Với cơ quan, ban ngành khác

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ DH THƯƠNG MẠI Phát triển truyền thông thương hiệu Ngân hàng TMCP Đại Dương (Trang 118)

Với các trường đào tạo nguồn lực cho ngành tài chính ngân hàng: Một trong những yếu tố quan trọng và cơ bản nhất để một ngân hàng có thể tồn tại và phát triển đó là chất lượng nguồn nhân lực. Hiện nay, công tác đào tạo nhìn chung vẫn mang tính hình thức, chưa thực chất và chú trọng tới các kỹ năng nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công việc thực tế, đặc biệt là các chương trình đào tạo truyền thông theo chuyên ngành. Hầu hết các trường đào tạo dài hạn, ngắn hạn về truyền thông

marketing, thương hiệu đều tập trung nặng về lý thuyết và thiếu tính ứng dụng chuyên biệt cho từng ngành kinh doanh, trong đó tài chính – ngân hàng cũng là ngành nóng nhưng chưa có các chương trình đào tạo chuyên biệt.

Sự phát triển của ngành ngân hàng đòi hỏi nguồn nhân lực lớn về truyền thông marketing nói chung, theo đó cần thiết xây dựng các chương trình đào tạo nghiệp vụ truyền thông trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Điều này có thể được áp dụng trong phạm vi các ngân hàng bằng cách mời chuyên gia đào tạo các khóa ngắn hạn cho cán bộ, hoặc các trường đào tạo dạy nghề mở các khóa đào tạo, hoặc các trường đại học, cao đẳng đưa vào một phần trong chương trình đào tạo của mình cho các bạn sinh viên chuyên ngành Marketing.

Với các tổ chức, hiệp hội Ngân hàng, hiệp hội Marketing: Cần tăng cường các hoạt động hỗ trợ truyền thông, quảng bá thương hiệu cho các Ngân hàng như tổ chức các diễn đàn, hội thảo, các lễ vinh danh những ngân hàng tiêu biểu,…để chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi và cùng giải quyết những thách thức của thời đại. Góp phần phát triển thương hiệu ngân hàng nội địa.

Truyền thông thương hiệu là vấn đề đang được nhiều doanh nghiệp, đặc biệt các Ngân hàng tại Việt Nam quan tâm để khẳng định vị thế và phát triển thương hiệu. Với đề tài nghiên cứu “Phát triển truyền thông thương hiệu của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương” luận văn đã làm rõ được những vấn đề sau:

Hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về thương hiệu và truyền thông thương hiệu gồm: Khái niệm thương hiệu, vai trò, chức năng của thương hiệu; các thành tố cấu thành thương hiệu, giá trị thương hiệu và tiếp cận thương hiệu ngân hàng; Các nội dung về truyền thông thương hiệu được làm rõ về khái niệm, quá trình, các công cụ truyền thông thương hiệu, các chỉ số đo lường hiệu quả truyền thông thương hiệu và những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động truyền thông thương hiệu. Đây là cơ sở lý luận cho việc phân tích thực trạng truyền thông thương hiệu của Ngân hàng TMCP Đại Dương trong chương 2 cũng như là căn cứ cho những giải pháp đề xuất của tác giá trong chương 3 của luận văn.

Phân tích thực trạng các hoạt động truyền thông thương hiệu của Ngân hàng TMCP Đại Dương, từ định hướng chiến lược đến thực tiễn triển khai truyền thông. Đặc biệt luận văn đưa ra nhiều dẫn chứng cụ thể về những hoạt động truyền thông thương hiệu của OceanBank trong những năm qua, phản ánh chân thực việc ứng dụng các công cụ truyền thông cũng như đưa ra được những nhận định sát thực trên cơ sở những số liệu báo cáo, kết quả đo lường hiệu quả truyền thông thương hiệu từ nhiều nguồn tin cậy. Trong bối cảnh áp lực cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày mạnh mẽ, OceanBank là một trong những ngân hàng có sự đầu tư chuyên nghiệp cho thương hiệu từ việc thuê các chuyên gia nước ngoài tư vấn thiết kế toàn bộ hệ thống nhận diện thương hiệu, đến việc ưu tiên phát triển Khối Marketing & QHCC phụ trách chuyên biệt cho các hoạt động marketing nói chung và truyền thông thương hiệu nói riêng, đến việc chú trọng tới các mục tiêu truyền thông thương hiệu trong tất cả các kế hoạch truyền thông triển khai,…Tác giả cho thấy những nỗ lực của OceanBank trong tham vọng dành vị thế cho một thương hiệu Ngân hàng đa năng và hiệu quả. Tuy nhiên, đứng trên góc độ khách quan, căn cứ trên thực

trạng của OceanBank, luận văn đã chỉ ra những hạn chế còn tồn tại trong các hoạt động truyền thông thương hiệu của Ngân hàng, lý giải nguyên nhân dẫn tới những kết quả chưa đạt kỳ vọng mà Ngân hàng đặt ra. Đó là cơ sở cho những giải pháp mà tác giả đề xuất trong luận văn này.

Cuối cùng, luận văn đã đề xuất một số giải pháp phát triển truyền thông thương hiệu cho Ngân hàng TMCP Đại Dương, nhằm khắc phục những hạn chế và phát huy những lợi thế hiện của của Ngân hàng. Các giải pháp trọng tâm tập trung vào những điều chỉnh cụ thể đối với từng hoạt động: quảng cáo, quan hệ công chúng, khuyến mãi, nội bộ, và một số đề xuất vĩ mô khác, kỳ vọng góp phần tăng hiệu quả truyền thông thương hiệu OceanBank trong những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ DH THƯƠNG MẠI Phát triển truyền thông thương hiệu Ngân hàng TMCP Đại Dương (Trang 118)