Xác định thông điệp truyền thông, chú trọng chất lượng nội dung truyền thông, điều chỉnh tần suất trên các kênh và tập trung phát triển truyền thông số.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ DH THƯƠNG MẠI Phát triển truyền thông thương hiệu Ngân hàng TMCP Đại Dương (Trang 107)

thông, điều chỉnh tần suất trên các kênh và tập trung phát triển truyền thông số.

Để tăng hiệu quả truyền thông thương hiệu, các hoạt động quảng cáo của OceanBank cần nâng cao cả về chất lượng lẫn số lượng.

Về chất lượng: Chất lượng kênh và chất lượng về nội dung. OceanBank cần có sự đầu tư lớn hơn để đưa ra những chiến dịch quảng cáo với nội dung hấp dẫn, hình ảnh sáng tạo và ấn tượng. Khi thị trường quá nhiễu thông tin, và công chúng luôn sẵn sàng bỏ qua những nỗ lực quảng cáo, thì việc nắm bắt tâm lý và đưa ra các mẫu quảng cáo đánh đúng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng chính là điều OceanBank cần phải tập trung phát triển các nội dung và hình thức truyền thông trong thời gian tới. Thay vì sử dụng các kênh quảng cáo phổ biến cho hầu hết các kế hoạch truyền thông, thay vì các hình ảnh quen thuộc được sử dụng nhiều lần cho các sản phẩm, thay vì các nội dung, mô tuýp thường dùng để giới thiệu, quảng bá thương hiệu, chương trình, sự kiện hay sản phẩm… OceanBank cần đổi mới để nâng cao chất lượng cho các mẫu tin quảng cáo từ nội dung, hình ảnh, đến cách xuất hiện trước công chúng.

Một trong những nội dung quan trọng là Xác định thông điệp truyền thông thương hiệu cho giai đoạn mới ( từ 2015 – 2020 ). Nếu như trước đó, OceanBank mong muốn mang tới trải nghiệm ngân hàng mới lạ về dịch vụ và không gian, thì sang giai đoạn này, OceanBank cần đổi mới thông điệp để công chúng có cảm nhận

sâu sắc hơn về các giá trị từ thương hiệu. Đặc biệt, sau biến cố của Ngân hàng, kết quả tái cấu trúc của NHNN sẽ quyết định vị thế của OceanBank trên thị trường, điều này cũng dẫn tới đòi hỏi về một thông điệp mạnh mẽ để giữ vững niềm tin của khách hàng với thương hiệu OceanBank.

Về ngân sách, với định hướng tập trung khai thác các kênh truyền thông số, OceanBank cần tăng tỷ trọng ngân sách dành cho các kênh truyền thông số trong các chiến dịch truyền thông triển khai, chiếm từ 50 – 60% tổng ngân sách truyền thông thực tế. Tương ứng với từng chiến dịch, ngân sách dành cho truyền thông số được phân bổ theo tỷ lệ ưu tiên của từng kênh và điều tiết theo lộ trình triển khai sao cho phù hợp. Định hướng, trong thời gian tập trung cho các chiến dịch viral marketing, theo đó ngân sách chủ yếu dành cho các clip, sự kiện và forum seeding trên cộng đồng mạng xã hội.

Về tần suất, cần cố sự điều chỉnh về tần suất và số lượng kênh chuyển tải thông tin tới các nhóm khách hàng mục tiêu. Đối với Quảng cáo cần duy trì tối thiểu thời gian quảng cáo trong 1 tháng, với tần suất lặp lại theo ngày tùy theo từng kênh quảng cáo, đồng thời đòi hỏi sự phân bổ nguồn lực hợp lý và phối hợp nhịp nhàng giữa các kênh, để công chúng tiếp nhận thông điệp một cách từ từ và có hiệu quả. Quảng cáo trên truyền hình cần mở rộng sang kênh VTV mỗi quý 1 lần, Quảng cáo báo giấy cần tăng lượng bài PR dưới nhiều hình thức, Quảng cáo trực tuyến cần ưu tiên cho các hình thức quảng cáo hiển thị với mức ngân sách cao hơn,… Cụ thể là:

Với xu hướng truyền thông đang có sự dịch chuyển mạnh mẽ từ offline sang online, thì việc ưu tiên các kênh truyền thông số đã và đang đươc các doanh nghiệp Việt Nam chú trọng. Chi phí cho truyền thông số thấp hơn nhiều so với truyền thông truyền hình, báo giấy,…song mức độ phủ sóng cũng rất ấn tượng, khả năng lan truyền thông tin nhanh chóng, không giới hạn không gian địa lý.

Theo đó, đề xuất đưa ra cho OceanBank trong giai đoạn tới là tập trung ưu tiên quảng cáo trên kênh số, cần đẩy mạnh hơn nữa các chiến dịch quảng cáo từ việc xây dựng ý tưởng, nội dung triển khai đến việc phối hợp các loại hình quảng cáo để tối đa hóa hiệu quả truyền thông. Ưu tiên nâng tỷ trọng ngân sách từ 30 –

40% cho các hình thức quảng cáo trực tuyến như facebook ads, google adwords, forum seeding,…các kế hoạch cần được đầu tư nhiều hơn về chất lượng nội dung và hình thức triển khai.

Thành công của các chiến dịch truyền thông số phụ thuộc lớn vào tính hấp dẫn, mới lạ về nội dung và phù hợp với xu thế. Bởi vậy, đầu tư quảng cáo trên kênh số đồng nghĩa với việc đầu tư về mặt nội dung chuyên nghiệp và đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng cả về thông điệp lẫn hình ảnh. Bên cạnh phát triển đội ngũ sáng tạo của chính ngân hàng, OceanBank hoàn toàn cần thiết sử dụng kênh chuyên gia thuê ngoài, các agency (đại lý truyền thông) có nhiều kinh nghiệm và am hiểu thị hiếu của công chúng để tạo ra các đột phá về ý tưởng nhằm truyền thông hiệu quả hơn.

Lợi thế của truyền thông số là luôn có các KPIs để đo lường hiệu quả, tuy nhiên số liệu ảo luôn là vấn đề cần được kiểm soát chặt chẽ để việc đánh giá hiệu quả truyền thông được đảm bảo minh bạch. Điều này cần được xem xét khi thực hiện các hợp đồng truyền thông với các đối tác triển khai.

Một đề xuất khác cho hoạt động truyền thông quảng cáo chính là việc đầu tư sản xuất TVC quảng cáo để phát sóng truyền hình cũng như trên các mạng xã hội. Tốc độ lan truyền video ngày càng nhanh và mạnh. Việc sử dụng hình ảnh tĩnh, ngôn ngữ thông thường đang dần bị lấn át bởi các video, TVC, TVAds sinh động và hấp dẫn. ACB đã là thương hiệu tiên phong trong chiến dịch quảng cáo này, công chúng đang chờ đón những thương hiệu ngân hàng khác nói lên tiếng nói của mình. Và đây chính là cơ hội để OceanBank ghi điểm trong lòng công chúng.

So với các khoản đầu tư truyền thông khác, thì chi phí sản xuất cho TVC quảng cáo từ 100 – 200 triệu/ lần là hoàn toàn khả thi để OceanBank triển khai. Vấn đề cốt yếu là nội dung và thông điệp cho thương hiệu. Điều này, hoặc OceanBank sử dụng đội ngũ tư vấn từ infoTV, hoặc thuê đối tác uy tín để đảm bảo tính chuyên nghiệp và hiệu quả cao hơn. Thông điệp truyền thông thương hiệu cần có sự điều chỉnh tùy theo tình thế của Ngân hàng sau khủng hoảng.

Bên cạnh việc duy trì những kênh truyền thông tin cậy đang sử dụng và tiết chế các kênh truyền thông kém hiệu quả, OceanBank cũng cần liên tục cập nhật xu

thế thay đổi của các loại hình quảng cáo các thiết bị công nghệ hiện đại (Máy tính bảng, điện thoại, biển đèn LED,…) để tạo sức hấp dẫn với công chúng và duy trì hình ảnh thương hiệu.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ DH THƯƠNG MẠI Phát triển truyền thông thương hiệu Ngân hàng TMCP Đại Dương (Trang 107)