Thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh phải gắn với mục tiêu đảm bảo quyền con người, quyền và

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay (Trang 111 - 113)

15 12-1 43 Cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh

4.1.2.Thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh phải gắn với mục tiêu đảm bảo quyền con người, quyền và

nhà nước cấp tỉnh phải gắn với mục tiêu đảm bảo quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân luôn là tâm điểm của mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Việc bảo đảm ấy không chỉ tạo điều kiện cho từng cá nhân phát triển, hoàn thiện mà còn tạo động lực to lớn, phát huy được nhân tố con người trong xây dựng và phát triển đất nước, xã hội, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh.

Việc bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đặt ra nhiều vấn đề, trong đó có việc phát huy vai trò của pháp luật, mà trực tiếp là vai trò của pháp luật về giải quyết TTHC đối với các công việc liên quan đến quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân. Cơ sở phương pháp luận quan trọng của việc phát huy vai trò của pháp luật đó là phải nhận thức đầy đủ và xử lý đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa con người và pháp luật, pháp luật và con người, trong đó pháp luật phải là “pháp luật trong hành động”, pháp luật trong cuộc sống, pháp luật vì con người, do con người quyết định. Điều đó cũng có nghĩa con người vừa là chủ thể quyết định pháp luật, đồng thời là chủ thể sử dụng pháp luật, dùng pháp luật để phục vụ con người, bảo vệ các quyền và lợi ích của con người.

Với nhận thức trên, quan điểm thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC của cơ quan nhà nước cấp tỉnh phải gắn với mục tiêu bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, đòi hỏi việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật ấy, hoàn thiện cơ chế thực hiện và kiểm soát TTHC đều phải theo nguyên tắc dân chủ, có sự tham gia của toàn xã hội, của những cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải quyết thủ tục, phải lấy việc thực hiện quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức trong giải quyết TTHC là mục tiêu, vừa là sự bảo đảm cho quá trình hiện thực hóa các quy phạm quy định TTHC. Quan điểm đó cũng đòi hỏi phải đề cao công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, làm cho mọi CBCC, mọi cá nhân, tổ chức thấy được vai trò quan trọng của pháp luật về giải quyết TTHC, biết sử dụng pháp luật về giải quyết TTHC làm công cụ sắc bén bảo vệ quyền con người, quyền công dân, nhất là các quyền liên quan trực tiếp đến việc giải quyết TTHC, như quyền xây dựng nhà ở, quyền tự do cư trú, ở trong nước hay ra nước ngoài, quyền sử dụng đất, quyền tự do kinh doanh và nhiều quyền khác được Hiến pháp (năm 2013) - đạo luật cơ bản có hiệu lực cao nhất ghi nhận. Quan điểm đó cũng đòi hỏi mọi tổ chức, cá nhân phải gắn bó chặt chẽ giữa quyền lợi với trách nhiệm trong thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC; phải xem việc đóng góp ý kiến hoàn thiện cơ chế thực hiện pháp luật ấy, tạo điều kiện thuận lợi cho các CQHC, đội ngũ CBCC tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hoàn thành nhiệm vụ cũng là nghĩa vụ không thể thoái thác của mình.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay (Trang 111 - 113)