Cải cách thể chế chính trị

Một phần của tài liệu Những thay đổi cơ bản về thể chế thị trường Trugn Quốc sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới. Bài học cho Việt Nam (Trang 27)

9 Thể chế kinh tế thị tr−ờng định h−ớng XHCN ở Việt Nam Hà Huy Thành NXB Chính trị Quốc gia

1.1.3.2. Cải cách thể chế chính trị

Ph−ơng h−ớng và mục tiêu cải cách thể chế chính trị ở Trung Quốc không ngừng đ−ợc hoàn thiện. Từ sau Hội nghị TW 3 khóa XI (1978), Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đặt vấn đề xây dựng nền chính trị dân chủ XHCN. Đại hội Đảng XIII (1996) đã nêu rõ: “Tiến hành cải cách thể chế chính trị là phải phát huy mặt tốt, khắc phục mặt xấu, xây dựng nền chính trị dân chủ XHCN mang màu sắc Trung Quốc” với mục tiêu lâu dài là “xây dựng thể chế chính trị XHCN dân chủ cao độ, pháp chế hoàn bị, có hiệu quả cao, tràn đầy sức sống”. Đại hội Đảng XIV (1992) tiếp tục chỉ rõ: “Cải cách thể chế chính trị của Trung Quốc, mục tiêu là xây dựng nền dân chủ XHCN mang màu sắc Trung Quốc, quyết không phải là thực hiện chế độ đa đảng và chế độ nghị viện của ph−ơng Tây”. Đại hội Đảng XV (1997) đã phân tích và định ra quy hoạch rõ ràng về cải cách thể chế chính trị: “tiếp tục thúc đẩy cải cách thể chế chính trị, mở rộng hơn nữa dân chủ XHCN, kiện toàn pháp chế XHCN, dựa vào luật mà trị n−ớc, xây dựng nhà n−ớc pháp quyền XHCN”10. Các nghị quyết cũng nêu rõ cải cách thể chế chính trị là một nội dung hết sức quan trọng của công cuộc xây dựng CNXH mang màu sắc Trung Quốc, đồng thời đặt vấn đề xây dựng nền chính trị dân chủ XHCN t−ơng ứng với mục tiêu cải cách thể chế kinh tế và xây dựng thể chế kinh tế thị tr−ờng XHCN.

Bám sát ph−ơng h−ớng và nhằm vào các mục tiêu lớn nêu trên, Trung Quốc đã tiến hành cải cách một số nội dung quan trọng nh−:

* Cải cách thể chế Đảng l∙nh đạo

Nội dung cải cách này đ−ợc Trung Quốc chú trọng ngay từ khi b−ớc vào cải cách. Về ph−ơng thức lãnh đạo, sự lãnh đạo của Đảng chủ yếu là lãnh đạo về chính trị, t− t−ởng và tổ chức.

Về quan hệ giữa Đảng với cơ quan Nhà n−ớc và các tổ chức khác, Trung Quốc b−ớc đầu đã làm hài hòa mối quan hệ giữa Đảng với các cơ quan lập pháp, hành pháp và t− pháp của Nhà n−ớc và các đoàn thể quần chúng, các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp cùng với các tổ chức xã hội khác. Đồng thời quy định rõ Đảng phải hoạt động trong phạm vi hiến pháp và pháp luật.

Về vấn đề dân chủ trong Đảng, Trung Quốc đã xây dựng chế độ lãnh đạo tập thể, chế độ giám sát và chế độ bầu cử.

Đặc biệt, trong những năm gần đây, đã nói lên một cơ sở lý luận quan trọng cho cải cách thể chế Đảng lãnh đạo của Trung Quốc là thuyết “Ba đại diện” của Tổng bí th− Giang Trạch Dân. Thuyết này là cơ sở lý luận của Đảng Cộng sản

Trung Quốc trong tình hình mới nhằm thống nhất t− t−ởng của Đảng, là kim chỉ nam cho công tác xây dựng và cải tiến tác phong của Đảng trong thời gian tớị Nội dung chính của thuyết “Ba đại diện” nh− sau:

- Đảng Cộng sản Trung Quốc phải luôn luôn đại diện cho yêu cầu phát triển của lực l−ợng sản xuất tiên tiến Trung Quốc.

- Đảng Cộng sản Trung Quốc phải luôn luôn đại diện cho ph−ơng h−ớng tiến lên của nền văn hóa tiên tiến Trung Quốc

- Đảng Cộng sản Trung Quốc phải luôn luôn đại diện cho lợi ích căn bản của đông đảo nhân dân Trung Quốc.

Trong thời gian qua, thuyết “Ba đại diện” đ−ợc coi là “cái gốc xây dựng Đảng, cơ sở của chấp chính, cội nguồn của sức mạnh” để Trung Quốc nắm bắt thời cơ, tiếp nhận thách thức và hoàn thành ba nhiệm vụ lịch sử là xây dựng hiện đại hóa, thống nhất tổ quốc và bảo vệ hòa bình thế giới, thúc đẩy cùng nhau phát triển.

* Hoàn thiện chế độ Đại hội đại biểu nhân dân

Đại hội đại biểu nhân dân đã không ngừng đ−ợc phát triển và hoàn thiện. Hiến pháp và pháp luật đã làm rõ địa vị và chức trách, quyền hạn của chế độ Đại hội đại biểu nhân dân trong đời sống chính trị Nhà n−ớc. Chế độ tổ chức và cơ cấu công tác của Đại hội đại biểu nhân dân cũng đ−ợc tăng c−ờng xây dựng, chẳng hạn nh− cải tiến và hoàn thiện chế độ bầu cử, mở rộng bầu cử trực tiếp đại biểu nhân dân đến cấp huyện, xác định rõ trình tự thẩm định pháp luật, định ra quy tắc làm việc của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc...Bên cạnh đó, vai trò của Đại hội đại biểu nhân dân và Ban th−ờng vụ của Đại hội trong đời sống chính trị Trung Quốc đã không ngừng đ−ợc tăng c−ờng, nhất là trong công tác lập pháp và giám sát.

* Cải cách bộ máy Chính phủ

Đây là một nội dung hợp thành quan trọng của cải cách thể chế chính trị. Tính đến nay, Trung Quốc đã trải qua bốn lần cải cách bộ máy chính phủ, và mỗi lần cải cách đều diễn ra trong những thời điểm mấu chốt của công cuộc cải cách thể chế kinh tế và phát triển kinh tế. Năm 1998 Trung Quốc đã tập trung cải cách vào các nội dung chủ yếu sau, đây đ−ợc coi là b−ớc đột phá quan trọng trong quá trình cải cách thể chế chính trị ở Trung Quốc, cụ thể là:

- Chuyển biến chức năng của chính phủ, tách rời chính quyền với doanh nghiệp. Theo đó, chức năng của chính phủ chuyển sang việc điều tiết vĩ mô, quản lý xã hội và dịch vụ công cộng, quyền quản lý sản xuất - kinh doanh thực sự đ−ợc giao cho các doanh nghiệp.

- Thực hiện tinh giảm hành chính, theo đó tăng c−ờng các cơ quan điều tiết kinh tế vĩ mô, điều chỉnh và giảm bớt các cơ quan kinh tế chuyên môn, điều chỉnh thích đáng các cơ quan dịch vụ xã hội, tăng c−ờng các cơ quan chấp pháp, giám sát và quản lý, phát triển các tổ chức môi giới xã hộị

- Điều chỉnh chức trách và quyền hạn của các cơ quan chính phủ, xác định rõ sự phân công trách nhiệm giữa các ngành, các chức trách giống nhau hoặc gần

giống nhau giao cho một cơ quan đảm nhận, khắc phục tệ nạn nhiều ng−ời quản lý, nhiều cửa quản lý.

- Thi hành công việc chính quyền theo luật định, tăng c−ờng xây dựng pháp chế của hệ thống hành chính.

Đợt cải cách này đ−ợc đánh giá là có quy mô lớn nhất, khó khăn nhất kể từ khi Trung Quốc giành đ−ợc độc lập. Tuy nhiên, nó vẫn mang tính chất quá độ. Vì vậy, cải cách bộ máy chính phủ tiếp tục vẫn là một nội dung then chốt mà Trung Quốc sẽ thực hiện trong những năm tớị

* Cải cách Nhà n−ớc pháp quyền

Một yêu cầu cơ bản của cải cách thể chế chính trị ở Trung Quốc là phải chuyển từ “nhân trị” sang Nhà n−ớc pháp quyền. Ngay từ khi b−ớc vào cải cách, hệ thống pháp lý của Trung Quốc đã đ−ợc chú trọng. Đặc biệt, Đại hội XV Đảng Cộng sản Trung Quốc đã dành nhiều −u tiên cho việc xây dựng Nhà n−ớc pháp quyền. Báo cáo chính trị của Đại hội khẳng định: “Kiên trì có luật để dựa, có luật phải dựa, chấp hành phải nghiêm, vi phạm pháp luật phải truy cứu là đòi hỏi tất nhiên của sự phát triển thuận lợi của sự nghiệp của Đảng và Nhà n−ớc”11.

Đến nay, Trung Quốc đã ban hành nhiều bộ luật quy định pháp lý và quy định hành chính điều chỉnh rộng rãi các hoạt động chính trị, kinh tế và xã hội, trong đó phần lớn là điều chỉnh hoạt động kinh tế, th−ơng mại và đầu t− n−ớc ngoàị Các bộ luật này đã từng b−ớc thay thế các kế hoạch trong việc quản lý các mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể khác nhau cũng nh− điều chỉnh hành vi của ng−ời dân.

Một phần của tài liệu Những thay đổi cơ bản về thể chế thị trường Trugn Quốc sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới. Bài học cho Việt Nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)