Một số tồn tại, hạn chế trong thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay (Trang 102 - 110)

15 12-1 43 Cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh

3.3.2. Một số tồn tại, hạn chế trong thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính

tục hành chính

Có thể thấy rõ một số tồn tại, hạn chế trong thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC giai đoạn từ năm 2001 đến nay ở cơ quan nhà nước cấp tỉnh, mà nổi bật là những tồn tại, hạn chế sau:

- Các quy phạm quy định TTHC trong một số lĩnh vực vẫn còn nhiều hạn chế, mà cụ thể là TTHC còn rườm rà, chồng chéo, chưa hợp lý, mặc dù đã được các cơ quan rà soát; một số TTHC mới được xây dựng vẫn có xu hướng bảo vệ và tạo thuận lợi cho quản lý nhà nước, hạn chếđộ thông thoáng, chưa thật sự xuất phát từ lợi ích thiết thực, chính đáng của người dân và doanh nghiệp, như vẫn quy định thêm các điều kiện, yêu cầu, quy trình tiếp nhận, xem xét, xử lý hồ sơ vẫn phức tạp, nhiều giai đoạn, một số giấy tờ, hồ sơ không cần thiết, thiếu hợp lý.

- Tình trạng CBCC thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC còn hạn chế về văn hóa giao tiếp, trình độ chuyên môn, tính chuyên nghiệp và kỹ năng áp dụng pháp luật; vẫn còn những biểu hiện trễ nải, cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, tiêu cực, tham nhũng diễn ra khá phổ biến ở nhiều CQHC; tình trạng người dân và doanh nghiệp vẫn phải đi lại nhiều lần trong giải quyết thủ tục vẫn chưa được khắc phục. Hạn chế của một bộ phận đội ngũ công chức thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC là nguyên nhân cơ bản dẫn đến hạn chế hiệu lực, hiệu quả thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC, làm cho mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp trong giải quyết TTHC của chính quyền cấp tỉnh chưa cao. Qua khảo sát của tỉnh Lai Châu tại 26 xã, phường, thị trấn của 7 huyện, thị xã vào tháng 12/2010 cho thấy “Đoàn Điều tra đã tổng hợp được khoảng 25% - 30% số người có yêu cầu giải quyết TTHC cho biết phải nộp thêm phụ phí ngoài tiền nộp theo các hóa đơn và theo mức phí quy định. Số tiền nộp thêm trung bình khoảng 200.000 đồng tới 10.000.000 đồng và chủ yếu ở lĩnh vực đất đai” [104]. Tại Báo cáo số 248/BC- UBND ngày 28/12/2012 của UBND tỉnh Ninh Thuận về kết quả khảo sát mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với việc thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC cho thấy: Trong tổng số 2.140 người dân được hỏi về hiện tượng nhũng nhiễu, tiêu cực trong CBCC thì có tới 240 người trả lời có và khó, chiếm tỷ lệ 19,6%; thống kê tỷ lệ hồ sơ giải quyết cho tổ chức và người dân bị trễ hẹn chiếm tỷ lệ 25,8%, trong đó: trễ hạn từ 01-06 ngày là 12%; trễ từ 01-03 tháng chiếm tỷ lệ 4,6%; trễ từ 03-06 tháng chiếm tỷ lệ 1,7%; trễ từ 06-12 tháng chiếm tỷ lệ 0,4%; trễ hẹn trên 12 tháng chiếm tỷ lệ 0,7% [109]. Theo Báo cáo kết quả khảo sát của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bắc Giang vềđánh giá kết quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, thì có

25,8% số người có yêu cầu giải quyết TTHC khẳng định phải đưa thêm tiền cho CBCC ngoài số tiền theo quy định của nhà nước [86].

- Vẫn còn những TTHC mặc dù đã qua rà soát nhưng không hợp lý, chưa phù hợp với thực tế; việc đặt ra những “giấy phép con” dưới nhiều hình thức do các cơ quan quản lý tự quy định vẫn diễn ra; tình trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có những quy định TTHC vi phạm quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND (năm 2004) về thẩm quyền, hình thức, trình tự thủ tục ban hành vẫn diễn ra. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật có quy định TTHC chưa được đánh giá tác động và tính toán chi phí tuân thủ TTHC nên có nhiều kẽ hở khi ban hành, gây khó khăn phức tạp cho người dân và tổ chức.

- Cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết TTHC do nhiều nguyên nhân đã dẫn đến chưa thực sự phát huy tác dụng. Một số nơi, trong triển khai cơ chế còn lúng túng, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan nhằm thực hiện cơ chế còn chậm, chưa đầy đủ, đồng bộ, cơ sở vật chất tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụđược giao. Bộ phận

“một cửa” trên thực tế chỉ là nơi tiếp nhận và trả kết quả, chưa trực tiếp giải quyết, mà vẫn phải chuyển đến các cơ quan chuyên môn thực hiện nên quy trình còn rườm rà, mất thời gian. Nhiều nơi chưa bố trí CBCC có năng lực, phẩm chất đảm nhận khâu tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn và giải quyết kịp thời những vướng mắc trong quá trình thực hiện. Cũng theo Báo cáo của Bộ Nội vụ [9] về kết quả khảo sát ý kiến của công chức, viên chức làm việc tại 12 tỉnh đã cho thông tin là: Gần 60% công chức, viên chức có ý kiến cho rằng còn tồn tại ở Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả những bất cập sau:

+ Đội ngũ công chức chưa chuyên nghiệp, chưa nắm vững các quy định nội dung, thủ tục công việc của các lĩnh vực tại Bộ phận tiếp nhận theo cơ chế “một cửa”. Việc bố trí công chức làm việc tại Bộ phận “một cửa” chưa được Trung ương hướng dẫn thống nhất nên cách thức bố trí công chức của tỉnh này khác tỉnh kia, từ đó ảnh hưởng không nhỏđến tính thống nhất trong thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC.

+ Cách thức tiếp cận, ứng xử với cá nhân, tổ chức có yêu cầu cần giải quyết TTHC có lúc, có nơi còn yếu kém.

+ Cơ chế một cửa liên thông giữa các ngành ở cấp tỉnh thực hiện chưa được nhiều, ở cấp huyện số lượng lĩnh vực liên thông không thống nhất, mạnh tỉnh nào tỉnh đó quyết.

+ Công tác thông tin tuyên truyền về CCHC nói chung về thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC nói riêng chưa được chú trọng, chưa được thường xuyên; việc tuyên truyền còn chung chung, chưa mạnh dạn nêu những mặt trái, tiêu cực cần đấu tranh loại bỏ nên chưa tạo sựđồng thuận và quyết tâm thực hiện cao trong xã hội cũng như của người đứng đầu trong các CQHC nhà nước ởđịa phương.

- Việc hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết TTHC còn hạn chế do kinh phí hạn hẹp; cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực mới chỉ tập trung ở một số ít các địa phương. Điều đó dẫn đến một số TTHC vẫn phải thực hiện thủ công, làm cho việc thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC còn chậm và hạn chế.

Những tồn tại, hạn chế nêu trên là do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan.

Thứ nhất, nguyên nhân khách quan

- Trong tiến trình đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế, nhất là từ sau khi nước ta ra nhập WTO đã có một loạt các luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế mới cho phù hợp. Điều đó đã tạo ra nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC. Nhiều TTHC cũ lạc hậu không phù hợp với yêu cầu của WTO đã bị hủy bỏ trong khi những TTHC mới chưa kịp xây dựng; việc thực hiện những thủ tục này lại gặp nhiều vướng mắc do cơ chế, chính sách không có sự thay đổi đồng bộ.

- Cải cách TTHC và thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC ở chính quyền cấp tỉnh hết sức phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên ngành, đối tượng phục vụ lớn. Mặt khác, theo thẩm quyền, chính quyền cấp tỉnh vừa phải thực hiện các TTHC do các Bộ, ngành Trung ương quy định, vừa phải phối hợp với các cơ quan ngành dọc của Trung ương đóng tại địa phương, vừa phải tự xây dựng các

TTHC theo thẩm quyền và chỉ đạo chính quyền cấp dưới thực hiện nghiêm túc. Hơn nữa, việc thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC còn gặp trở ngại không nhỏ bởi những thói quen quản lý theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp, biểu hiện ra là xu hướng bảo thủ, cố tình níu kéo, duy trì các quy định cũ không hợp lý ở một bộ phận CBCC diễn ra khá phổ biến.

- Các quy định của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương liên quan đến việc tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC còn thiếu đồng bộ, chưa thống nhất, tính ổn định chưa cao và còn có tính cục bộ ngành.

Thứ hai, nguyên nhân chủ quan

- Việc thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC đụng chạm đến lợi ích cục bộ của nhiều cơ quan và cả của CBCC, là một trở ngại không nhỏ trong quá trình thực hiện pháp luật này.

- Công tác tuyên truyền về cải cách TTHC nói chung và thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC nói riêng còn nhiều hạn chế, chưa làm chuyển biến căn bản nhận thức của CBCC, nhất là của những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giải quyết TTHC. Do vậy, một bộ phận không nhỏ CBCC, người dân và doanh nghiệp chưa hiểu đầy đủ về cải cách TTHC và thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC; chưa thấy rõ vai trò, ý nghĩa quan trọng và tác động tích cực của thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC trong phát triển KT-XH và hội nhập quốc tế.

- Quyết tâm chính trị trong chỉ đạo triển khai thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC của người đứng đầu các CQHC chưa quyết liệt; cơ chế phối hợp giữa CQHC cấp tỉnh chưa chặt chẽ; nhiều người đứng đầu các Sở, ngành cấp tỉnh còn quan liêu, thậm chí vô cảm trước bức xúc, yêu cầu của người dân và doanh nghiệp; có không ít trường hợp bao che cho công chức có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực… Việc chỉ đạo thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC chưa đồng bộ và thường xuyên, có nơi, có lúc chưa sâu sát, cụ thể, vẫn còn không ít cơ quan thực hiện chiếu lệ, hình thức.

- Vẫn còn tình trạng cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định những TTHC không cần thiết, không được đánh giá tác động, trong khi trong nhiều lĩnh vực những quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật… lại

chưa đầy đủ, từ đó chưa tạo ra cơ sở pháp lý để mọi cá nhân, tổ chức chấp hành. Mặt khác, mặc dù Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND (năm 2004) quy định trình tự, thủ tục ban hành văn bản QPPL, trong đó có văn bản quy phạm pháp luật quy định TTHC nhưng những quy định của Luật này chỉ là những quy định chung, chưa phù hợp với đặc thù của TTHC. Trong khi đó, cơ chế riêng trong thẩm tra, thẩm định các quy phạm pháp luật quy định TTHC trong các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật cũng như đảm bảo sự thống nhất của TTHC trong các dự thảo văn bản ấy với nhau lại chưa hình thành. Những quy định về việc quy định TTHC tại Nghị định về kiểm soát TTHC còn sơ sài và không đủ hiệu lực đểđiều chỉnh các quan hệ trong soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh có quy định TTHC.

- Chất lượng CBCC thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC còn nhiều bất cập, tỷ lệđạt chuẩn chưa cao, nhiều CBCC còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn; mức độ chuyên nghiệp, tính chuyên sâu, kỹ năng hành chính, đạo đức công vụ và phẩm chất của một bộ phận CBCC chưa đáp ứng yêu cầu cải cách TTHC và thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC.

- Hạ tầng công nghệ thông tin tuy được đầu tư nhưng chưa được quan tâm đúng mức, trong khi định hướng đầu tư thiếu đồng bộ giữa các tỉnh với các Bộ, ngành Trung ương, từđó làm chia cắt thông tin giữa các cấp hành chính với nhau, giữa người dân và doanh nghiệp với CQHC nhà nước; việc kết nối khai thác thông tin cũng còn nhiều khó khăn.

- Công tác giám sát, kiểm tra thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC chưa thường xuyên; việc rà soát các TTHC của cơ quan chức năng, người đứng đầu các CQHC cấp tỉnh chưa được tiến hành thường xuyên và hiệu quả thấp; chính sách đãi ngộ cho CBCC làm nhiệm vụở lĩnh vực này chưa có, đồng thời chưa có chế tài đủ mạnh để xử lý những cá nhân, đơn vị gây cản trở hoặc có sai phạm trong thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC.

Kết luận chương 3

Chương 3 của Luận án nghiên cứu thực trạng pháp luật về giải quyết TTHC và thực trạng thực hiện pháp luật ấy, trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến nay, với hai giai đoạn, phù hợp với hai giai đoạn thực hiện Chương trình tổng thể CCHC.

Trên cơ sở những vấn đề lý luận có ý nghĩa phương pháp luận, như khái niệm pháp luật về giải quyết TTHC, nội dung và hình thức của nó cũng như các yêu cầu, điều kiện thực hiện pháp luật này đã được phân tích ở Chương 2, Chương 3 của Luận án xác định đối tượng nghiên cứu là thực tiễn ban hành và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật quy định các cơ chế giải quyết TTHC, cơ chế kiểm soát TTHC, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp tỉnh để triển khai thực hiện các cơ chếấy. Từ nội dung của pháp luật về giải quyết TTHC và từ việc khẳng định thực hiện pháp luật này chính là thực hiện các quy định về cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông và kiểm soát TTHC, Chương 3 - tiết về thực trạng thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC, đã được triển khai căn cứ vào số liệu các báo cáo công tác CCHC của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cả nước, của Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp và vào kết quả điều tra xã hội học và thực tiễn CCHC, trực tiếp là thực tiễn CCHC ở tỉnh Bắc Giang, nơi NCS công tác.

Từ cơ sở phương pháp luận và đối tượng nghiên cứu nêu trên, Chương 3 của Luận án đã rút ra một số kết luận quan trọng sau:

- Pháp luật về giải quyết TTHC - dưới góc độ pháp luật thực định, đã được hình thành cùng với quá trình CCHC và ngày càng được hoàn thiện, thông qua việc ban hành và thực hiện Đề án 30 vềđơn giản hóa TTHC, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa”, sau là cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC, Nghịđịnh quy định kiểm soát TTHC và các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp tỉnh triển khai thực hiện cơ chế. Với việc hiện diện của các cơ chếấy, việc thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC đã được thống nhất, bảo đảm hiệu lực và hiệu quả ngày càng cao. Bên cạnh đó, Chương 3 của Luận án cũng phân tích những hạn chế của pháp luật về giải quyết TTHC hiện nay, mà hạn chế lớn nhất là các quy định TTHC mặc dù đã được

rà soát, song vẫn còn nhiều thủ tục rườm rà, bất hợp lý, chưa đáp ứng yêu cầu CCHC. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, như văn bản hướng dẫn của Trung ương, văn bản của cơ quan nhà nước cấp tỉnh triển khai các cơ chế giải quyết TTHC, trong đó có tổ chức, hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả còn chưa rõ, chưa thống nhất dẫn đến cách hiểu và cách làm khác nhau, vẫn còn nhiều văn bản chưa được ban hành.

- Về thực trạng thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC, Chương 3 của Luận án tập trung phân tích thực trạng thực hiện Đề án 30, các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết TTHC và

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay (Trang 102 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)