Đánh giá chung về thuận lợi, khó khăn, thời cơ và thách thức

Một phần của tài liệu Một số biện pháp kinh tế chủ yếu sản xuất và chế biến cá tra xuất khẩu ở tỉnh đồng tháp từ nay đến năm 2020_luận án tiến sĩ kinh tế (Trang 46 - 50)

- Kênh phân phối thuỷ sản: Hàng thuỷ sản phân phối ở Mỹ chủ yếu theo hai kênh: Kênh bỏn lẻ và kênh bỏn sĩ.

2.1.3.Đánh giá chung về thuận lợi, khó khăn, thời cơ và thách thức

Chương II: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN CÁ TRA XUẤT KHẨU Ở TỈNH ĐỒNG THÁP

2.1.3.Đánh giá chung về thuận lợi, khó khăn, thời cơ và thách thức

a/ Những thuận lợi và thời cơ:

Do những đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội đã đem lại cho sản xuất và chế biến cá tra xuất khẩu của tỉnh Đồng Tháp những thận lợi và thời cơ chủ yếu như sau:

- Đồng Tháp là tỉnh đầu nguồn sĩng Cửu Long, nên có nguồn nước ngọt dồi dào không bị ảnh hưởng bởi nước mặn và tương đối sạch, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất cá tra xuất khẩu.

- Diện tích đất bói bồi nuơi cá tra của tỉnh là 1.417 ha, nhưng chỉ mới có khai thỏc khoảng 650 ha chiếm 45,87% diện tích hiện tại, diện tích cũn lại có thể khai thỏc để nuơi, chứa đựng một tiềm năng rất lớn trong lĩnh vực này. Việc chuyên mơn hoỏ một lĩnh vực hàng hoá sẽ làm sản lượng tăng lờn, khơng chỉ đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tỉnh mà cũn cung cấp cho cả nước và xuất khẩu. Đây cũng là thời cơ để phát triển ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản và dịch vụ sản xuất và chế biến cá tra xuất khẩu.

- Đồng Tháp có vị trí địa lý thuộc vùng ĐBSCL, nằm gần khu kinh tế trọng điểm phía Nam, có đường biân giới quốc gia Việt Nam – Campuchia và Cảng Đồng Tháp nối với Phnômpênh và biển Đông là các lợi thế trong trao đổi thương mại với các tỉnh trong cả nước và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

- Mơi trường tự nhiên của Đồng Tháp hiện tại cũn tương đối sạch, chưa bị ô nhiễm bởi chất thải công, nông nghiệp và sinh hoạt. Đây là điều kiện quan trọng nhất để có thể phát triển nuơi cá tra xuất khẩu.

- Trong những năm trở lại đây, sản xuất và chế biến cá tra xuất khẩu được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh nói riêng và của Việt Nam nói chung. Do vậy, lĩnh vực sản xuất này đã và sẽ được sự quan tâm sâu sát đầu tư của Tỉnh và sự hỗ trợ đầu tư của Trung ương.

- Người dân Đồng Tháp có truyền thống nuơi cỏ lõu đời, nhất là nghề ương cá tra giống và nghề nuơi cá tra bố, ao hầm. Hiện nay Đồng Tháp đã có nhiều vùng nuơi cá tra dành cho thị trường xuất khẩu tập trung, là điều kiện thuận lợi để phát triển vùng sản xuất nguyân liệu cho chế biến xuất khẩu.

- Hiện nay Việt Nam là thành viân chính thức của tổ chức thương mại quốc tế (WTO), do đó vấn đề lưu thông và trao đổi hàng hoá giữa Việt Nam với các nước thành viân và chưa là thành viân của tổ chức này được dễ dàng và thuận lợi hơn. Thuỷ sản xuất khẩu nói chung và cá tra xuất khẩu nói riêng cũng từng bước thâm nhập vào từng thị trường của các nước, nhu cầu sử dụng cá tra của Việt Nam trên thế giới ngày càng lớn.

Cá tra xuất khẩu góp phần tạo nên sức tăng trưởng mạnh cho ngành thuỷ sản xuất khẩu. Cá tra là một mặt hàng có sản lượng xuất khẩu lớn nhất về giỏ trị chỉ sau tĩm sơ. Sau vụ kiện bỏn phá giỏ cá tra của Việt Nam vào thị trường Mỹ, tuy Việt Nam đã bị thua trong vụ kiện này và bị áp thuế bỏn phá giỏ từ 36% lờn 64% mặt hàng cá tra nhập khẩu vào thị trường này. Điều đó đã tạo sức ép thúc đẩy đa dạng hoỏ mạnh mẽ hơn thị trường xuất khẩu các sản phẩm thuỷ sản nói chung và cá tra nói riêng. Hiện nay cơ cấu thị trường nhập khẩu cá tra của Việt Nam có những thay đổi tích cực, Mỹ chiếm khoảng 6,9% (so vỡ 90% trước vụ kiện), EU khoảng 48%, Nga khoảng 9,2%,…Cho đến nay mặt hàng cá tra của Việt Nam đã có mặt trên 144 quốc gia, giỏ trị xuất

khẩu năm 2007 đạt 974,12 triệu USD, theo dự báo năm 2008 sản lượng nuơi sẽ đạt 1,2 triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1,2 tỷ USD. Những thành tựu về mở rộng thị trường xuất khẩu nờu trên là một đảm bảo cho phát triển sản xuất và chế biến xuất khẩu.

b/ Những khó khăn và thách thức:

Bờn cạnh những thuận lợi và thời cơ, sản xuất và chế biến cá tra xuất khẩu tỉnh Đồng Tháp vẫn cũn những khỉ khăn, hạn chế và thách thức trong quá trình phát triển, chủ yếu là:

- Hạ tầng cơ sở vật chất, kỹ thuật cũn lạc hậu yếu kém thiếu sự quy hoạch đồng bộ, chưa đáp ứng hết khả năng hiện có.

- Phần lớn diện tích trên địa bàn tỉnh vào mùa nước chịu sự ảnh hưởng của lũ, vào mùa khụ thường thiếu nước với chế độ thuỷ văn ngày càng phức tạp. Trên vùng đất phốn vào đầu mùa mưa trong các kênh rạch bị nhiễm phốn cục bộ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống canh tỏc và sản xuất chế biến cá tra xuất khẩu. Do đó, trong nuơi cá tra xuất khẩu cần lưu ý để có biện pháp khắc phục nhằm hạn chế thiệt hại.

- Do nằm xa các tuyến giao thông chính, đất đai không thuận lợi cho việc xây dựng các khu công nghiệp. Nên mức thu hút đầu tư trên địa bàn cũn thấp, để phát triển tương xứng với tiềm năng hiện có. Cần nâng cao mức đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư bờn ngoài để thực hiện các giải pháp đồng bộ cho phát triển sản xuất, tăng sức cạnh tranh và tiâu thụ sản phẩm.

- Những hộ nuôi cá tra xuất khẩu cũn thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật, hầu hết là mang tính tự phát thấy có lợi nhuận cao thì ào ạt đầu tư vào nuơi chứ không tìm hiểu rị đặc điểm kinh tế kỹ thuật của vật nuơi.

- Đa số các hộ nuôi và các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu trong toàn tỉnh nguồn vốn hoạt động sản xuất chủ yếu là vay ngõn hàng. Nên cũn rất hạn chế trong việc mở rộng quy mĩ sản xuất và chế biến cá tra xuất khẩu.

- Khỉ khăn lớn nhất là vấn đề đầu ra của con cá tra nguyân liệu dành cho thị trường xuất khẩu.

- Việc phát triển vùng nuơi cá tra quá nhanh với mật độ cao sẽ tỏc động tiâu cực về nhiều mặt: làm phá vỡ hàng loạt các quy hoạch về vùng nuơi, hạ tầng, hệ thống dịch vụ, và mĩi trường bị ô nhiễm; Vì vậy, khi có dịch bệnh khỉ khống chế làm thiệt hại đến sản xuất…Mặt khỏc, nuơi tự phát kéo theo sự mất cân đối về cung cầu trong sản xuất và tiâu thụ sản phẩm, sự tăng giảm thất thường của giỏ sẽ làm người nuơi bị thua lỗ.

- Sản phẩm cá tra xuất khẩu của tỉnh Đồng Tháp cũn quá đơn điệu, chủ yếu là fillet đông lạnh. Nếu mặt hàng này không xuất khẩu được sẽ tỏc động rất xấu đến quá trình sản xuất cá tra của tỉnh.

- Bờn cạnh sự phát triển quá nhanh của sản xuất và chế biến cá tra xuất khẩu, việc xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũn chậm, đào tạo đội ngũ cỏn bộ chưa đáp ứng kịp thời yâu cầu phát triển của ngành. Đặc biệt là sản xuất giống sạch, xử lý mơi trường và dịch bệnh nên sản phẩm cá tra sản xuất ra chưa đáp ứng sức cạnh tranh trên thị trường, thường xuyân bị ép giỏ và biến động liên tục.

- Mặt khỏc chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm ngày càng tăng nên giỏ trị tăng thờm không lớn (chưa tính đến rủi ro thua lỗ). Do đó, đòi hỏi hộ nuôi cần phải ứng dụng nhiều hơn các biện pháp để nhằm hạ giỏ thành sản phẩm để phát triển bền vững hơn.

- Khâu sản xuất và bao tiâu sản phẩm chưa được liên kết, thống nhất với nhau giữa doanh nghiệp và người nuơi, để cựng phát triển một cách ổn định và bền vững hơn. Họ chỉ theo quy luật “kiến ăn cỏ, cỏ ăn kiến”.

- Thỏch thức lớn nhất là đáp ứng các yâu cầu về ATVSTP; các hàng rào kỹ thuật ngày càng khắt khe hơn của các thị trường nhập khẩu cá tra Việt Nam, đặc biệt là các thị trường khỉ tính như EU, Mỹ, Nhật,…Trong bối cảnh

hiện nay thì uy tớn, thương hiệu chính là yếu tố tạo nên nền tảng thành công cho các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản.

2.2. Thực trạng phát triển sản xuất và chế biến cá tra xuất khẩu ở tỉnh Đồng Tháp

Một phần của tài liệu Một số biện pháp kinh tế chủ yếu sản xuất và chế biến cá tra xuất khẩu ở tỉnh đồng tháp từ nay đến năm 2020_luận án tiến sĩ kinh tế (Trang 46 - 50)