Tình hình trong n−ớc

Một phần của tài liệu Những thay đổi cơ bản về thể chế thị trường Trugn Quốc sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới. Bài học cho Việt Nam (Trang 32)

9 Thể chế kinh tế thị tr−ờng định h−ớng XHCN ở Việt Nam Hà Huy Thành NXB Chính trị Quốc gia

1.2.2. Tình hình trong n−ớc

Hội nghị Trung −ơng 3 khoá XI của Đảng Cộng sản Trung Quốc (tháng 12/1978) đã mở đầu cho công cuộc cải cách, mở cửa, hiện đại hóa đất n−ớc. Trong 10 năm đầu, cải cách thể chế kinh tế đã bắt đầu từ nông nghiệp, sau đó phát triển tới công nghiệp và các ngành dịch vụ. Về mở cửa, Trung Quốc đã xây dựng 5 đặc khu kinh tế, 14 thành phố mở cửa ven biển. Trung Quốc đã quyết định xóa bỏ thể chế kinh tế kế hoạch tập trung chuyển sang thể chế kinh tế hàng hóa có kế hoạch XHCN. Nhờ cải cách quan hệ sản xuất, sức sản xuất của Trung Quốc trong những năm 80 có b−ớc phát triển v−ợt bậc so với tr−ớc đó. Thế nh−ng thể chế kinh tế hàng hóa có kế hoạch XHCN còn có chỗ ch−a rõ ràng về lý luận và khó thực hiện đầy đủ trong thực tiễn, nhất là giải quyết mối quan hệ giữa hàng hoá và kế hoạch. Mặt

khác, quá trình mở cửa đối ngoại, cũng dẫn tới hậu quả tiêu cực về văn minh tinh thần. Những khó khăn của Trung Quốc trong những năm cuối thập niên 80 đã làm bùng nổ sự kiện Thiên An Môn mùa hè 1989, cùng với đó là sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu, dẫn đến tình trạng trì trệ, mức sống quần chúng không đ−ợc cải thiện. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khó khăn ở Trung Quốc là do cải cách mở cửa quá chậm.

Báo cáo chính trị của Tổng Bí th− Giang Trạch Dân tại Đại hội XIV Đảng Cộng sản Trung Quốc (tháng 10 năm 1992) có tựa đề “Đẩy nhanh tiến trình cải cách mở cửa và hiện đại hóa, giành thắng lợi to lớn hơn nữa trong công cuộc xây dựng CNXH mang đặc sắc Trung Quốc” và đại hội XIV Đảng Cộng sản Trung Quốc đã xác định mục tiêu cải cách thể chế kinh tế là nhằm thiết lập nền kinh tế thị tr−ờng XHCN.

Lúc bấy giờ tình hình quốc tế đặt Trung Quốc tr−ớc thử thách nghiêm trọng. CNXH vừa sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âụ Các thế lực thù địch hy vọng do khó khăn kinh tế CNXH ở Trung Quốc cũng sẽ sụp đổ. Liên Xô tan rã, Mỹ trở thành siêu c−ờng duy nhất trên tr−ờng quốc tế, Trung Quốc có nguy cơ trở thành nơi tập trung mũi nhọn của các thế lực thù địch với CNXH. Mỹ đã thắng trong chiến tranh vùng vịnh (1990 – 1991) nhờ dựa vào vũ khí kỹ thuật caọ Nếu Trung Quốc không tăng tốc phát triển kinh tế và tập trung phát triển khoa học kỹ thuật cao thì sẽ rơi vào nguy cơ tụt hậụ Bên cạnh thử thách to lớn, các nhà lãnh đạo Trung Quốc lúc bấy giờ cũng phân tích những cơ hội Trung Quốc có thể và cần phải nắm bắt. Chiến tranh lạnh kết thúc, xu h−ớng hoà bình và phát triển tăng lên, mấy chục năm tới ít có khả năng xảy ra chiến tranh thế giới, Trung Quốc chủ tr−ơng tranh thủ thời gian ấy để phát triển. Liên Xô giải thể, Trung Quốc cảm thấy nhẹ nhõm ở biên giới phía Bắc, để có những điều chỉnh chiến l−ợc an ninh và phát triển kinh tế. Do đó, Đại hội XIV Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chủ tr−ơng tăng tốc phát triển kinh tế, đó là điều chỉnh chính sách kinh tế trong thập kỷ 90, tạo ra b−ớc phát triển nhanh của kinh tế Trung Quốc. Kế hoạch 5 năm lần thứ 8 (1991-1995) đã kết thúc thắng lợị GDP của Trung Quốc năm 1996 đã gấp 2 lần năm 1990, gấp 4 lần năm 1980. Nh−ng cải cách thể chế kinh tế Trung Quốc vẫn còn gặp khó khăn lớn trong khâu trọng tâm, đó là cải cách doanh nghiệp Nhà n−ớc (xí nghiệp quốc hữu). Trở ngại chủ yếu là vấn đề chế độ sở hữụ Năm 1995, khu vực kinh tế Nhà n−ớc chỉ còn chiếm tỷ lệ 40% GDP, và có xu h−ớng tiếp tục giảm trong những năm saụ Nhiều ng−ời cho rằng tình hình đó làm cho nền kinh tế Trung Quốc có nguy cơ “chệch h−ớng XHCN”, hay nói cách khác là nền KTTT Trung Quốc có nguy cơ mất tích chất XHCN. Trong vận hành kinh tế, khó khăn lớn nhất là quan hệ giữa chính quyền và doanh nghiệp ch−a đ−ợc rõ ràng, chức năng của chính quyền và doanh nghiệp ch−a đ−ợc tách bạch, chính quyền can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh, cải cách thể chế chính trị trì trệ, ảnh h−ởng đến cải cách thể chế kinh tế.

Trong bối cảnh đó, Đại hội XV Đảng Cộng sản Trung Quốc (tháng 9 năm 1997) đã có b−ớc “đột phá” lý luận về chế độ sở hữu, xác định lại vị trí của kinh tế công hữu và “phi công hữu”, xác định lại vai trò “chủ thể” của kinh tế công hữu, vai

trò chủ đạo của kinh tế quốc hữụ Cơ sở lý luận này đã ảnh h−ởng tới việc điều chỉnh chính sách kinh tế trong những năm qua và cả trong thời gian tớị Đồng thời với chủ tr−ơng cải cách thể chế kinh tế theo h−ớng trên, Đại hội XV Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng chủ tr−ơng đẩy mạnh cải cách thể chế chính trị nhằm thiết lập Nhà n−ớc pháp trị XHCN, đáp ứng đòi hỏi của nền kinh tế thị tr−ờng XHCN.

Cuối những năm 90 của thế kỷ tr−ớc, nhằm thuận h−ớng với xu thế toàn cầu hóa kinh tế, Trung Quốc đã tích cực, chủ động hòa nhập kinh tế toàn cầu, trong đó vấn đề quan trọng là gia nhập Tổ chức Th−ơng mại Thế giớị Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã sớm xác định “toàn cầu hóa kinh tế” sẽ đ−a lại những cơ hội và thách thức, nh−ng cơ hội nhiều hơn thách thức. Do đó, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tự tin và quyết tâm tranh thủ sớm đ−ợc gia nhập WTỌ Quá trình tiến tới WTO cũng là quá trình Trung Quốc tiến hành một cuộc điều chỉnh kinh tế toàn diện để có đủ điều kiện là thành viên của WTO và để phát huy thế có lợi, giảm bớt thế bất lợi sau khi gia nhập WTỌ Trung Quốc liên tục có những điều chỉnh theo lộ trình để thực hiện h−ơn 700 cam kết với WTỌ

Lợi thế quan trọng hàng đầu của Trung Quốc là thị tr−ờng với hơn 1,3 tỷ dân. Trong khi tranh thủ những thời cơ của toàn cầu hóa kinh tế, Trung Quốc luôn giữ vững ph−ơng châm “phát huy nội lực”, “kích thích nội nhu”, một tay v−ơn ra thế giới, tìm kiếm thị tr−ờng. Bên cạnh đó, sau khi gia nhập WTO nền kinh tế của Trung Quốc tăng tr−ởng quá nóng đặt ra nhiều thách thức và nguy cơ nh− ô nhiễm môi tr−ờng, cạn kiệt tài nguyên, mất cân bằng trong cán cán th−ơng mại, chênh lệch giàu nghèọ.. Việc điều chỉnh chính sách kinh tế, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị tr−ờng ở Trung Quốc đ−ợc tiếp tục để tận dụng thời cơ, v−ợt qua thách thức để phát triển kinh tế bền vững và xã hội hài hòạ

Một phần của tài liệu Những thay đổi cơ bản về thể chế thị trường Trugn Quốc sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới. Bài học cho Việt Nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)