0
Tải bản đầy đủ (.docx) (111 trang)

Tăng cường huy động các nguồn vốn cho nhu cầu phát triển

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP KINH TẾ CHỦ YẾU SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN CÁ TRA XUẤT KHẨU Ở TỈNH ĐỒNG THÁP TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020_LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ (Trang 98 -98 )

- Kênh phân phối thuỷ sản: Hàng thuỷ sản phân phối ở Mỹ chủ yếu theo hai kênh: Kênh bỏn lẻ và kênh bỏn sĩ.

Ở TỈNH ĐỒNG THÁP TỪ NAY ĐẾN NĂM

3.2.5. Tăng cường huy động các nguồn vốn cho nhu cầu phát triển

Một trong những vấn đề hàng đầu để phát triển sản xuất và chế biến cá tra xuất khẩu của Đồng Tháp là phải huy động được các nguồn vốn cho quá trình phát triển.

Theo dự báo, nhu cầu vốn cho sản xuất và chế biến cá tra xuất khẩu ở tỉnh Đông Tháp trong những năm tới là rất lớn. Việc tìm ra giải pháp huy động vốn cho nhu cầu phát triển là một vấn đề quan trọng, cấp thiết quyết định quá trình phát triển sản xuất và chế biến cá tra xuất khẩu của Đồng Tháp. Sau đây là một số biện pháp về thu hút vốn đầu tư:

+ Vốn ngõn sách:

Tăng cường đầu tư từ nguồn vốn ngõn sách cho phát triển nuơi và chế biến cá tra xuất khẩu, phải dựa trên quy hoạch tổng thể đã được rà soát lại. Vốn ngõn sách chủ yếu tập trung đầu tư vào các lĩnh vực sau:

- Xây dựng hệ thống thuỷ lợi phục vụ cho quá trình sản xuất cá tra xuất khẩu, bao gồm: bờ bao, cống, kênh thoát nước…

- Đầu tư xây dựng trung tâm giống thuỷ sản của tỉnh, cải tạo nâng cấp các trạm, trại phục vụ cho sản xuất.

- Trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tỏc nghiên cứu sản xuất giống mới, nghiên cứu quản lý chất lượng sản phẩm, công nghệ chế biến, quản lý chất lượng nước và dự báo tình hình dịch bệnh…

- Đầu tư vào các hoạt động khuyến ngư và chuyển giao công nghệ, nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm.

- Hỗ trợ đào tạo đội ngũ công nhõn kỹ thuật, cỏn bộ nuơi trồng thuỷ sản.

Đi đôi với việc cấp vốn cho các dự ỏn, Nhà nước cần phải có những chính sách ưu tiờn, ưu đãi về vốn cho những dự ỏn khu vực tiềm năng phát triển nhằm phát triển lâu dài.

+ Vốn tín dụng:

Các ngân hàng thương mại cần tháo gỡ những thủ tục hành chính phiền hà, phức tạp trong vay vốn. Tăng tỷ lệ vốn cho vay trên giá trị tài sản thế chấp.

Cần tăng cường các hoạt động cho vay tín chấp thông qua các dự án đầu tư khả thi, hoặc thông qua hợp đồng bao tiêu sản phẩm để cho vay.

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng Hiệp hội thuỷ sản của tỉnh bảo lãnh cho những hộ nuôi thuộc Hiệp hội và sản xuất trong vùng quy hoạch của Tỉnh vay vốn.

Để đồng vốn hoạt động có hiệu quả ngân hàng cần có hệ thống thẩm định chuyên trách các dự án đầu tư và giám sát quá trình sử dụng vốn.

+ Vốn trong dân:

Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xuất khẩu thuỷ sản, để thúc đẩy và thu hút vốn đầu tư trong lĩnh vực này.

+ Vốn đầu tư nước ngoài:

Cần phải chuẩn bị tốt về cơ sở hạ tầng, chương trình, dự án, quy hoạch tổng thể của ngành trong những năm tới, và công bố những danh mục kêu gọi đầu tư nước ngoài.

Khai thác nguồn vốn trợ giúp, cho vay ưu đãi của các tổ chức quốc tế thông qua các chương trình hỗ trợ phát triển, các dự án hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn, đào tạo, nhập và chuyển giao công nghệ mới vào lĩnh vực sản xuất và chế biến thuỷ sản.

Bảng 3.2: Nhu cầu vốn đầu tư trong sản xuất và chế biến cá tra xuất khẩu ở tỉnh Đồng Tháp

Chỉ tiêu

Năm 2006 - 2010 Năm 2011 - 2015 Năm 2015 - 2020 Vốn (tỷ đồng) tỳ trọng (%) Vốn (tỷ đồng) tỳ trọng (%) Vốn (tỷ đồng) tỳ trọng (%) Vốn tín dụng 3.818,35 80% 2.755,60 80% 3.450 80% Vốn tự có của dân 954,59 20% 688,90 20% 862,50 20% Tổng 4.772,84 100% 3.444,50 100% 4.312,50 100% Nguồn: Sở NN&PTNT Đồng Tháp

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP KINH TẾ CHỦ YẾU SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN CÁ TRA XUẤT KHẨU Ở TỈNH ĐỒNG THÁP TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020_LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ (Trang 98 -98 )

×