Đối với cung ứng dịch vụ công

Một phần của tài liệu Những thay đổi cơ bản về thể chế thị trường Trugn Quốc sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới. Bài học cho Việt Nam (Trang 136)

- An sinh x∙ hộ

3.3.2. Đối với cung ứng dịch vụ công

Đổi mới quản lý dịch vụ công trên cơ sở nhận thức sâu sắc về nền hành chính phục vụ và đề cao trách nhiệm của Nhà n−ớc trong đảm bảo cung ứng dịch vụ công, thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của ng−ời dân và xã hộị

Đảm bảo công bằng xã hội, đáp ứng các nhu cầu cơ bản, tối thiểu cho tất cả mọi ng−ờị Đồng thời nâng cao chất l−ợng phục vụ nhu cầu đa dạng, phong phú của các tầng lớp nhân dân.

Phân biệt rõ tổ chức và hoạt động dịch vụ công với quản lý hành chính nhà n−ớc và quản lý sản xuất, kinh doanh. Xác lập cơ chế quản lý phù hợp với đặc điểm, tính chất của mỗi loại hình.

Phát triển các dịch vụ công và dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho cả th−ơng mại truyền thống và th−ơng mại hiện đại, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và giá trị gia tăng cho cả hai loại hình th−ơng mại nàỵ

Nhà n−ớc tiếp tục tăng c−ờng đầu t− cho các dịch vụ công nh−ng không bao cấp tràn lan. Tập trung −u tiên đầu t− ngân sách cho các dịch vụ công trọng điểm, phục vụ ng−ời nghèo, vùng sâu, vùng xạ

Đẩy mạnh xã hội hoá các dịch vụ công, thu hút mạnh mẽ các nguồn lực xã hội tham gia cung ứng dịch vụ công, đa dạng các chủ thể cung ứng dịch vụ công.

Đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức cung ứng dịch vụ công. Thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý và cung ứng dịch vụ công.

Xác định rõ trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền trong quản lý và tổ chức cung ứng dịch vụ công. Đẩy mạnh phân cấp cho chính quyền địa ph−ơng các cấp.

Đảm bảo nguyên tắc không vì mục tiêu lợi nhuận trong hoạt động cung ứng dịch vụ công, tr−ớc hết đối với các cơ sở công lập.

Chú trọng nâng cao chất l−ợng nguồn nhân lực, đổi mới ph−ơng thức sử dụng nguồn nhân lực nhằm tận dụng có hiệu quả lợi thế về con ng−ời Việt Nam. Chú trọng việc bồi d−ỡng, đào tạo đội ngũ công chức làm nhiệm vụ quản lý Nhà n−ớc về th−ơng mại theo h−ớng chuyên nghiệp, nâng cao năng lực quản lý kinh doanh cho đội ngũ doanh nhân theo ph−ơng thức hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất n−ớc và hội nhập ngày càng sâu vào đời sống kinh tế, th−ơng mại thế giớị

Kết luận

Trong những năm qua, nền kinh tế Trung Quốc luôn đạt mức tăng tr−ởng kinh tế cao (trung bình trên d−ới 10%/năm). Năm 2007, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế có GDP đứng thứ ba trên thế giới sau Mỹ và Nhật Bản; về kim ngạch th−ơng mại hàng hóa của Trung Quốc cũng đứng thứ ba thế giới sau Mỹ và Đức, trong đó xuất khẩu hàng hóa đứng thứ 2 thế giới sau Đức, nhập khẩu đứng thứ 3 thế giới sau Mỹ và Đức. Đến năm 2009, v−ợt qua Đức, Trung quốc trở thành n−ớc có kim ngạch th−ơng mại hàng hóa đứng thứ 2 thế giới và đứng đầu thế giới về kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, th−ơng mại nội địa tăng tr−ởng v−ợt bậc và đạt doanh thu về ô tô cao nhất thế giới, trong hoàn cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầụ Th−ơng mại dịch vụ so với th−ơng mại hàng hóa tuy còn khoảng cách khá xa trong bảng xếp hạng, nh−ng từ khi Trung Quốc là thành viên của Tổ chức Th−ơng mại Thế giới th−ơng mại dịch vụ cũng đang trên đà tăng tr−ởng nhanh. Có thể nhận thấy sự tăng tr−ởng và phát triển rất nhanh của kinh tế Trung Quốc và đang trở thành trụ cột quan trọng của kinh tế toàn cầu kể từ sau khi gia nhập WTO, điều đó cũng đã đóng góp vào tăng tr−ởng chung của kinh tế thế giới và là lực l−ợng lôi kéo kinh tế toàn cầu phát triển.

Thành công của Trung Quốc đ−ợc ghi nhận bắt đầu từ khi n−ớc này chuyển sang nền kinh tế thị tr−ờng, đặc biệt từ sau khi gia nhập WTO, cùng với những cơ hội to lớn về th−ơng mại và đầu t−, Trung Quốc đã hiện thực hóa cơ hội, phát huy lợi thế của mình qua những b−ớc đi đúng đắn trong tiến trình cải cách thể chế kinh tế thị tr−ờng. Những bài học quý giá về sự thành công và thất bại trong tiến trình đó của nền kinh tế có nhiều điểm t−ơng đồng với Việt Nam rất đáng để chúng ta học tập, suy ngẫm, rút kinh nghiệm và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn hoàn cảnh cụ thể của đất n−ớc. Trong phạm vi và khuôn khổ nghiên cứu của đề tài: “Những thay đổi cơ bản về thể chế kinh tế thị tr−ờng Trung Quốc sau khi gia nhập Tổ chức Th−ơng mại Thế giới – Bài học cho Việt Nam”, nhóm nghiên cứu đã tập trung vào nghiên cứu về những thay đổi và điều chỉnh cơ bản về thể chế th−ơng mại và cung ứng dịch vụ công (dịch vụ hành chính công, dịch vụ sự nghiệp công và dịch vụ công ích), qua đó thấy đ−ợc những thành tựu cũng nh− những thách thức từ công cuộc thay đổi và điều chỉnh phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh mới – Trung Quốc là thành viên của Tổ chức Th−ơng mại Thế giớị

Thực tiễn quá trình điều chỉnh thể chế th−ơng mại và cung ứng dịch vụ công ở Trung Quốc đã tác động tích cực đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt đến sự phát triển kinh tế, th−ơng mại của nền kinh tế khổng lồ nàỵ Bên cạnh đó, những thách thức không nhỏ nh− nguy cơ tăng tr−ởng quá nóng, ô nhiễm môi tr−ờng, phát triển không đồng đều… cũng đang đặt ra những yêu cầu bức bách cần giải quyết không chỉ với giới chức lãnh đạo mà còn với cả cộng đồng. Những tác động tích cực và tiêu cực này đã v−ợt qua giới hạn của bản thân nền kinh tế Trung Quốc đến thế giới, các n−ớc xung quanh và trong khu vực, trong đó có cả Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu cả về cơ sở lý luận và thực tiễn về những thay đổi, điều chỉnh thể chế th−ơng mại và cung ứng dịch vụ công ở Trung Quốc, đề tài đã đề xuất

những kinh nghiệm mang tính gợi mở có thể vận dụng vào Việt Nam. Đó là những bài học rút ra từ quá trình thay đổi và điều chỉnh thể chế th−ơng mại và cung ứng dịch vụ công (bao gồm dịch vụ hành chính công, dịch vụ sự nghiệp công và dịch vụ công ích) của Trung Quốc sau khi gia nhập WTỌ Cùng với đó, đề tài cũng đã đề xuất các kiến nghị về điều chỉnh và thay đổi thể chế th−ơng mại và cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam trong điều kiện và hoàn cảnh mớị

Trong thời gian qua, có nhiều công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài n−ớc nghiên cứu về Trung Quốc trên nhiều bình diện và với những cách tiếp cận khác nhaụ Trung Quốc đã trở thành tâm điểm và chủ đề nghiên cứu rộng, phức tạp, đan xen của rất nhiều vấn đề và lĩnh vực. Đề tài mới chỉ tiếp cận và nghiên cứu một khía cạnh rất nhỏ của “hiện t−ợng Trung Quốc”, tuy vậy chủ đề nghiên cứu đ−ợc lựa chọn cũng rất rộng và khó khăn. Với những hạn chế về năng lực, điều kiện và thời gian nghiên cứu, ban chủ nhiệm đề tài nhận thấy còn có những vấn đề ch−a đ−ợc giải quyết thấu đáo và sắc xảo, vì vậy, rất mong nhận đ−ợc những góp ý, ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, nhà quản lý và hoạt động thực tiễn.

Ban chủ nhiệm đề tài xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các cơ quan phối hợp và quản lý đã tạo điều kiện, giúp đỡ để chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứụ

1

Một phần của tài liệu Những thay đổi cơ bản về thể chế thị trường Trugn Quốc sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới. Bài học cho Việt Nam (Trang 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)