Điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống pháp luật về th−ơng mạ

Một phần của tài liệu Những thay đổi cơ bản về thể chế thị trường Trugn Quốc sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới. Bài học cho Việt Nam (Trang 42)

- Cung ứng dịch vụ công: Khi Trung Quốc chuyển đổi sang nền kinh tế thị

2.1.1.1. Điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống pháp luật về th−ơng mạ

Ngay từ cuối năm 1999, thời gian đang tiến hành đàm phán gia nhập WTO, Trung Quốc đã bắt đầu tiến hành xoá bỏ trên quy mô lớn đối với các hạng mục pháp quy, pháp luật về các chính sách th−ơng mại hàng hoá, th−ơng mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ … Sau khi chính thức gia nhập WTO vào năm 2001, Trung Quốc tiếp tục điều chỉnh chế độ pháp luật và biện pháp chính sách.

Đến cuối năm 2002, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc và Uỷ ban th−ờng vụ của nó đã chế định, sửa đổi 14 văn bản pháp luật có liên quan; Quốc vụ viện đã lập pháp, sửa đổi và xoá bỏ tổng cộng 50 văn bản pháp quy hành chính, đình chỉ chấp hành 34 văn kiện có liên quan; có hơn 1000 văn bản trong các quy định và các biện pháp chính sách khác của các ban ngành Quốc vụ viện đ−ợc chế định, sửa đổi và xoá bỏ. ở địa ph−ơng, con số đó lên tới trên 190.000 văn bản, trong đó bao gồm 1130 văn bản pháp quy hành chính và 4490 văn bản quy định mang tính địa ph−ơng. Từ năm 1999 đến năm 2002, các văn bản pháp quy, pháp luật về th−ơng mại mới đ−ợc chế định, sửa đổi có liên quan đến các cam kết và quy định của WTO

cụ thể đ−ợc đề cập đến trên cả 4 ph−ơng diện th−ơng mại hàng hoá, th−ơng mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, đầu t− liên quan đến th−ơng mạị

* Pháp quy, pháp luật mới chế định

(1) Th−ơng mại hàng hoá: Đã chế định điều lệ chống bán phá giá, điều lệ chống trợ cấp và điều lệ biện pháp bảo hộ

(2) Th−ơng mại dịch vụ: Đã chế định điều lệ quản lý công ty bảo hiểm vốn n−ớc ngoài; Chính thức công bố điều lệ điện tín, đồng thời đã chế định quy định quản lý doanh nghiệp điện tín đầu t− ngoại th−ơng; Chế định điều lệ vận tải hàng hải quốc tế, xoá bỏ điều lệ vận chuyển container quốc tế tr−ớc đây, chế định điều lệ hợp tác xây dựng tr−ờng học giữa Trung Quốc với n−ớc ngoàị

(3) Quyền sở hữu trí tuệ: Chế định mới điều lệ bảo hộ thiết kế sơ đồ mạch tổ hợp.

(4) Đầu t− liên quan đến th−ơng mại: Các biện pháp đầu t− liên quan đến th−ơng mại (TRIMs) chỉ áp dụng cho th−ơng mại hàng hoá. Hiệp định quy định không một thành viên nào đ−ợc phép áp dụng TRIMs trái với nghĩa vụ đối xử quốc gia và nghĩa vụ loại bỏ các biện pháp hạn chế định l−ợng đ−ợc quy định tại Hiệp định chung về thuế quan và th−ơng mại (GATT).

Toà án nhân dân tối cao Trung Quốc đã chế định ra các văn bản t− pháp quy định rõ ràng đối với việc thực hiện hiệp định đầu t− liên quan đến th−ơng mại và quy định những vấn đề có liên quan tới việc toà án thẩm tra xử lý những vụ án hành chính liên quan đến th−ơng mại quốc tế.

Những văn bản pháp quy pháp luật mới chế định: Điều lệ quản lý bán trực tiếp (cho phép các doanh nghiệp n−ớc ngoài vào bán trực tiếp có hiệu lực từ ngày 1/12/2005), Điều lệ cấm bán qua trung gian (có hiệu lực từ ngày 1/11/2005), Điều lệ thống kê hải quan (có hiệu lực từ ngày 1/3/2006), Điều lệ quản lý ngân hàng vốn n−ớc ngoài (có hiệu lực từ ngày 11/12/2006), Điều lệ quản lý tập thể quyền tác giả (có hiệu lực từ ngày 1/3/2005).

* Pháp quy, pháp luật mới sửa đổi

(1) Th−ơng mại hàng hoá:

Căn cứ vào các cam kết đối ngoại, Trung Quốc đã hoàn thiện chế độ pháp luật trên các ph−ơng diện nh− xuất nhập khẩu, hải quan, kiểm định hàng hoá…, thể hiện nguyên tắc công khai, minh bạch và không kỳ thị. Đồng thời, điều chỉnh và hoàn thiện chế độ tài trợ th−ơng mạị

(2) Th−ơng mại dịch vụ:

Điều chỉnh chế độ pháp luật của ngành dịch vụ tiền tệ, sửa đổi điều lệ quản lý cơ cấu tiền tệ vốn n−ớc ngoài, luật bảo hiểm, điều lệ quản lý sở giao dịch chứng khoán; Điều chỉnh chế độ pháp luật của ngành dịch vụ điện tín; Điều chỉnh chế độ pháp luật ngành dịch vụ nghe nhìn và xuất bản, chỉnh sửa điều lệ quản lý điện ảnh, điều lệ quản lý chế phẩm hình ảnh, điều lệ quản lý xuất bản; Điều chỉnh chế độ

pháp luật ngành dịch vụ du lịch, sửa đổi điều lệ quản lý công ty du lịch; Điều chỉnh chế độ pháp luật ngành dịch vụ vận chuyển đ−ờng biển, xoá bỏ điều lệ vận chuyển container quốc tế tr−ớc đây; Chỉnh sửa điều lệ quản lý cơ cấu đại diện tại Trung Quốc của văn phòng đại diện n−ớc ngoàị

(3) Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ:

Sửa đổi Luật Th−ơng hiệu, Luật Bản quyền phát minh sáng chế, Luật Quyền tác giả và những quy định thực thi chi tiết của nó, quy định tất cả những vụ án có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đều có thể khởi tố lên toà án, xoá bỏ quyền quyết định cuối cùng của cơ quan hành chính. Hoàn thiện khách thể bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đồng thời sửa đổi các điều khoản có liên quan nh− điều lệ quản lý thuốc thú y, điều lệ thực thi Luật Quản lý d−ợc phẩm, điều lệ quản lý thức ăn gia súc và chất phụ gia thức ăn gia súc…., bảo vệ đối với những thông tin ch−a đ−ợc công bố.

(4) Biện pháp đầu t− có liên quan đến th−ơng mại:

Sửa đổi 3 bộ luật là Luật doanh nghiệp liên doanh vốn Trung Quốc với n−ớc ngoài có liên quan đến đầu t− ngoại th−ơng, Luật doanh nghiệp hợp tác giữa Trung Quốc với n−ớc ngoài và Luật doanh nghiệp vốn n−ớc ngoài… cùng những biện pháp thực thi cụ thể của nó, xoá bỏ những quy định cứng nhắc tr−ớc đây nh− yêu cầu thành về tích thực tế xuất khẩu, yêu cầu cân đối ngoại hối và yêu cầu về tỉ lệ nội địa hoá.

Trên cơ sở các cam kết quốc tế, Trung Quốc đã điều chỉnh pháp luật, pháp quy hành chính về th−ơng mại, từ năm 2003 đến tháng 10/2006 đã chế định và sửa đổi 25 văn bản pháp quy, pháp luật về th−ơng mạị Theo đó, Đại hội đại biểu nhân dân địa ph−ơng và các ban ngành hữu quan của Chính phủ, Quốc vụ viện cũng đã điều chỉnh t−ơng ứng đối với pháp quy và quy định mang tính địa ph−ơng. Trên ph−ơng diện chế độ pháp luật cơ bản về ngoại th−ơng, th−ơng mại dịch vụ và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã có tổng cộng 25 văn bản pháp quy pháp luật đ−ợc điều chỉnh.

Những văn bản pháp quy pháp luật chỉnh sửa: Luật mậu dịch đối ngoại (có hiệu lực từ ngày 1/7/2004), Luật Công ty (có hiệu lực từ ngày 1/1/2006), Điều lệ thực thi Luật Kiểm định hàng hoá xuất nhập khẩu (có hiệu lực từ ngày 1/12/2005), Điều lệ chống bán phá giá (có hiệu lực từ ngày 1/6/2004), Điều lệ về bồi th−ờng (có hiệu lực từ ngày 1/6/2004), Điều lệ biện pháp bảo đảm (có hiệu lực từ ngày 1/6/2004), Điều lệ quản lý thuốc thú y (có hiệu lực từ ngày 1/11/2004), Luật Chứng khoán (có hiệu lực từ ngày 1/1/2006), Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (thông qua tháng 3/2007).

Đến nay, Trung Quốc vẫn tiếp tục hoàn thiện và sửa đổi những văn bản pháp luật để thích ứng sau khi Trung Quốc gia nhập WTO và dựa trên hai nguyên tắc chủ yếu sau:

Một là, trên cơ sở nguyên tắc cơ bản của WTO: không phân biệt đối xử, tự do th−ơng mại và cạnh tranh công bằng. Ngoài ra còn có các nguyên tắc khác nh− cho phép thâm nhập thị tr−ờng, −u đãi lẫn nhau, đãi ngộ −u đãi đối với các thành viên đang phát triển và chậm phát triển…

Hai là, sửa đổi pháp luật, pháp quy của các bộ, ngành theo 4 nguyên tắc: “Thống nhất pháp chế, minh bạch hoá, thẩm tra t− pháp và không phân biệt đối xử”.

Nguyên tắc “Thống nhất pháp chế”: Các văn bản pháp luật, pháp quy từ Trung

−ơng đến địa ph−ơng đều phải thống nhất với nhau, không vi phạm cam kết với WTO và quy phạm pháp luật đối ngoại của Trung Quốc, các văn bản pháp quy của địa ph−ơng không đ−ợc trái với quy phạm pháp luật của Trung −ơng, không cho phép mâu thuẫn lẫn nhau giữa các văn bản pháp luật thuộc các tầng nấc khác nhau, không cho phép thực hiện một cách không công bằng, không hợp lý, không thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật …

Nguyên tắc “minh bạch hoá”: những văn bản quy phạm pháp luật đã công bố mới chấp hành, định kỳ công bố trên các báo, tạp chí đối ngoạị Ngoài ra, tr−ớc khi thực hiện, có thời gian và cơ hội để tham vấn ý kiến, đồng thời thành lập cơ cấu t−

vấn để trả lời các vấn đề.

Nguyên tắc “thẩm tra t− pháp”: Tất cả các hành vi hành chính đều có thể đ−a ra thẩm tra pháp lý.

Nguyên tắc “không phân biệt đối xử”: Mọi chính sách đ−ợc chế định đều phải phù hợp với yêu cầu đãi ngộ quốc gia và đãi ngộ tối huệ quốc.

Trong việc sửa đổi hệ thống pháp luật về th−ơng mại, sửa đổi Luật Ngoại

th−ơng đ−ợc coi là rất quan trọng và cần thiết. Có 4 lý do phải sửa đổi Luật Ngoại

th−ơng bao gồm:

- Đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO của Trung Quốc.

- Đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh chóng của ngoại th−ơng Trung Quốc. - Đáp ứng yêu cầu quán triệt thực hiện tinh thần Đại hội XVI và Hội nghị Trung −ơng 3 khoá XVI của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

- Đáp ứng nhu cầu xây dựng pháp chế hoá của Trung Quốc.

Những nội dung chính đ−ợc sửa đổi bao gồm:

Một là, Theo quy định tại điều 8 của Luật Ngoại th−ơng cũ, cá nhân bình th−ờng của Trung Quốc không đ−ợc tiến hành hoạt động kinh doanh ngoại th−ơng. Căn cứ vào cam kết của Trung Quốc khi gia nhập WTO, cần phải mở rộng phạm vi quyền kinh doanh ngoại th−ơng, đồng thời xét đến trong thực tế các cá nhân đã tiến hành rất nhiều hoạt động kinh doanh ngoại th−ơng trong hoạt động th−ơng mại, dịch vụ quốc tế và biên mậụ Luật ngoại th−ơng mới sửa đổi đã mở rộng phạm vi đối t−ợng kinh doanh ngoại th−ơng đến cá nhân đ−ợc tiến hành hoạt động kinh doanh ngoại th−ơng theo pháp luật.

Hai là, theo quy định tại khoản 1 điều 9 của Luật Ngoại th−ơng cũ, hoạt động XNK hàng hoá và công nghệ phải đ−ợc cơ quan chủ quản Quốc vụ viện cấp phép. Căn cứ vào cam kết tại điều 5.1 “Nghị định th− gia nhập WTO của Trung Quốc” và trong “Báo cáo nhóm công tác gia nhập WTO của Trung Quốc”, trong thời gian 3 năm sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc phải xoá bỏ việc cấp phép về quyền kinh

doanh ngoại th−ơng, mở rộng quyền kinh doanh ngoại th−ơng trong th−ơng mại hàng hoá và th−ơng mại kỹ thuật. Do đó, Luật Ngoại th−ơng mới sửa đổi đã huỷ bỏ việc cấp phép đối với quyền kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá và kỹ thuật, chỉ yêu cầu đối t−ợng kinh doanh ngoại th−ơng tiến hành đăng ký l−u hồ sơ.

Ba là, căn cứ vào quy định tại điều 17 của Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT 1994) và điều 8 Hiệp định chung về th−ơng mại dịch vụ, cho phép các bên ký kết đ−ợc xây dựng hoặc duy trì th−ơng mại quốc doanh trong th−ơng mại quốc tế, tức là đối với một số lĩnh vực th−ơng mại hàng hoá, cho phép một số doanh nghiệp xuất nhập khẩu đ−ợc kinh doanh xuất nhập khẩu (doanh nghiệp cụ thể có thể là doanh nghiệp nhà n−ớc hoặc t− nhân). Luật ngoại th−ơng mới sửa đổi đã bổ sung thêm nội dung nhà n−ớc có thể thực hiện quản lý th−ơng mại quốc doanh đối với việc xuất nhập khẩu một số mặt hàng.

Bốn là, căn cứ vào cam kết trong “Báo cáo nhóm công tác gia nhập WTO của Trung Quốc”, sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc sẽ điều chỉnh chế độ cấp phép tự động phù hợp với “Hiệp định về trình tự cấp phép nhập khẩu” của WTỌ Do đó, Luật Ngoại th−ơng sửa đổi đã bổ sung thêm nội dung Nhà n−ớc căn cứ vào nhu cầu giám sát tình hình xuất nhập khẩu, thực hiện quản lý cấp phép xuất nhập khẩu tự động đối với một số hàng hoá đ−ợc tự do xuất nhập khẩụ

Năm là, Luật Ngoại th−ơng mới sửa đổi đã bổ sung thêm ch−ơng “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến ngoại th−ơng”. Luật ngoại th−ơng mới sửa đổi đã bổ sung thêm nội dung liên quan là thông qua việc thực hiện biện pháp th−ơng mại, ngăn ngừa xuất nhập khẩu những hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và việc tác giả lạm dụng tác quyền, đồng thời thúc đẩy việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa của Trung Quốc ở n−ớc ngoàị

Sáu là, Luật Ngoại th−ơng mới sửa đổi căn cứ vào tình hình mới và vấn đề mới phát sinh trong quản lý ngoại th−ơng, kết hợp nhu cầu thực tế trong quản lý ngoại th−ơng, đã bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện những quy định trách nhiệm pháp lý liên quan, thông qua nhiều biện pháp xửa lý hình sự, xử phạt hành chính và cấm hành nghề, tăng c−ờng mức độ xửa phạt đối với những hành vi vi phạm về ngoại th−ơng và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong ngoại th−ơng.

Một phần của tài liệu Những thay đổi cơ bản về thể chế thị trường Trugn Quốc sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới. Bài học cho Việt Nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)