Quy mô phát triển của các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản

Một phần của tài liệu Một số biện pháp kinh tế chủ yếu sản xuất và chế biến cá tra xuất khẩu ở tỉnh đồng tháp từ nay đến năm 2020_luận án tiến sĩ kinh tế (Trang 69)

- Kênh phân phối thuỷ sản: Hàng thuỷ sản phân phối ở Mỹ chủ yếu theo hai kênh: Kênh bỏn lẻ và kênh bỏn sĩ.

2.2.2.1.Quy mô phát triển của các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản

2 Chi phí sx theo I+II+III đ/kg 14

2.2.2.1.Quy mô phát triển của các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản

Tính đến tháng 12/2007 trên toàn tỉnh có 8 nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu với công suất, thời gian đi vào hoạt động khác nhau, nhưng tất cả các doanh nghiệp chế biến đã đi vào chuyên môn hoá chỉ chế biến sản phẩm từ cá tra, basa. Thêm vào đó, trong năm 2007 Tỉnh cũng đã duyệt cho 13 dự án đầu tư vào lĩnh vực này với tổng công suất thiết kế là 128.000 tấn/năm. Đây là tiền đề tạo bước phát triển nhảy vọt trong lĩnh vực chế biến thuỷ sản xuất khẩu, nhưng đồng thời cũng tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp từ đầu vào cũng như đầu ra. Tình hình trên một mặt tạo ra thuận lợi lớn cho sự phát triển nuôi cá tra xuất khẩu, nhưng cũng chứa đựng những nguy cơ tiềm ẩn do sản xuất một loại nguyên liệu, nếu có sự biến động về thị trường đầu ra, hoặc sự kém ổn định của thị trường nguyên liệu sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển bền vững của toàn ngành sản xuất và chế biến thuỷ sản của Tỉnh.

Bảng 2.9: Các DNCBTS xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Tên Doanh nghiệp Năm đi vào sản xuất Công suất thiết kế (tấn/năm, 2 ca/ngày) Vĩnh hoàn 2004 25.000 Thanh Hùng 2004 7.000 Docifish 2004 6.000 QVD 2005 12.000 Toàn Phát 2005 5.000 Bình Minh 2007 12.000 K&K 2007 15.000 Hùng Cá 2007 12.000 Tổng 94.000

Nguồn: Sở Công nghiệp Đồng Tháp

Quy mĩ sản xuất của các nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu của Tỉnh là khỏ lớn. Số doanh nghiệp có vốn trên 100 tỷ đồng chiếm 50%, trong đó có doanh nghiệp như công ty QVD đạt 361,123 tỷ đồng, không có doanh nghiệp

nào có vốn dưới 25 tỷ. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt chắc chắn sẽ diễn ra trong tương lai, các DNCBTSXK cần tăng cường đầu tư vốn, nâng cao uy tớn của mỡnh về chất lượng thông qua việc phấn đấu để sớm đạt được các tiâu chuẩn quản lý chất lượng như: GMP, ISO, HACCP. Chỉ có trên cơ sở đó và bằng cách đó mới tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp kinh tế chủ yếu sản xuất và chế biến cá tra xuất khẩu ở tỉnh đồng tháp từ nay đến năm 2020_luận án tiến sĩ kinh tế (Trang 69)