Thách thức từ điều chỉnh thể chế cung ứng dịch vụ hành chính công

Một phần của tài liệu Những thay đổi cơ bản về thể chế thị trường Trugn Quốc sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới. Bài học cho Việt Nam (Trang 148)

- Phạm vi nghiên cứu:

5. Nội dung nghiên cứu

2.2.1.3. Thách thức từ điều chỉnh thể chế cung ứng dịch vụ hành chính công

Cải cách hành chính công của Trung Quốc mặc dù đạt đ−ợc những thành tựu đáng kể, tuy nhiên, bên cạnh đó cũng gặp phải một số thách thức. Đó là vấn đề thất nghiệp, tạo công ăn việc làm cho bộ phận công chức bị tinh giảm biên chế và vấn đề phân công trách nhiệm rành mạch. Bên cạnh đó, sự thay đổi và điều chỉnh trong thể chế đòi hỏi đội ngũ nhân sự phù hợp với điều kiện mới cả về trình độ chuyên môn, kỹ năng, đạo đức, thói quen làm việc...

2.2.2. Thể chế cung ứng dịch vụ sự nghiệp công

2.2.2.1. Điều chỉnh thể chế cung ứng dịch vụ sự nghiệp công

* Giáo dục: Trung Quốc đã thực hiện chính sách −u tiên phát triển giáo dục, thực hiện chiến l−ợc “khoa giáo h−ng quốc” và “c−ờng quốc nhân tài”.

11

Nhiều chủ tr−ơng lớn đã đ−ợc đ−a ra nhằm hiện đại hoá ph−ơng pháp giảng dạy, đặt ra cấp giáo dục phổ cập bắt buộc đối với độ tuổi m−ời lăm, tăng c−ờng đào tạo h−ớng nghiệp với mục tiêu cải thiện trình độ học vấn của toàn dân nói chung và chú trọng đào tạo lao động chuyên nghiệp, lao động có trình độ quản lý cho các cơ quan chính phủ, Đảng và khu vực t− nhân. Thực hiện đa dạng hóa các ph−ơng thức đào tạo và giảng dạỵ Tăng c−ờng đầu t− tài chính cho giáo dục có

−u tiên đối với các khu vực nông thôn lạc hậu, tầng lớp dân nghèọ

* Y tế: Trung Quốc đã có các chính sách thích hợp để cung cấp một cách có hiệu quả các dịch vụ thuộc lĩnh vực y tế công. Theo đó, Chính phủ đã −u tiên phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm và bệnh nghề nghiệp, tăng hỗ trợ cho ngành d−ợc, nhất là cho ngành Trung y truyền thống, nâng cao khả năng tiếp cận với dịch vụ y tế, đặc biệt quan tâm đến vấn đề an toàn lao động của ng−ời dân. Đối với công tác y tế nông thôn, Trung Quốc bắt đầu thực hiện chế độ y tế hợp tác kiểu mới vào năm 2003. Chú trọng đầu t− cho y tế ở nông thôn, không ngừng tăng c−ờng xây dựng hạ tầng y tế với bệnh viện h−ơng2, trấn3 là trọng điểm, kiện toàn dịch vụ y tế ba cấp và hệ thống cứu trợ y tế. Đồng thời, xây dựng hệ thống cung ứng, giám sát, quản lý thuốc ở nông thôn phù hợp với mức thu nhập của nông dân, quy phạm dịch vụ y tế ở nông thôn. Tăng kinh phí đào tạo nhân tài y tế nông thôn; khuyến khích các thành phần xã hội tham gia vào sự nghiệp y tế ở nông thôn, giảm chênh lệch phát triển về y tế giữa thành thị và nông thôn.

* An sinh xã hội: Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng nhiều biện pháp để hoàn thiện chế độ an sinh xã hội, nh− việc mở rộng diện bao phủ, nâng cao mức bảo hiểm xã hội, tăng c−ờng nguồn chi tiêu tài chính cho an sinh xã hội và cải thiện cơ chế quản lý an sinh xã hộị Mục tiêu là xây dựng hệ thống an sinh xã hội nhiều tầng bậc, đa nguyên hoá nguồn tài nguyên, độc lập với các đơn vị hành chính sự nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của đất n−ớc và toàn cầu hoá kinh tế. Trung Quốc đã tiến hành nhiều cải cách và điều chỉnh trong lĩnh vực an sinh xã hội nh−: Cải cách chế độ bảo hiểm d−ỡng lão; Cải cách chế độ bảo hiểm y tế xã hội; Cải cách chế độ bảo hiểm thất nghiệp; Cải cách chế độ bảo hiểm tai nạn lao động; Cải cách chế độ bảo hiểm đảm bảo mức sống tối thiểụ

Một phần của tài liệu Những thay đổi cơ bản về thể chế thị trường Trugn Quốc sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới. Bài học cho Việt Nam (Trang 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)