- Chính sách tỷ giá
17 Viện Nghiên cứu Trung Quốc
2.2.2.3. Những thách thức từ điều chỉnh thể chế cung ứng dịch vụ sự nghiệp công
công
* Giáo dục
Cải cách giáo dục ở Trung Quốc trong thời gian qua đã đạt đ−ợc nhiều thành công. Tuy nhiên, giáo dục Trung Quốc cũng hiện nay cũng đang đặt ra nhiều thách thức cần khắc phục:
- Học phí đại học khá caọ Điều này đã gây khó khăn đối với học sinh nghèo, học sinh nông thôn muốn theo học đại học. Tr−ớc khi ch−a gia nhập WTO, học phí mỗi năm sinh viên đại học phải đóng khoảng vài trăm NDT. Sau khi gia nhập WTO (2001), số tiền này tăng lên khoảng 7.000 NDT. Thậm chí, đối với một số ngành đ−ợc −a chuộng nh− y học, ngoại ngữ, tin học thì học phí vào khoảng 10.000 NDT. Số tiền này nhiều gấp 3,4 lần thu nhập ròng hàng năm của nông dân nông thôn. Nguyên nhân dẫn đến học phí của sinh viên tăng là do hầu hết các tr−ờng đại học đều xây dựng thêm nhiều khoa, nhiều chi nhánh và các ngôi tr−ờng mớị Để làm đ−ợc điều này thì cần đến nguồn tài chính đáng kể để đầu t− cho xây dựng. Và hiển nhiên, các tr−ờng sẽ tăng học phí để góp phần chi trả cho những khoản vay xây dựng tr−ờng.
- Về việc làm cho học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra tr−ờng. Với những cải cách về giáo dục trong thời gian qua, hàng năm ngành giáo dục đã đào tạo và cung cấp cho thị tr−ờng lao động Trung Quốc một số l−ợng sinh viên ra tr−ờng khá lớn, nên giải quyết vấn đề việc làm khá nan giảị Năm 2007, trong số 5,6 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học, có đến 1/3 không tìm đ−ợc việc làm. Đến năm 2008, với 6,1 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học, con số thất nghiệp tăng lên đáng kể. Mặc dù những năm gần đây Trung Quốc đã có những biện pháp nh− chủ động tổ chức các hội chợ việc làm, học sinh, sinh viên đ−ợc cung cấp nhiều thông tin tìm việc. Một số tr−ờng còn tận dụng trang Web để liên hệ với các đơn vị tuyển dụng ở những nơi xa xôi kém phát triển để cung cấp thêm thông tin. Các cơ quan có trách nhiệm còn kêu gọi sinh viên nên chủ động liên hệ và đến những nơi thiếu nhân tài nh− Tây Tạng, Hồ Nam... Bản thân sinh viên cũng hạ thấp yêu cầu đối với mức l−ơng tối thiểụ Nhiều học sinh, sinh viên sẵn sàng làm bất cứ công việc gì miễn là có thu nhập đủ sống và họ cho rằng tấm bằng cử nhân những năm tr−ớc đây có thể coi là chứng chỉ lập nghiệp thì nay nó chỉ có giá trị nh− một chứng chỉ vào đờị.
- Với những cải cách mở cửa trong hệ thống giáo dục của Trung Quốc trong thời gian qua, đặc biệt là trong hệ thống giáo dục đại học đã ảnh h−ởng không nhỏ
đến chất l−ợng giáo dục đại học ở Trung Quốc, làm cho chất l−ợng giáo dục đại học không cao, từ đó gián tiếp ảnh h−ởng đến cơ hội việc làm đối với các sinh viên tốt nghiệp ra tr−ờng. Khi h−ởng ứng lời kêu gọi đổi mới hệ thống giáo dục, các tr−ờng đại học ở Trung Quốc hầu hết đều xây dựng thêm nhiều khoa, nhiều chi nhánh và các ngôi tr−ờng mớị Tuy nhiên, chính điều này đã gây ra những áp lực tài chính cho các tr−ờng đại học. Các tr−ờng thi nhau tuyển thêm nhiều sinh viên, thu thêm học phí nhiều hơn để góp phần chi trả cho những khoản vay xây dựng tr−ờng. Sự mở rộng hệ thống quá nhanh, cộng thêm áp lực phải tri chả các khoản vay lớn khiến nhiều tr−ờng đại học trở thành “nhà máy sản xuất bằng cấp” chứ không phải là một tr−ờng đào tạo theo đúng nghĩạ Chẳng hạn, tr−ờng Đại học Y Khoa Nam Kinh tr−ớc đây là một tr−ờng có danh tiếng trong việc đào tạo những bác sỹ lành nghề. Những sinh viên tốt nghiệp tr−ờng này luôn tìm đ−ợc việc làm tại các bệnh viện có tiếng hoặc nghiên cứu tại các học viện lớn ở Trung Quốc. Tuy nhiên, truyền thống này đã kết thúc khi hiện nay tr−ờng mở rộng các chuyên ngành theo lời kêu gọi của Chính phủ. Sinh viên tốt nghiệp tr−ờng này hiện nay có thể nhận đ−ợc bằng kỹ s−
máy tính do tr−ờng đã mở thêm lĩnh vực đào tạo công nghệ máy tính, một lĩnh vực mà tr−ớc đây tr−ờng ch−a từng có tiếng tăm trong đào tạọ Chính vì vậy, chất l−ợng sinh viên đ−ợc đào tạo không cao, ch−a đáp ứng đ−ợc yêu cầu của thực tế nên phần nào hạn chế khả năng tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp.
- Tình trạng tái mù chữ, thất học của học sinh miền núi, học sinh dân tộc và và học sinh là con em của những ng−ời dân phải bỏ quê vào thành phố kiếm sống, thậm chí cả con em nông dân phải bỏ tr−ờng sớm để tìm việc ở các thành phố đang có chiều h−ớng gia tăng và khó kiểm soát. Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, bên cạnh những thành tựu to lớn về kinh tế, xã hội thì vấn đề chênh lệch phát triển giữa thành thị và nông thôn, phân hoá giầu nghèo trong xã hội Trung Quốc ngày càng nghiêm trọng. Chính vì vậy, số ng−ời từ nông thôn bỏ ra thành thị kiếm sống ngày càng gia tăng, kéo theo đó là con em họ, làn sóng di dân này đã đặt ra những thách thức lớn cho ngành giáo dục.
* Y tế
Những cải cách trong hệ thống y tế của Trung Quốc trong thời gian qua đã làm gia tăng sự phát triển chênh lệch giữa thành thị và nông thôn. Hệ thống y tế giữa các vùng hiện nay phát triển rất không đồng đềụ Chẳng hạn, rất nhiều vùng nông thôn không có cơ sở y tế chính quy, lại xa dân, ng−ời dân muốn khám chữa bệnh phải trèo đèo, lội suốị Sự phát triển không đồng đều về hệ thống y tế giữa các vùng hiện nay ở Trung Quốc xuất phát từ việc mất cân đối trong phân phối nguồn lực y tế giữa thành phố, thị trấn và nông thôn.
- Khác biệt về số cơ sở y tế giữa thành thị (bệnh viện, viện vệ sinh dịch tễ) và nông thôn (trung tâm y tế, trạm y tế xã). Tr−ớc khi gia nhập WTO, khoảng cách chênh lệch về số cơ sở y tế giữa thành thị và nông thôn ở Trung Quốc khá caọ Chẳng hạn, năm 1999, tổng số cơ sở y tế ở nông thôn là 49.700 cơ sở, ở thành thị là 261.300 cơ sở, gấp 5,26 lần số cơ sở y tế nông thôn. Đến năm 2000, các con số này t−ơng ứng lần l−ợt là 49.200 cơ sở và 275.500 cơ sở, gấp 5,6 lần số cơ sở y tế nông
thôn. Tuy nhiên, từ sau khi gia nhập WTO, khoảng cách chênh lệch về số cơ sở y tế giữa thành thị và nông thôn vẫn rõ rệt và có xu h−ớng ngày càng gia tăng. Cụ thể, năm 2002, tổng số cơ sở y tế ở nông thôn là 44.900 cơ sở, ở thành thị là 261.000 cơ sở, gấp lần số cơ sở y tế nông thôn. Năm 2004, các con số này t−ơng ứng lần l−ợt là 41.600 và 255900, gấp 6,15 lần số cơ sở y tế nông thôn. Đến năm 2005, tỷ lệ chênh lệch giữa số cơ sở y tế ở thành thị và nông thôn là 6,31 lần.
- Khác biệt về số gi−ờng bệnh. Hiện nay số gi−ờng bệnh giữa thành phố, thị trấn và nông thôn ở Trung Quốc đang có khoảng cách chênh lệch khá lớn. Số gi−ờng bệnh ở nông thôn chỉ gần bằng 1/3 số gi−ờng bệnh ở thành phố, thị trấn. Đặc biệt từ sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, khoảng cách chênh lệch này ngày càng rõ nét. Cụ thể, năm 2000, mức chênh lệch về số gi−ờng bệnh giữa thành thị và nông thôn là 3,33 lần (2443000/734000 cái). Sau khi gia nhập WTO, từ năm 2002 đến năm 2005, mức chênh lệch này có xu h−ớng ngày càng gia tăng, đạt lần l−ợt là 3,67; 3,70; 3,88 và 3,97.
- Khác biệt về số l−ợng nhân viên y tế. Thực tế hiện nay cho thấy gần 80% l−ợng nhân viên kỹ thuật y tế tập trung ở thành thị, chỉ có khoảng hơn 20% nhân viên y tế tập trung ở vùng nông thôn. Tình trạng này không thay đổi sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, thậm chí có xu h−ớng gia tăng20.
- Với những cải cách y tế trong thời gian qua đã gây ra gánh nặng chi phí y tế quá nặng đối với nông dân Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc có khoảng 100 triệu ng−ời nghèo, trong đó có 76 triệu ng−ời ở nông thôn. Trong đó, 49,3% số hộ nghèo ở miền Đông, 20,7% số hộ nghèo ở miền Trung và 21,2% số hộ nghèo ở miền Tây là do bệnh tật dẫn đến nghèọ Nói chung đối với các gia đình Trung Quốc, chi tiêu về y tế là khoản chi tiêu đứng thứ ba sau chi tiêu về thực phẩm và giáo dục. C− dân thành thị mỗi lần đ−ợc bác sỹ khám bệnh phải chi số tiền trung bình là 219 NDT, số tiền trung bình khi nằm viện là 7.606 NDT. Đối với nông dân Trung Quốc, chi phí mỗi lần khám bệnh là 91 NDT, nằm viện là 2.649 NDT. Trong khi đó, thu nhập ròng bình quân đầu ng−ời của c− dân nông thôn chỉ khoảng 3.000 NDT. Nh− vậy, trong một năm, nông dân Trung Quốc chỉ cần nằm viện một lần sẽ tiêu tốn hết gần nh− toàn bộ thu nhập. Khoản chi phí cho y tế một ng−ời/năm của nông dân Trung Quốc tr−ớc khi Trung Quốc ch−a gia nhập WTO là 70 NDT (1999). Sau khi gia nhập WTO, số tiền này đã tăng lên là 168,1 NDT (2005)- tăng gần 2,5 lần21.
* An sinh x∙ hội
Cải cách anh sinh xã hội mặc dù đã mang lại nhiều tác động tích cực cũng nh− nhiều lợi ích cho ng−ời dân Trung Quốc trong thời gian quạ Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành những cải cách này, Chính phủ Trung Quốc cũng phải đối mặt với những khó khăn nhất định.