Về tổ chức bộ máy thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay (Trang 130)

15 12-1 43 Cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh

4.2.3.1. Về tổ chức bộ máy thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính

quy chế, quy trình tiếp nhận, xem xét, xử lý hồ sơ trách nhiệm thực hiện trong giải quyết TTHC.

- Các luật và các văn bản quy định cụ thể, hướng dẫn thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND (năm 2004).

- Kỹ năng soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật và đặc biệt là kỹ năng áp dụng pháp luật trong tham gia thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC.

4.2.3. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện tổ chức bộ máy và nhân sự trong thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính ở cơ quan nhà trong thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính ở cơ quan nhà nước cấp tỉnh

4.2.3.1. V t chc b máy thc hin pháp lut v gii quyết th tc hành chính hành chính

Trong quy định tại Quyết định số 93 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định số 63 của Chính phủ thì bộ máy trực tiếp tham gia thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC ở cơ quan nhà nước cấp tỉnh là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả được thành lập ở các sở và các cơ quan tương đương và Phòng Kiểm soát TTHC tại Sở Tư pháp.

Theo quy định tại Quyết định số 93, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn tổ chức, cá nhân chuẩn bịđúng hồ sơ theo

quy định, chuyển hồ cho cơ quan chuyên môn xem xét, xử lý, trình người có thẩm quyền ký sau đó trả kết quả cho tổ chức, cá nhân và thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

Theo Nghị định số 63 về kiểm soát TTHC và văn bản hướng dẫn, Phòng Kiểm soát TTHC thuộc Sở Tư pháp có trách nhiệm và quyền hạn xem xét, đánh giá, theo dõi nhằm bảo đảm tính khả thi của các quy định về TTHC do cơ quan nhà nước cấp tỉnh ban hành theo thẩm quyền, bảo đảm yêu cầu công khai, minh bạch trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC.

Thực tiễn cho thấy hiệu lực, hiệu quả thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC phụ thuộc phần quan trọng vào chất lượng thực hiện chức năng, nhiệm vụ của hai tổ chức trên. Mặc dù có nhiều cố gắng, đạt được nhiều kết quả quan trọng song do là những thiết chế mới, chỉđược hình thành trong bộ máy hành chính trong quá trình cải cách TTHC, thực tiễn và kinh nghiệm chưa nhiều nên hoạt động của hai thiết chế trên phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc nhưng lại chậm được giải quyết. Từ thực tếấy, việc tổ chức bộ máy hai tổ chức trên cần đặc biệt chú trọng các giải pháp sau:

- Đối với Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: Tiếp tục rà soát chức năng, nhiệm vụ, bổ sung quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng CBCC để bảo đảm không có sự chồng chéo công việc. Xây dựng và ổn định tổ chức, bộ máy của tổ chức này còn được thực hiện bằng việc bảo đảm cơ sở vật chất về nơi làm việc và phương tiện kỹ thuật, các điều kiện khác để CBCC có thể hoạt động tiếp nhận và trả kết quả thuận lợi, dễ dàng nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC cho tổ chức, công dân trên địa bàn tỉnh.

- Đối với Phòng Kiểm soát TTHC thuộc Sở Tư pháp: Như trên đã nêu, Phòng Kiểm soát TTHC là đơn vị mới trong cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp, với những chức năng, nhiệm vụ mới. Do vậy, vấn đề hoàn thiện bộ máy của tổ chức này trước hết là về nhân sự, cả số lượng và chất lượng nhân sự của Phòng. Theo Báo cáo của Bộ Tư pháp [5], đến ngày 31/5/2013, các Phòng Kiểm soát TTHC sau khi chuyển sang Sở Tư pháp ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ mới được bố trí 200 biên chế, còn thiếu 115 biên. Đây là hạn chế lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Phòng. Vì thế, giải pháp

quan trọng hiện nay là phải kiện toàn cả số lượng, chất lượng CBCC làm việc tại Phòng, theo đó việc bố trí tuyển chọn đội ngũ CBCC phải trên cơ sở xây dựng được bộ tiêu chuẩn tuyển dụng rõ ràng, sát với yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm soát TTHC, đồng thời phải có kế hoạch tuyển chọn cụ thể, thực hiện công khai, minh bạch để người dân, CBCC làm việc ở các cơ quan, tổ chức khác biết và tham gia tuyển dụng, nhằm tuyển chọn được những CBCC có tâm huyết, có năng lực, phẩm chất phù hợp tham gia công tác tại lĩnh vực này.

- Thành lập và đưa vào hoạt động Trung tâm hành chính cấp tỉnh. Trung tâm này cần được xác định là Trung tâm dịch vụ hành chính công, có nhiệm vụ cung cấp thông tin, đáp ứng các yêu cầu giải quyết TTHC của cá nhân, tổ chức, thực hiện việc công khai tất cả các dịch vụ, công khai phí, lệ phí, với đội ngũ CBCC chuyên trách không thuộc các sở, ngành thuộc tỉnh. Để phát huy vai trò của nó, Trung tâm hành chính công cần được phân cấp, ủy quyền hợp lý để giải quyết một số lượng công việc liên quan đến giải quyết TTHC mà trước đó thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở, ngành của tỉnh, trong đó có những việc mà việc giải quyết theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, quản lý nhà nước thuộc chức năng quản lý của CQHC nhà nước cấp tỉnh.

Hoạt động của Trung tâm hành chính công cấp tỉnh còn góp phần quan trọng vào việc hình thành đội ngũ CBCC chuyên sâu, chuyên trách để thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân.

4.2.3.2. Nâng cao phm cht, năng lc, trách nhim ca đội ngũ cán b, công chc và người đứng đầu trong vic thc hin pháp lut v gii quyết th tc

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay (Trang 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)