tục hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay
Từ những yêu cầu đối với việc thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC của cơ quan nhà nước cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu CCHC nhưđã phân tích ở trên có thể khái quát những điều kiện bảo đảm như sau:
2.3.2.1. Những điều kiện cơ bản bảo đảm thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính quyết thủ tục hành chính
Những điều kiện cơ bản bảo đảm thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC của cơ quan nhà nước cấp tỉnh là những điều kiện tiên quyết, không thể thiếu, có tác động ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình tổ chức thực hiện thủ tục. Đó cũng là những điều kiện mà việc tạo lập ra chúng là một quá trình, với sự tham gia đồng bộ, tích cực của toàn bộ hệ thống chính trị, sựđồng thuận xã hội, trí tuệ và trách nhiệm xã hội của công dân. Những điều kiện cơ bản ấy là:
Thứ nhất: Điều kiện về chính trị, mà trước hết là bảo đảm và phát huy được vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng trong thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC.
Thực tiễn lịch sử của cách mạng Việt Nam luôn khẳng định một chân lý: Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội là tất yếu khách
quan, là nhân tố quyết định mọi thắng lợi. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước không chỉ bảo đảm bản chất kiểu mới XHCN của Nhà nước mà còn phải bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý xã hội của Nhà nước, phát huy vai trò của Nhà nước trong quan hệ quốc tế. Thực tiễn gần 70 năm lãnh đạo Nhà nước, kể từ khi Đảng trở thành đảng cầm quyền sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đảng đã đúc rút được những kinh nghiệm quý báu, trong đó có việc xác định chính xác nội dung, phương thức lãnh đạo Nhà nước của Đảng, bảo đảm phân định rõ ràng, rành mạch giữa chức năng lãnh đạo của Đảng với chức năng quản lý của Nhà nước. Đảng, các tổ chức của Đảng không bao biện, làm thay những chức năng nhà nước, nhưng cũng không khoán trắng, buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng; vừa tăng cường sự lãnh đạo của Đảng phù hợp với tính chất, thẩm quyền, chức năng của từng loại cơ quan nhà nước, đồng thời tôn trọng, phát huy tính độc lập, sáng tạo trong quản lý của Nhà nước; lấy đổi mới, phát triển dân chủ trong Đảng là tiền đề, điều kiện để thúc đẩy dân chủ hóa tổ chức và hoạt động của Nhà nước. Trong điều kiện của nhà nước pháp quyền, sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước phải mang tính pháp quyền, phải trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, đề cao và tăng cường trách nhiệm của Đảng đối với các quyết định do mình ban hành. Trong lãnh đạo các cơ quan nhà nước thực hiện pháp luật, trong đó có pháp luật về giải quyết TTHC đòi hỏi trước hết là các cấp ủy đảng, các đảng viên phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, các cán bộ lãnh đạo của Đảng, cấp ủy đảng phải gương mẫu tuân thủ pháp luật, coi trọng và kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục chính trị với giáo dục pháp luật, làm cho đội ngũđảng viên của Đảng thực sự là những công dân có ý thức pháp luật cao, sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
Mặt khác, Đảng, cấp ủy đảng các cấp phải chú trọng tăng cường công tác kiểm tra đảng, kết hợp chặt chẽ giữa công tác kiểm tra đảng với hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật của các cơ quan, CBCC nhà nước, phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội của các tổ chức chính trị - xã hội, động viên các tầng lớp nhân dân trong giám sát việc thực hiện pháp luật, trong đó có giám sát thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC.
Thứ hai: Những điều kiện về kinh tế, mà trước hết là sự phát triển nhanh, bền vững, đúng định hướng XHCN nền kinh tế thị trường, bảo đảm tăng trưởng kinh tế
nhưng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, thực hiện tốt chính sách xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao.
Thứ ba: Xây dựng được khối đồng thuận xã hội, mà trước hết là xây dựng và nuôi dưỡng được niềm tin của mọi tầng lớp nhân dân vào chính quyền. Để bảo đảm điều kiện này đòi hỏi tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền phải công khai, minh bạch, công tâm, phát huy vai trò đại diện của cơ quan dân cử, ý thức phục vụ của đội ngũ CBCC, trách nhiệm trước nhân dân của người đứng đầu các cơ quan trong bộ máy chính quyền, bảo đảm mọi quyết định của Đảng, Nhà nước, trước hết là các quyết định liên quan đến đời sống và quyền lợi của nhân dân phải xuất phát từ lợi ích của nhân dân, vì lợi ích của nhân dân, được nhân dân đóng góp ý kiến theo nhiều hình thức dân chủ, trong đó chú trọng các hình thức phản biện xã hội, phúc quyết và trưng cầu ý dân.
Thứ tư: Xây dựng ý thức pháp luật, phát huy tính tích cực và trách nhiệm xã hội của công dân, làm cho mỗi người dân không chỉ có tình cảm, thái độ và nhận thức sâu sắc pháp luật, vai trò của pháp luật, có kỹ năng tự điều chỉnh hành vi phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật, mà còn có năng lực giám sát sự thực thi pháp luật của các cơ quan, công chức nhà nước, tham gia tích cực, đóng góp có chất lượng vào công tác xây dựng pháp luật, trong đó có pháp luật về giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền của cơ quan nhà nước cấp tỉnh theo phân cấp.
Thứ năm: Xử lý tốt mối quan hệ giữa xây dựng pháp luật với thực hiện pháp luật, giữa việc quy định TTHC với việc thực hiện TTHC.
Việc xử lý tốt mối quan hệ nêu trên phải trên cơ sở của phép biện chứng, không được coi nhẹ hoặc nhấn mạnh mặt nào, nghĩa là không chỉ nhấn mạnh, coi trọng việc thực thi pháp luật mà coi nhẹ việc xây dựng pháp luật, coi nhẹ chất lượng của pháp luật. Đây cũng là điều mà các nhà tư tưởng lớn của nhân loại, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đặc biệt quan tâm. Môngtexkiơ - Nhà sáng lập Học thuyết phân quyền đã từng chỉ rõ: “Có hai hiện tượng hư hỏng: một là nhân dân hoàn toàn không chấp hành pháp luật, hai là bản thân pháp luật làm hư hỏng nhân dân; tệ xấu nói sau không có cách gì chữa được, bởi vì nó nằm ngay trong thuốc”[11, tr.101].
giới, một mặt coi trọng vai trò của thực hiện pháp luật, đòi hỏi nhà nước “phải tuân theo từng ly, từng tí những luật lệ và mệnh lệnh của Chính quyền Xô Viết và đôn đốc mọi người tuân theo” [47, tr.169], song mặt khác, Người cũng khẳng định: “… Khi ban hành những đạo luật đáp ứng lòng mong đợi và hi vọng của quảng đại quần chúng nhân dân thì chính quyền mới cắm được những cái mốc trên con đường phát triển của những hình thức sinh hoạt mới” [47, tr.285].
Nhận thức rõ vai trò, giá trị và sức mạnh của pháp luật, Chủ tịch Hồ Chí Minh khi sinh thời đã khẳng định:“Vũ lực của cuộc cách mạng này là sự tiến bộ về chính trị, kinh tế, văn hóa, pháp luật” [53, tr.195]. Đồng thời Người đòi hỏi công tác xây dựng pháp luật của nhà nước: “Phải cố gắng làm cho luật pháp dân chủ ngày càng nhiều hơn, tốt hơn” [53, tr.187]. Trong công cuộc đổi mới, kế thừa tư tưởng Lênin, Hồ Chí Minh về mối quan hệ biện chứng giữa xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật, Đảng ta một mặt nhấn mạnh “quản lý đất nước bằng pháp luật, chứ không chỉ bằng đạo lý” [29, tr.120], mặt khác, đặc biệt coi trọng chất lượng của pháp luật, khẳng định: “Quản lý bằng pháp luật đòi hỏi phải quan tâm xây dựng pháp luật. Từng bước bổ sung và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật…” [27, tr.121].
Từ sự trình bày trên cho thấy trong việc xử lý mối quan hệ giữa việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định TTHC với việc thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC của cơ quan nhà nước cấp tỉnh, bảo đảm cho việc quy định TTHC đáp ứng được các yêu cầu có tính nguyên tắc nhưđã phân tích ở phần trên đặt ra nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề nâng cao được năng lực xây dựng thể chế của bộ máy chính quyền, và đặc biệt là vấn đề thực hiện dân chủ hóa một cách thực chất, hiệu quả trong quy định TTHC thuộc thẩm quyền được phân cấp của cơ quan nhà nước cấp tỉnh, tiếp thu mọi ý kiến đóng góp của doanh nghiệp, người dân vào việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống TTHC.
Thứ sáu: Bảo đảm tính khách quan, toàn diện trong thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC. Để bảo đảm điều kiện này đòi hỏi:
- Chú ý phòng, chống căn bệnh “phép vua thua lệ làng”, tuyệt đối hóa lợi ích cục bộ, địa phương trong quy định và thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC, thực hiện triệt để việc phân cấp thẩm quyền cho chính quyền cấp tỉnh và phát huy tính sáng tạo trong tổ chức thực hiện.
- Nâng cao chất lượng giải quyết TTHC đối với từng vụ việc cụ thể theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức, đồng thời phải chú ý nâng cao chất lượng toàn diện của các yếu tố, các mặt của cơ chế thực hiện, kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự, bảo đảm điều kiện vật chất liên quan đến việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết TTHC.