nhà n−ớc đã và đang diễn ra là một trong những yếu tố cơ bản của định h−ớng thiết lập thể chế kinh tế theo h−ớng thị tr−ờng của Trung Quốc. Thực ra, Trung Quốc đã tiến hành cải cách doanh nghiệp nhà n−ớc ngay từ khi n−ớc này thực hiện công cuộc cải cách nền kinh tế theo h−ớng thị tr−ờng năm 1978, và đã thu đ−ợc những thành tựu đáng kể. Trung Quốc xác định rõ cải cách doanh nghiệp là then chốt trong cải cách thể chế kinh tế với yêu cầu cơ bản nh−: xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa nhà n−ớc và doanh nghiệp, phát huy tính tích cực của doanh nghiệp và của ng−ời lao động, tách quyền hạn giữa doanh nghiệp nhà n−ớc với chính quyền, phân biệt rõ quyền sở hữu với quyền kinh doanh, xác định doanh nghiệp nhà n−ớc là tổ chức kinh tế có quyền tự kinh doanh, tự chịu lỗ lãi, trên cơ sở đó xây dựng các hình thức chế độ trách nhiệm, đồng thời b−ớc đầu tiến hành thí điểm chế độ cổ phần hóa doanh nghiệp và xây dựng các tập đoàn doanh nghiệp.
Tuy vậy, theo đánh giá của các các chuyên gia Trung Quốc, công cuộc cải cách doanh nghiệp Trung Quốc mới thực sự khởi sắc trong một vài năm trở lại đây, nhất là khi Trung Quốc tham gia vào WTO, với những cam kết phải cải tổ lại hệ
thống doanh nghiệp nhà n−ớc. B−ớc ngoặt trong cải cách doanh nghiệp nhà n−ớc của Trung Quốc là việc thực hiện chủ tr−ơng mới thông qua những sáng tạo về chế độ công ty phù hợp với cơ chế thị tr−ờng, đồng thời cải cách theo h−ớng tách nhà n−ớc với doanh nghiệp, tách chức năng sở hữu với chức năng quản lý hành chính của nhà n−ớc. Đặc biệt, Trung Quốc rất chú trọng đ−a cơ chế cạnh tranh vào các ngành độc quyền bằng cách tạo cạnh tranh trong nội bộ ngành. Ví dụ, trong ngành giao thông thì tạo cạnh tranh giữa vận tải đ−ờng bộ, đ−ờng hàng không và đ−ờng sắt...Trong tiến trình cải cách doanh nghiệp, phân quyền là một chủ tr−ơng đ−ợc Trung Quốc thực hiện có hiệu quả giúp doanh nghiệp có động lực để tăng c−ờng năng lực cạnh tranh. Thực tế đã cho thấy, một khi các nhà quản lý doanh nghiệp nhà n−ớc đ−ợc trao quyền tự chủ trong việc ra quyết định và vận hành doanh nghiệp trên thị tr−ờng, thì hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh của doanh nghiệp đ−ợc cải thiện đáng kể. Trung Quốc cũng đang h−ớng tới ph−ơng thức quản trị doanh nghiệp theo chuẩn mực quốc tế, theo đó, nhiều doanh nghiệp đã đ−ợc sắp xếp lại để niêm yết tại ủy ban điều tiết chứng khoán Trung Quốc. Để xóa bỏ triệt để tình trạng các doanh nghiệp thua lỗ, vào đầu năm 2005, Quốc vụ viện Trung Quốc đã thông qua bản Kế hoạch chấm dứt hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp nhà n−ớc làm ăn không hiệu quả. Theo Kế hoạch này, các doanh nghiệp nhà n−ớc làm ăn thua lỗ sẽ phải tuyên bố phá sản nếu không tự tìm đ−ợc lối thoát. Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh việc biến các doanh nghiệp nhà n−ớc thành các công ty cổ phần nếu các doanh nghiệp này có khả năng niêm yết tại thị tr−ờng chứng khoán.
Điểm đáng chú ý trong quan điểm cải cách doanh nghiệp nhà n−ớc của Trung Quốc là khu vực nhà n−ớc sẽ chỉ đ−ợc tập trung ở những lĩnh vực có tính độc quyền tự nhiên (đ−ờng sắt, cung cấp điện,...) hay cung ứng các hàng hóa và dịch vụ công quan trọng. Cùng với công cuộc cải cách chính phủ, đã có những thay đổi cơ bản trong mối quan hệ giữa chính phủ và các doanh nghiệp nhà n−ớc theo h−ớng chính phủ không can thiệp ở cấp vi mô, không làm thay và thay mặt cho doanh nghiệp. Chính phủ sẽ tăng c−ờng sử dụng các công cụ luật phát để giám sát, định h−ớng hoạt động của các doanh nghiệp thay vì sử dụng mệnh lệnh hành chính nh−
tr−ớc đâỵ Thực tế trên cho thấy, cải cách doanh nghiệp nhà n−ớc của Trung Quốc là một quá trình thử nghiệm liên tục nhằm đem lại sức sống mới cho doanh nghiệp