Những chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế của sản xuất và chế biến cá tra xuất khẩu

Một phần của tài liệu Một số biện pháp kinh tế chủ yếu sản xuất và chế biến cá tra xuất khẩu ở tỉnh đồng tháp từ nay đến năm 2020_luận án tiến sĩ kinh tế (Trang 26 - 28)

- Kênh phân phối thuỷ sản: Hàng thuỷ sản phân phối ở Mỹ chủ yếu theo hai kênh: Kênh bỏn lẻ và kênh bỏn sĩ.

1.4.Những chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế của sản xuất và chế biến cá tra xuất khẩu

xuất và chế biến cá tra xuất khẩu

Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng của các hoạt động kinh tế. Khái niệm hiệu quả đã được nhiều tác giả ở trong và ngoài nước bàn đến và đều thống nhất là cần phải phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản về hiệu quả: Hiệu quả kỹ thuật (Technical efficiency), hiệu quả phân bổ (Allocative efficiency) và hiệu quả kinh tế (Economic efficiency). Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô để xem xét tình hình sử dụng nguồn lực cụ thể và thường được phản ánh trong quan hệ các hàm sản xuất. Hiệu quả này chỉ ra rằng hai đơn vị nguồn lực dựng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm; nghĩa là nó thể hiện thông qua mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, giữa các đầu vào với nhau và giữa các sản phẩm khi nông hộ ra quyết định sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật phụ thuộc vào bản chất kỹ thuật và công nghệ áp dụng vào sản xuất, kỹ năng người sản xuất cũng như môi trường kinh tế xã hội khác trong đó công nghệ được áp dụng. Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên mỗi đơn vị chi phí tăng thêm về đầu vào hay nguồn lực sử dụng. Xét về thực chất, hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá đầu vào và giá đầu ra, cho nên đôi khi nó còn được gọi là hiệu quả về giá. Việc xác định hiệu quả này tương tự như xác định các

điều kiện về lý thuyết cận biên để tối đa hoá lợi nhuận; nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phải bằng giá trị biên của nguồn lực được sử dụng vào sản xuất.

Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều phải tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực vào sản xuất nông nghiệp. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả hai chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế.

Về các chỉ tiêu xác định hiệu quả kinh tế, cũng có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng tựu trung lại có 3 quan điểm cơ bản:

- Quan điểm 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Theo quan điểm này, ta có thể xác định được các chỉ tiêu tương đối của hiệu quả kinh tế bằng cách so sánh kết quả với chi phí như sau:

H= Q/K Trong đó: H là hiệu quả kinh tế, Q là kết quả sản xuất, K là tổng chi phí sản xuất.

Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà người ta có thể tính toán các chỉ tiâu khác nhau. Vớ dụ, khi nghiên cứu về vốn người ta tính hiệu suất vốn bằng cách lấy tổng sản phẩm chia cho tổng vốn sản xuất. Tương tự ta cũng có thể tính được năng suất lao động, năng suất đất đai…Theo cách này, ta không thể xác định được quy mĩ sản xuất của các đơn vị kinh tế khác nhau, bởi vỡ trên thực tế hai cơ sở sản xuất có quy mô khác nhau, nhưng có thể hiệu suất sử dụng vốn là như nhau.

Đối với kết quả sản xuất kinh doanh, ngoài chỉ tiâu tổng sản phẩm hoặc tổng giỏ trị sản xuất (GO), người ta cũn tính chỉ tiâu giỏ trị gia tăng (VA), thu

nhập hỗn hợp (MI) và thu nhập thuần tuý (Pr). Về thời gian tính toán thường là một năm.

- Quan điểm 2 : Hiệu quả kinh tế đo bằng hiệu số giữa giỏ trị sản xuất đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó, được tính như sau :

H = Q – K

Quan điểm này cho phép xác định được các chỉ tiâu tuyệt đối của hiệu quả kinh tế, thể hiện rị nét về quy mĩ của sản xuất và hiệu quả tổng hợp của việc sử dụng các yếu tố sản xuất. Như vậy, chỉ tiâu hiệu quả này sẽ không giúp cho người sản xuất nhận biết những tác động cụ thể của từng yếu tố để nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.

- Quan điểm 3 : Xem xét hiệu quả kinh tế trong phần biến động giữa kết quả sản xuất và chi phí sản xuất. Theo quan điểm này, hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa phần kết quả tăng thờm và phần chi phí tăng thờm để đạt kết quả đó hay quan hệ giữa kết quả bổ sung và chi phí bổ sung, được tính như sau :

H = ∆Q/∆K

Trong đó : ∆Q là kết quả sản xuất tăng thờm (bổ sung) ∆K là tổng chi phí tăng thêm (bổ sung)

Chỉ tiâu hiệu quả này giúp các nhà sản xuất xác định được điểm tối đa hoá lợi nhuận. Trên cơ sở đó, họ sẽ đưa ra những quyết định sản xuất tối ưu nhất. Tuy nhiên cần chơ ý là trên thực tế, kết quả sản xuất đạt được luơn là hệ quả của chi phí sẵn có (chi phí nền) và chi phí bổ sung. Tại các mức chi phí nền khác nhau thì hiệu quả của chi phí bổ sung là khác nhau.

1.5. Những kinh nghiệm quốc tế về phát triển sản xuất và chế biến thuỷ sản xuất khẩu có thể vận dụng cho tỉnh Đồng Tháp

Một phần của tài liệu Một số biện pháp kinh tế chủ yếu sản xuất và chế biến cá tra xuất khẩu ở tỉnh đồng tháp từ nay đến năm 2020_luận án tiến sĩ kinh tế (Trang 26 - 28)