí để biết nặng hay nhẹ hơi bao nhiêu lần.
dA/kk = MA / Mkk = MA / 29 (4) Trả lời câu hỏi của giáo viên. Từ (4) suy ra: MA = dA/kk .29
không khi biết tỉ khối của nó so với không khí?
- Cho học sinh nhận xét, đánh giá làm bài tập 1 sgk để áp dụng.
Em hãy dựa vào bảng / 42
Cho biết khối lượng mol của khí Hiđro là bao nhiêu?
- Cho học sinh nhận xét, đánh giá.
+ Làm bài tập 1 sgk.
a. Tất cả các khí đều nặng hơn khí H2.
dCO2 / H2 = 44 / 2 = 22.
dSO2 / H2 = 64 / 2 = 32.
dN2 / H2 = 28 / 2 = 14 ...
*) Tiểu kết: - Cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn không khí. + Sử dụng công thức tính tỉ khối của chất khí A so với không khí: dA/kk = MA / 29
(MA, Mkk, là khối lượng mol của khí A, khối lượng mol của không khí) * Kết luận: - Giáo viên hệ thống lại nội dung kiến thức chính cần lĩnh hội 4. Cũng cô: - Giáo viên cho học sinh làm bài tập sau.
+ Có những chất khí sau: N2, SO2.
Những chất khí nào nặng hay nhẹ hơn khí không khí, và nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần? - Hướng cũng cô bài .
+ Để biết khí N2, SO2 nặng hay nhẹ hơn không khí, ta tính tỉ khối của các chất.
dN2 / kk= 28 / 29 = 0,965. Khí N2 nhẹ hơn, nặng bằng 0,965 lần không khí.
dSO2 / kk= 64 / 29 = 2,2. Khí SO2 nặng hơn, nặng bằng 2,2 lần không khí.
*) Kiểm tra đánh giá: - Giáo viên sử dụng câu hỏi trắc nghiệm.
+ Cho biết tỉ khối của chất khí A đối với chất khí B là 2,125 và tỉ khối chất khí B so với khí O2
là 0,5, khối lượng mol khí A là:
a) 0,34 b) 34 c) 3,4 d) 0, 034 Đáp án: b
5. Dặn do: - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà, nghiên cứu kỹ lại bài. - Bài tập : Làm bài tập 2,3 sgk/69.
- Hướng dẫn bài tập 3:
a. Ta có thể thu những khí Cl2, CO2 vào bình bằng cách đặt đứng bình vì chúng nặng hơn không khí.
b. Ta có thể thu các khí H2, CH4 bằng cách đặt úp bình vì chúng nhẹ hơn không khí. - Nghiên cứu bài “Tính theo công thức hoá học”.
? Theo em khi biết CTHH chúng ta có thể tính được phần trăm về khối lượng của các nguyên tố trong CTHH đó hay không?
Ngày soạn: 26/11/2017