Điều chỉnh thể chế cung ứng dịch vụ công ích (hạ tầng cơ sở)

Một phần của tài liệu Những thay đổi cơ bản về thể chế thị trường Trugn Quốc sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới. Bài học cho Việt Nam (Trang 87)

- Chính sách tỷ giá

21 Nguồn: “Tình hình và chính sách bảo hiểm y tể của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO” của tác giả Từ Lâm Huệ Tr−ờng Đại học RITSUMEIKAN

2.2.3.1. Điều chỉnh thể chế cung ứng dịch vụ công ích (hạ tầng cơ sở)

Hạ tầng cơ sở đ−ợc chú trọng phát triển ngay từ khi hình thành “Chiến l−ợc phát triển kinh tế- xã hội Trung Quốc thời kỳ 1996-2050”. Một trong những trọng điểm và đối sách đ−ợc xác định trong giai đoạn 1 từ năm 1996 đến năm 2010 là tăng c−ờng hạ tầng cơ sở và các ngành cơ sở, đặt cơ sở vững chắc cho việc thực hiện toàn diện công nghiệp hoá. Nh− vậy, Trung Quốc rất chú trọng phát triển hạ tầng cơ sở để tạo nền tảng cho phát triển kinh tế – xã hội và th−ơng mạị

hạ tầng cơ sở của Trung Quốc đ−ợc phát triển toàn diện, nh−ng tập trung −u tiên hơn vào thuỷ lợi, năng l−ợng, giao thông, thông tin. Từ sau khi gia nhập WTO, phát triển hạ tầng cơ sở càng đ−ợc chú trọng hơn.

Bảng 2.7: Giao thông vận tải Trung Quốc giai đoạn 2000-2007

ĐV: 10.000 km

Chiều dài các loại đ−ờng Năm Đ−ờng sắt Tăng (%) Đ−ờng cao tốc Tăng (%) Đ−ờng thuỷ Tăng (%) Đ−ờng hàng ko Tăng (%) 2000 6,87 140,27 11,93 150,29 2001 7,01 2,04 169,80 21,05 12,15 1,84 155,36 3,37 2002 7,19 2,57 176,52 3,96 12,16 0,08 163,77 5,41 2003 7,3 1,53 180,98 2,53 12,40 1,97 174,95 6,83 2004 7,44 1,92 187,08 3,37 12,33 -0,56 204,94 17,14 2005 7,54 1,34 334,52 78,81 12,33 0,00 199,85 -2,48 2006 7,71 2,25 345,70 3,34 12,34 0,08 211,35 5,75 2007 7,80 1,17 358,37 3,67 12,35 0,08 234,30 10,86 giai đoạn 2001-2007 1,83 14,34 0,49 6,55

Nguồn: Niên giám thống kê Trung Quốc năm 2008

Tình hình phát triển hạ tầng cơ sở và các ngành cơ sở quyết định nền tảng và triển vọng phát triển lâu dài của nền kinh tế quốc dân, đó cũng là điều kiện cơ bản để nâng cấp và có kết cấu ngành nghề tối −u, để nâng cao chất l−ợng nền kinh tế quốc dân. Việc đầu t− vào các hạ tầng cơ sở nh− giao thông, thông tin cũng vẫn nằm trong −u tiên của chính sách đầu t− thời kỳ 2001-2010 trong Chiến l−ợc phát triển 55 năm của Trung Quốc. Đồng thời, Chính phủ cũng xác định muốn đảm bảo vững chắc cho sự nâng cao ổn định của đầu t− trong m−ời năm đầu thế kỷ 21, về cơ bản cần xây dựng ý thức coi ngành giao thông vận tải cũng là một loại ngành sản xuất, xây dựng và hoàn thiện cơ chế tích luỹ và đầu t− trong nội bộ ngành giao thông vận tải; ngoài ra phải chú trọng huy động và phát huy tính tích cực của các chủ thể đầu t−, mở rộng nguồn đầu t−, bảo đảm chắc chắn tính ổn định cho việc đầu t− vào ngành giao thông vận tải22.

Từ cải cách mở cửa đến nay, đặc biệt sau khi gia nhập WTO, Chính phủ ngày càng coi trọng đầu t− cho hạ tầng cơ sở nh− giao thông nhằm phục vụ và đáp ứng nhu cầu tăng tr−ởng cao của nền kinh tế nói chung và đối với hoạt động th−ơng mại nói riêng sau khi gia nhập WTỌ Đặc biệt, từ đầu năm 2005, Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp t− nhân trong n−ớc và n−ớc ngoài đầu t− vào một trong

22

những hạ tầng cơ sở quan trọng nhất của n−ớc này là ngành đ−ờng sắt để bù đắp cho sự thiếu hụt ngân sách. Đồng thời, sau khi gia nhập WTO, trong lĩnh vực hàng không, Chính phủ cũng cho phép thành lập các doanh nghiệp hàng không t− nhân. Hiện nay Trung Quốc có một số hãng hàng không t− nhân quy mô lớn nh− Okay Aiways, Ying an Aiways, United Eagle, Spring International Airlines, Huaxia Airlines...

Sau khi gia nhập WTO, chiều dài các loại đ−ờng ở Trung Quốc, bao gồm đ−ờng sắt, đ−ờng hàng không và đ−ờng cao tốc tăng đều từ năm 2000 đến nay, đặc biệt là chiều dài các đ−ờng cao tốc. Cụ thể:

Đối với đ−ờng sắt, chiều dài đ−ờng sắt đã tăng từ 68.700 km (năm 2000) lên 74.400 km (năm 2004) và lên 78.000 km năm 2007. Tốc độ tăng bình quân hàng năm của chiều dài đ−ờng sắt giai đoạn 2001-2007 đạt 1,83%/năm. Nh− vậy, chỉ sau 7 năm gia nhập WTO, chiều dài đ−ờng sắt của Trung Quốc đã tăng thêm gần 10.000 km nhằm tạo thuận tiện trong giao thông vận tải đ−ờng sắt nói chung và đối với hoạt động giao l−u hàng hoá, th−ơng mại giữa các vùng, miền nói riêng.

Đối với đ−ờng cao tốc, đây là loại hình giao thông vận tải đ−ợc Chính phủ −u tiên phát triển nhất nhằm đáp ứng với nhu cầu của tăng tr−ởng kinh tế sau khi gia nhập WTỌ Hàng loạt các chính sách −u tiên để phát triển đ−ờng cao tốc đ−ợc áp dụng triển khai kể từ sau khi gia nhập WTO và đạt đ−ợc những thành công sau đó 5 năm. Tốc độ tăng bình quân hàng năm của chiều dài các loại đ−ờng cao tốc giai đoạn 2001-2007 đạt 14,34%/năm. Trong đó, chiều dài đ−ờng cao tốc của cả n−ớc năm 2000 là 1.402.700 km, sau 5 năm gia nhập WTO (năm 2005), con số này là 3.345.200 km- tăng 138,5% so với năm 2000; và sau 7 năm gia nhập WTO (năm 2007), chiều dài các loại đ−ờng cao tốc của cả n−ớc đạt 3.583.700 km, tăng 2.181.000 km, t−ơng ứng tăng 155,5% so với năm 2000.

Đối với đ−ờng hàng không dân dụng cũng đ−ợc Chính phủ −u tiên phát triển bằng cách mở thêm nhiều đ−ờng bay mới nhằm tạo thuận lợi hơn cho nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hoá bằng đ−ờng hàng không. Chiều dài đ−ờng hàng không dân dụng liên tục tăng đều từ năm 2000 đến naỵ Năm 2000, chiều dài đ−ờng hàng không dân dụng là 1.502.900 km, đến năm 2007 đạt 2.343.000 km, tăng 55,9%, t−ơng ứng tăng 840.100 km so với năm 2000. Tốc độ tăng bình quân hàng năm của chiều dài đ−ờng hàng không giai đoạn 2001-2007 đạt 6,55%/năm.

Đối với vận tải đ−ờng thuỷ, sau khi gia nhập WTO, giao thông vận tải đ−ờng thủy hầu nh− không thay đổi nhiềụ Năm 2000, chiều dài đ−ờng thuỷ là 119.300 km, đến năm 2007 chỉ tăng thêm 4.200 km, đạt 123.500 km. Tốc độ tăng bình quân hàng năm của chiều dài đ−ờng thủy giai đoạn 2001-2007 chỉ đạt 0,49%/năm.

Nh− vậy, sau khi gia nhập WTO, giao thông đ−ờng bộ, trong đó chủ yếu là đ−ờng cao tốc đ−ợc Chính phủ −u tiên phát triển nhất. Tốc độ tăng tr−ởng bình quân của chiều dài đ−ờng cao tốc giai đoạn 2001-2007 đạt cao nhất (14,34%/năm); tiếp đến là vận tải hàng không với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 6,55%; vận tải đ−ờng sắt cũng đ−ợc cải thiện song tốc độ tăng tr−ởng thấp hơn (1,83%/năm).

Một phần của tài liệu Những thay đổi cơ bản về thể chế thị trường Trugn Quốc sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới. Bài học cho Việt Nam (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)