Thể chế tài chính: Cũng giống nh− nhiều quốc gia khác, gia nhập WTO với yêu cầu mở cửa lĩnh vực dịch vụ tài chính nói chung, dịch vụ ngân hàng nó

Một phần của tài liệu Những thay đổi cơ bản về thể chế thị trường Trugn Quốc sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới. Bài học cho Việt Nam (Trang 35)

với yêu cầu mở cửa lĩnh vực dịch vụ tài chính nói chung, dịch vụ ngân hàng nói riêng là một trong những thách thức không nhỏ đối với nền kinh tế Trung Quốc với một hệ thống tài chính còn non trẻ. Gia nhập WTO, một câu hỏi đ−ợc đặt ra là liệu sự kiện này có đem lại động lực để thay đổi thể chế trong khu vực ngân hàng của n−ớc này hay không? Hiện nay, Trung Quốc là một trong những nền kinh tế tiền tệ hóa nhất trên thế giớị Cuối năm 2000, tín dụng ngân hàng bằng 117% GDP. Tuy nhiên, 4 ngân hàng th−ơng mại quốc doanh lớn của Trung Quốc chiếm tới trên 70% thị tr−ờng tiền gửi và tín dụng. Lãi suất do Chính phủ quy định và các ngân hàng ít gặp rủi ro về giá. Chiến l−ợc trung hạn của Trung Quốc là phát triển các thể chế tài chính lành mạnh không bị tổn th−ơng bởi làn sóng cạnh tranh n−ớc ngoài và phát triển thị tr−ờng liên ngân hàng tạo điều kiện cho tự do hóa lãi suất và quản lý rủi rọ

Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã có những cam kết quan trọng về cải cách lĩnh vực tài chính: (1) Các ngân hàng n−ớc ngoài đ−ợc phép thực hiện tất cả các hình thức giao dịch ngoại hối với khách hàng n−ớc ngoài ngay khi gia nhập; (2) Trong vòng 1 năm sau khi gia nhập WTO, các ngân hàng n−ớc ngoài đ−ợc phép thực hiện tất cả các hình thức giao dịch ngoại hối với khách hàng Trung Quốc tại các thành phố đ−ợc chỉ định. Danh sách những thành phố này đ−ợc Chính phủ Trung Quốc mở rộng thêm 4 thành phố mỗi năm; (3) Trong vòng 2 năm sau khi gia nhập WTO, các ngân hàng n−ớc ngoài đ−ợc phép cho doanh nghiệp vay bằng bản tệ; (4) 5 năm sau khi gia nhập WTO, các ngân hàng n−ớc ngoài đ−ợc phép quan hệ với khách hàng cá nhân Trung Quốc; (5) Ngân hàng n−ớc ngoài đ−ợc phép thành lập liên doanh ngay khi gia nhập; (6) Trong vòng 5 năm sau khi gia nhập WTO, phía n−ớc ngoài đ−ợc phép sở hữu toàn phần đối với các ngân hàng Trung Quốc. Vừa qua, ủy ban Quản lý Chứng khoán Trung Quốc đã ban hành các quy định quản lý mới, “bật đèn xanh” cho các sở giao dịch chứng khoán n−ớc ngoài mở văn phòng

đại diện tại Trung Quốc. Các quy định này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/07/2007. Theo đó, các ngân hàng n−ớc ngoài đ−ợc phép kinh doanh tiền tệ tại các địa ph−ơng của Trung Quốc. Đồng thời những hạn chế đối với việc tham gia của ng−ời n−ớc ngoài vào thị tr−ờng chứng khóan, bảo hiểm đã và đang có gỡ bỏ dần. Điều này cho phép tăng tính cạnh tranh, đổi mới kỹ thuật công nghệ và có thể nhiều nguồn vốn đầu t−.

Thực hiện đúng cam kết mở cửa hoàn toàn khu vực ngân hàng sau 5 năm kể từ khi gia nhập WTO, Trung Quốc cho phép các ngân hàng n−ớc ngoài thực hiện “không hạn chế” các giao dịch bán lẻ nhân dân tệ (NDT) từ ngày 11/12/2006. Nh−

vậy, Trung Quốc đã chấp nhận cạnh tranh toàn diện ở khu vực ngân hàng. Hiện đại hóa và quốc tế hóa hệ thống ngân hàng và rộng hơn là hệ thống tài chính có lẽ là ch−ơng cuối và khó khăn nhất trong quá trình chuyển đổi kinh tế của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc hiểu rõ ngành ngân hàng trong n−ớc rất cần mở cửa cạnh tranh với n−ớc ngoài để phát triển. Vai trò truyền thống của các ngân hàng làm “cỗ máy” cho vay của Chính phủ chỉ làm cao thêm “núi” nợ xấu và hạn chế phát triển lành mạnh kinh tế. Hơn 5 năm qua, TQ đã tiến hành những cải cách sâu rộng theo h−ớng thị tr−ờng hệ thống ngân hàng để chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh nàỵ

Chính phủ tập trung tr−ớc hết cải cách hệ thống ngân hàng nhà n−ớc nhằm tạo nên những trụ cột vững chắt cho hệ thống ngân hàng trong n−ớc. Phần lớn các ngân hàng nhà n−ớc đã đ−ợc th−ơng mại hóa, công ty hóa theo Luật công ty Trung Quốc, đ−ợc cơ cấu lại và cấp lại vốn. Tiến trình cải cách bốn ngân hàng nhà n−ớc này bắt đầu năm 1997, nh−ng thực sự đ−ợc đẩy mạnh từ sau khi gia nhập WTỌ Tiến trình này đ−ợc tiến hành lần l−ợt theo các b−ớc: Chính phủ “tiêm” vốn, lập công ty quản lý tài sản để xử lý nợ xấu; tìm đối tác đầu t− n−ớc ngoài chiến l−ợc để thu hút vốn và kỹ thuật quản lý tiên tiến, nâng cao năng lực kiểm soát rủi ro và cải thiện các dịch vụ; lập công ty cổ phần; tìm cơ hội niêm yết trên thị tr−ờng chứng khóan. Chính phủ Trung Quốc đã củng cố lại hệ thống ngân hàng trong n−ớc bằng cách giúp các ngân hàng này thanh toán các khoản nợ tồn đọng, và áp dụng các nguyên tắc cơ bản của các ngân hàng quốc tế. Hơn 400 tỷ USD đã đ−ợc Chính phủ chi ra để xóa nợ xấu cho bốn ngân hàng. Ngoài ra, để đáp ứng các yêu cầu của môi tr−ờng kinh doanh mới, một số ngân hàng trong n−ớc đã tiến hành liên doanh, liên kết với các ngân hàng n−ớc ngoài để có thêm vốn ngoại tệ và kinh nghiệm hoạt động, đồng thời, các ngân hàng n−ớc ngoài cũng có điều kiện kinh doanh tiền tệ dễ dàng hơn ở thị tr−ờng Trung Quốc.

Nhiều chuyên gia n−ớc ngoài đã đánh giá những cải cách hệ thống ngân hàng của Trung Quốc đi đúng h−ớng. Việc quản lý và điều tiết khu vực ngân hàng ngày càng chuyên nghiệp hơn và phù hợp hơn với tiêu chuẩn quốc tế. So với các ngân hàng n−ớc ngoài, các ngân hàng trong n−ớc có lợi thế là số l−ợng lớn khách hàng và mạng l−ới chi nhánh dày đặc. Phải mất nhiều năm các ngân hàng ngoại mới có thể xây dựng đ−ợc mạng l−ới quy mô t−ơng xứng các ngân hàng nộị Mặc dù vậy, không ỷ lại lợi thế hiện tại, hiểu rõ những hạn chế và “sức nóng” của cuộc cạnh tranh, Chính phủ Trung Quốc quyết tâm tiếp tục đẩy mạnh cải cách khu vực ngân

hàng. Hội nghị công tác tài chính toàn quốc lần thứ ba của chính phủ tháng 1/2007 đ−a ra gói chính sách lớn cải cách hệ thống tài chính, trong đó đối với khu vực ngân hàng nhấn mạnh hai biện pháp là: Ba ngân hàng chính sách gồm Ngân hàng phát triển Trung Quốc, Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc và Ngân hàng phát triển nông nghiệp Trung Quốc sẽ đ−ợc th−ơng mại hóa, đi đầu là Ngân hàng phát triển Trung Quốc. Ngân hàng nông nghiệp Trung Quốc sẽ đ−ợc cơ cấu lại thành ngân hàng cổ phần. Các ngân hàng Trung Quốc hiện nay đ−ợc tập trung cải cách ba mặt: cải thiện năng lực quản lý tài sản và kiểm soát rủi ro; giải quyết nợ xấu; cải cách kinh doanh.

Bên cạnh mở cửa lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, cùng với việc tự do hóa kinh tế và th−ơng mại, tự do hóa tài chính cũng là một yêu cầu bắt buộc của WTỌ Đây đ−ợc coi là ph−ơng tiện, là khâu đột phá và th−ờng đ−ợc tiến hành tr−ớc một b−ớc trong tiến trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Trung Quốc đã xây dựng lộ trình tự do hóa tài chính dựa trên cách tiếp cận của ADB. Trình tự mở cửa thị tr−ờng tài chính của Trung Quốc đ−ợc xây dựng trên cơ sở thừa nhận sự yếu kém của hệ thống tài chính ngân hàng, đánh giá mức độ rủi ro và thực hiện tự do hóa thận trọng, đầu tiên là khuyến khích đầu t− trực tiếp n−ớc ngoài, tiếp theo là đầu t− gián tiếp n−ớc ngoài vào thị tr−ờng chứng khoán, cuối cùng là tự do hóa các khoản vay nợ n−ớc ngoài, cụ thể là: Giải quyết nợ xấu để hạn chế rủi ro cho các ngân hàng; Xây dựng thể chế để có hệ thống luật pháp công khai minh bạch; Từng b−ớc tự do hoá tài chính nội địa; Từng b−ớc tự do hóa lãi suất; Tổ chức lại và củng cố các tổ chức tín dụng để tăng c−ờng năng lực cạnh tranh; Thực hiện cơ chế tỷ giá theo h−ớng linh hoạt hơn; Giải quyết khó khăn tài khóa để giảm bớt tình trạng thất nghiệp.

Kể từ khi gia nhập WTO, khu vực ngân hàng của Trung Quốc không dễ bị thôn tính bởi các đối thủ n−ớc ngoài bởi Chính phủ đã có những phản hồi đúng h−ớng và có những b−ớc đi thận trọng. Ngân hàng n−ớc ngoài đã trở thành động lực cho khu vực tài chính của Trung Quốc trong việc cải cách thể chế cơ cấu mà không đem lại những cuộc khủng hoảng trầm trọng.

- Về cải thiện môi tr−ờng đầu t−: Chính phủ Trung Quốc coi cải thiện môi tr−ờng đầu t− nhằm tăng thu hút đầu t− của các nhà đầu t− trong và ngoài n−ớc là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Chính phủ. Cùng với việc h−ớng dẫn n−ớc ngoài đầu t− phù hợp với chính sách phát triển ngành nghề một cách đồng bộ, Trung Quốc đã quy hoạch và xây dựng một môi tr−ờng khá hoàn thiện và −u đãi cho các nhà đầu t− trong và ngoài n−ớc. Sau khi gia nhập WTO, Chính phủ Trung Quốc tiếp tục sửa đổi môi tr−ờng pháp chế nhằm đáp ứng yêu cầu của chế độ quản lý mậu dịch đối ngoại WTO cũng nh− những điều kiện thực tế mới của môi tr−ờng đầu t− n−ớc nàỵ Nhìn chung, những chỉnh sửa về luật pháp đ−ợc thực hiện theo h−ớng minh bạch và nhiều −u đãi, một giá về c−ớc dịch vụ viễn thông, điện, n−ớc và các loại phí cho cả doanh nghiệp trong n−ớc và doanh nghiệp n−ớc ngoàị Thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng chung thuế suất cho cả doanh nghiệp trong n−ớc và doanh nghiệp có vốn đầu n−ớc ngoàị Doanh nghiệp có vốn đầu t− n−ớc ngoài đ−ợc

−u đãi thuế nhập khẩu nguyên liệu cho các ngành mũi nhọn của nền kinh tế, những dự án công nghiệp tạo động lực cho các ngành kinh tế khác, sản xuất sản phẩm mới có sức cạnh tranh toàn cầu, những ngành và lĩnh vực sử dụng nhiều lao động, tạo việc làm.

Cụ thể, năm 2001 và 2002, Trung Quốc đã tiến hành sửa đổi các điều luật liên quan đến bộ luật dành cho nhà đầu t− n−ớc ngoài trên phạm vi rộng. Đó là “Luật xí nghiệp kinh doanh chung vốn giữa Trung Quốc và n−ớc ngoài”, “Luật xí nghiệp kinh doanh hợp tác với n−ớc ngoài”, và “Luật xí nghiệp vốn n−ớc ngoài”. Các điều chỉnh đều theo h−ớng mở rộng, không chỉ đảm bảo đ−ợc những lợi ích căn bản của nhà đầu t− n−ớc ngoài, mà còn đảm bảo đ−ợc lợi ích của các ngành nghề trong n−ớc, đồng thời tạo ra một số quyền lợi cơ bản cho nhà đầu t− n−ớc ngoàị Năm 2005, thuế suất hải quan của Trung Quốc giảm xuống đạt mức trung bình của các n−ớc đang phát triển, thuế suất bình quân hàng công nghiệp giảm xuống khoảng trên d−ới 10%, ngoài những biện pháp phù hợp với quy tắc của WTO, sẽ thủ tiêu toàn bộ mà không tăng thêm bất kỳ biện pháp phi thuế quan mới nào khác, các doanh nghiệp có vốn n−ớc ngoài có một phần quyền xuất nhập khẩu thì sẽ đ−ợc h−ởng quyền mậu dịch hoàn toàn...

Nhà n−ớc sử dụng rất linh hoạt các công cụ quản lý và các biện pháp kinh tế để can thiệp vào thị tr−ờng nhằm tạo sự ổn định và tạo sự yên tâm cao cho các nhà đầu t−. Bởi vậy, Trung Quốc đã trở thành một trong những địa điểm hấp dẫn nhất về thu hút đầu t− n−ớc ngoàị Bên cạnh đó, Chính phủ Trung Quốc thực hiện chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong n−ớc đầu t− ra n−ớc ngoài nhằm giảm áp lực cho đồng nội tệ, vì dự trữ ngoại tệ của n−ớc này không ngừng tăng caọ Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc hiện tăng nhanh và hiện có l−ợng dự trữ ngoại tệ lớn nhất trên thế giớị Đến nay Trung Quốc đã phát triển đầu t− trên 6 nghìn xí nghiệp tại 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giớị

Một phần của tài liệu Những thay đổi cơ bản về thể chế thị trường Trugn Quốc sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới. Bài học cho Việt Nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)