3.5.1.Về cơ chế, chính sách và pháp luật
Trước các thách thức chung của nền kinh tế hội nhập, đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ giữa các chính sách kinh tế vĩ mô, nhất là giữa chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá để đảm bảo sự hoạt động ổn định cho ngành
Tài chính – Ngân hàng của Việt Nam. Đó là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển mạnh mẽ của các ngân hàng nói chung.
Tài chính ngân hàng là lĩnh vực đặc thù chịu sự ràng buộc của nhiều cơ chế, chính sách và pháp luật. Theo đó, việc phát triển thương hiệu hay tăng cường truyền thông thương hiệu cho ngân hàng cũng đòi hỏi việc tuân thủ tuyệt đối các quy phạm này. Nhà nước cần có những cơ chế nới lỏng hơn để ưu tiên cho hoạt động truyền thông thương hiệu ngành ngân hàng, góp phần bảo vệ thương hiệu quốc gia trước làn sóng gia nhập của các thương hiệu mạnh của nước ngoài đang ngày một lớn hơn. Ví dụ như gỡ mức trần quy định trong luật thuế thu nhập doanh nghiệp về mức chi cho tiếp thị, quảng cáo, khuyến mãi không vượt quá 15% tổng chi phí hoặc Bổ sung các chính sách ưu tiên dành cho các thương hiệu Ngân hàng đầu tư ra nước ngoài,…
Việt Nam trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ, các ngân hàng nói cung và OceanBank nói riêng đang nỗ lực hết mình để vươn lên. Với đề án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện để các Ngân hàng có được định hướng chiến lược cũng như triển khai phù hợp cho thương hiệu sau khi tái cấu trúc.
Bên cạnh việc kiểm soát tỷ giá, lãi suất cũng cần được quan tâm sát sao để các ngân hàng nói chung, Ngân hàng nhà nước cần có những quyết định ưu tiên nhằm hỗ trợ các Ngân hàng TMCP đang trên đà phát triển để thúc đẩy sự uy tín thương hiệu của các ngân hàng nội địa và làm động lực cho sự phát triển của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam.