Đặc điểm của thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay (Trang 42)

của cơ quan nhà nước cấp tỉnh

Như trên đã phân tích, thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC là hình thức áp dụng pháp luật có tính đặc thù. Vì là hình thức áp dụng pháp luật, thực hiện pháp luật giải quyết TTHC của cơ quan nhà nước cấp tỉnh có những đặc điểm chung của hoạt động áp dụng pháp luật để giải quyết những vụ việc liên quan đến quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải quyết thủ tục.

Hoạt động áp dụng pháp luật về giải quyết TTHC có những đặc điểm chung của hoạt động áp dụng pháp luật, mà cụ thể là:

- Là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước;

- Là hoạt động phải tuân theo những trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định;

- Là hoạt động điều chỉnh có tính cá biệt, cụ thể đối với quan hệ xã hội xác định. Những quy phạm pháp luật xác định các quy tắc xử sự chung thông qua hoạt động áp dụng pháp luật đã được cá biệt hóa thành những quy tắc xử sự cụ thể, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, vụ việc cụ thể, với những chủ thể cụ thể;

- Là hoạt động mang tính tính tổ chức, tính pháp chế và tính sáng tạo. Đặc điểm này thể hiện ở việc lựa chọn chính xác và vận dụng quy phạm phù hợp với

điều kiện, hoàn cảnh, vụ việc cụ thể; ở việc xử lý trong những trường hợp chưa có quy định của pháp luật hay quy định chưa rõ; ở chế độ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng pháp luật; ở công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong quá trình áp dụng pháp luật.

Bên cạnh những đặc điểm chung nêu trên, thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC của cơ quan nhà nước cấp tỉnh còn có những đặc điểm riêng, cụ thể là:

Thứ nhất, tiếp cận dưới góc độ pháp luật thực định cho thấy pháp luật về giải quyết TTHC có hình thức là các văn bản dưới luật, chủ yếu là các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ, cơ quan nhà nước cấp tỉnh quy định cụ thể việc giải quyết TTHC trong phạm vi, chức năng quản lý và thẩm quyền được phân cấp, nội dung chủ yếu của các văn bản quy phạm pháp luật này là quy định cơ chế giải quyết TTHC và kiểm soát TTHC. Với những nội dung đó, việc thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC có những đặc điểm khác biệt sau:

- Việc triển khai thực hiện cơ chế giải quyết TTHC, cũng là thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC, có nội dung rộng, toàn diện, bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, không chỉ là những hoạt động cụ thể của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, hoạt động của CBCC được phân công tham gia giải quyết TTHC tại Bộ phận này, mà còn bao gồm nhiều hoạt động khác liên quan đến việc hoàn thiện thể chế quản lý, hoàn thiện bộ máy hành chính cấp tỉnh và đội ngũ nhân sự hành chính, như: ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan, người có thẩm quyền trong giải quyết TTHC, của CBCC tham gia giải quyết TTHC, quy định tổ chức và hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, ban hành nội quy, quy chế làm việc của Bộ phận này, trách nhiệm phối hợp của các cơ quan liên quan và các hoạt động khác liên quan đến công bố TTHC, công khai TTHC... Từđặc điểm này, thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC là hoạt động gắn liền với công cuộc cải cách nền hành chính cấp tỉnh, thúc đẩy công cuộc cải cách, tăng tính hiệu quả và tính phục vụ của nền hành chính cấp tỉnh.

- Thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC được kiểm soát chặt chẽ, trên cơ sở của các nguyên tắc pháp lý, tăng tính công khai, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ

chức, cá nhân trong tiếp cận và thực hiện TTHC, vừa bảo đảm chất lượng quy định thủ tục, tăng cường trách nhiệm của các chủ thể có thẩm quyền công bố TTHC, rà soát TTHC, đăng nhập TTHC vào cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC…

Từ sự phân tích về những đặc điểm trên cho thấy thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC tại CQHC cấp tỉnh có nội dung chủ yếu là thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật quy định và cụ thể hóa cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết TTHC phù hợp với thực tế địa phương và thực hiện văn bản quy phạm pháp luật quy định kiểm soát TTHC.

Thứ hai, tính quyền lực nhà nước trong thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC của cơ quan nhà nước cấp tỉnh cũng có đặc thù riêng và được thể hiện ở chỗ: Cơ quan nhà nước cấp tỉnh vừa có thẩm quyền quy định TTHC đồng thời cũng có quyền áp dụng pháp luật giải quyết TTHC. Thẩm quyền và phạm vi đó được Luật Tổ chức HĐND, UBND [65] và các văn bản quy phạm pháp luật về phân cấp quản lý cho cơ quan nhà nước cấp tỉnh xác định. Tính quyền lực trong quy định và thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC của cơ quan nhà nước cấp tỉnh được thể hiện không chỉở việc các cá nhân, tổ chức - đối tượng thực hiện TTHC không có quyền giải quyết TTHC, không tự mình tiến hành TTHC, CQHC cấp huyện, cấp xã không có thẩm quyền quy định TTHC và không được vi phạm phạm vi thẩm quyền của cơ quan nhà nước cấp tỉnh, chịu sự chỉđạo, kiểm tra thực hiện cơ chế giải quyết TTHC của cơ quan nhà nước cấp tỉnh.

Phạm vi thẩm quyền quy định và thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC của cơ quan nhà nước cấp tỉnh bao gồm các quyền:

- Thực hiện các hoạt động soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định việc thực hiện cơ chế giải quyết TTHC phù hợp với tình hình thực tế địa phương, quy định và thực hiện việc tổ chức, hoạt động Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, quy trình tiếp nhận, xem xét hồ sơ tại Bộ phận này, trách nhiệm giải quyết của CBCC, của các bộ phận chức năng, cơ chế phối hợp giữa các CQHC cấp tỉnh trong giải quyết TTHC; chỉđạo và kiểm tra CQHC cấp dưới trong giải quyết TTHC theo cơ chếđược pháp luật quy định.

- Tiến hành các hoạt động cụ thể trong kiểm soát TTHC, như công bố TTHC, công khai TTHC, rà soát TTHC và xử lý kết quả rà soát, đăng nhập TTHC vào cơ sở dữ liệu quốc gia

Phạm vi thẩm quyền thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC của cơ quan nhà nước cấp tỉnh được xác định cụ thể theo quy định phân cấp quản lý của các cơ quan nhà nước Trung ương.

Ngoài ra, tính quyền lực trong thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC của cơ quan nhà nước cấp tỉnh còn thể hiện ở ý chí của cơ quan, người có thẩm quyền trong việc ban hành các quyết định áp dụng pháp luật giải quyết TTHC, có tính bắt buộc thi hành và ở việc áp dụng các biện pháp bảo đảm pháp lý cần thiết cho hoạt động thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC cũng như bảo đảm thi hành các quyết định giải quyết TTHC.

Thứ ba, chủ thể thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC của cơ quan nhà nước cấp tỉnh gồm hai loại:

- Chủ thể thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC là các cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nước cấp tỉnh, các CBCC có thẩm quyền, không kể các cơ quan được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc đặt tại địa phương của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Những chủ thể này được nhân danh quyền lực nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để giải quyết TTHC. Những cơ quan nhà nước khác trong bộ máy chính quyền cấp tỉnh, như cơ quan dân cử, các cơ quan tư pháp là chủ thể thực hiện TTHC trong trường hợp những cơ quan này tiến hành hoạt động nhằm ổn định trật tự quản lý nội bộ hoặc thực hiện quyền quản lý hành chính trong những trường hợp cụ thể do pháp luật quy định, như trường hợp Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa thực hiện TTHC để xử phạt vi phạm hành chính đối với người có hành vi cản trở, gây rối trật tự phiên tòa.

Phù hợp với phạm vi thẩm quyền thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC của cơ quan nhà nước cấp tỉnh và theo quy định phân cấp cho cấp chính quyền này, các chủ thể thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC gồm:

+ UBND cấp tỉnh, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban, trong đó có Văn phòng Ủy ban, các sở và các cơ quan tương đương.

- Chủ thể tham gia thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, CBCC được phân công thực hiện TTHC tại Bộ phận này. Các cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải quyết TTHC là đối tượng thực hiện TTHC không thể tự mình tiến hành TTHC song có thể bằng hành vi của mình để khởi xướng TTHC, góp phần làm cho TTHC được tiến hành nhanh chóng, thuận lợi thông qua việc thực hiện các công việc cụ thể mà TTHC quy định.

Thứ tư, về quy trình thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC của cơ quan nhà nước cấp tỉnh.

Quy trình được hiểu là “trình tự phải tuân theo để tiến hành một công việc nào đó”[57, tr.875]. Một quy trình hợp lý phải là quy trình xác lập được một trật tự hành động kế tiếp nhau, bổ sung cho nhau mà số lượng các hành động để hoàn thành công việc là cần thiết và vừa đủ, bảo đảm chất lượng cao nhất nhưng chi phí ít nhất. TTHC với yêu cầu đơn giản, tiết kiệm đòi hỏi quy trình thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC phải đáp ứng được các yêu cầu trên. Mặt khác, nếu căn cứ vào nội dung của pháp luật về giải quyết TTHC, thì quy trình thực hiện pháp luật này lại bao gồm nhiều quy trình khác nhau và có tính độc lập tương đối với nhau, như quy trình giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông, quy trình công bố TTHC, rà soát TTHC, quy trình tiếp nhận và xử lý các phản ánh, kiến nghị về TTHC, giải quyết TTHC, quyết định giải quyết TTHC… Trong các quy trình trên, quy trình được xác lập theo cơ chế một cửa và cơ chế một cửa liên thông là những quy trình trực tiếp thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC.

Quy trình thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC theo các cơ chế trên được pháp luật quy định cụ thể như:

Một là, quy trình thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Văn phòng UBND cấp tỉnh và của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND gồm các giai đoạn sau:

- Giai đoạn tiếp nhận và xem xét hồ sơ của cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải quyết công việc (giai đoạn khởi xướng vụ việc).

Trong giai đoạn này, CBCC thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC phải thực hiện các công việc cụ thể sau: 1) xem xét yêu cầu của tổ chức, cá nhân có thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết hay không; trường hợp không thuộc phạm vi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thẩm quyền giải quyết thì phải hướng dẫn tổ chức, cá nhân đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết, 2) xem xét các loại giấy tờ trong hồ sơ mà tổ chức, cá nhân có yêu cầu giải quyết công việc phải nộp hoặc xuất trình có đúng và có đủ theo quy định của TTHC; trường hợp chưa đúng, chưa đủ thì phải hướng dẫn cụ thể một lần. Trường hợp hồ sơđúng với quy định và đối với loại công việc theo quy định được ghi giấy hẹn thì tiếp nhận và viết giấy biên nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả. Đối với loại việc theo quy định phải giải quyết ngay trong ngày làm việc thì không được ghi giấy hẹn, mà phải tiếp nhận hồ sơ và giải quyết ngay.

- Giai đoạn giải quyết hồ sơ (giai đoạn xem xét và ra quyết định giải quyết vụ việc).

Trong giai đoạn này CBCC làm việc tại bộ phận một cửa phối hợp với bộ phận chức năng có liên quan đến TTHC giải quyết công việc theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức để tiến hành xem xét toàn diện các nội dung, thông tin liên quan trong hồ sơ, các yêu cầu, điều kiện mà cá nhân, tổ chức phải đáp ứng hoặc phải làm theo quy định của thủ tục, chuẩn bị văn bản (quyết định) giải quyết TTHC để trình lãnh đạo có thẩm quyền giải quyết TTHC ký.

Về nguyên tắc, việc giải quyết hồ sơ của CBCC tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả và của bộ phận chức năng với nội dung trên chỉ có giá trị tham mưu, giúp việc, trách nhiệm chính là thuộc về người lãnh đạo có thẩm quyền giải TTHC. Vì lẽ ấy, việc xem xét, thẩm định kết quả giải quyết hồ sơ theo những nội dung trên của CBCC tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả và bộ phận chức năng của người có thẩm quyền giải quyết TTHC trước khi ký quyết định giải quyết là hết sức cần thiết và là công việc quan trọng trong giai đoạn này.

Yêu cầu hàng đầu trong giai đoạn giải quyết hồ sơ là phải bảo đảm tính đúng đắn, hợp pháp của quyết định trong giải quyết TTHC, đáp ứng các yêu cầu thực hiện TTHC và phải đảm bảo đúng thời gian trả kết quả theo giấy hẹn.

- Giai đoạn ban hành và thực hiện quyết định giải quyết TTHC (giai đoạn thi hành quyết định giải quyết vụ việc).

Giai đoạn này được tiến hành tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, với việc trả kết quả giải quyết công việc theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân, tiến hành thu phí, lệ phí đối với những công việc được thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật. Các

giấy tờ được cấp cho tổ chức, cá nhân trong kết quả giải quyết vụ việc có giá trị pháp lý, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phải tôn trọng thực hiện.

Hai là, quy trình thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa liên thông tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Văn phòng UBND cấp tỉnh và của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh.

Cơ chế một cửa liên thông theo Khoản 2 Điều 3 của Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại CQHC nhà nước ởđịa phương ban hành kèm theo Quyết định số 93 của Thủ tướng Chính phủ là “cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của nhiều CQHC nhà nước cùng cấp hoặc giữa các cấp hành chính, từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của một CQHC nhà nước” [10]. Cũng theo Quy chế này, tại khoản 1, Điều 3 cơ chế một cửa liên thông được áp dụng đối với cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cụ thể là Văn phòng UBND cấp tỉnh, các Sở và cơ quan tương đương thuộc UBND cấp tỉnh. Các công việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải quyết theo cơ chế này là những công việc được ghi giấy hẹn, tức là những công việc không thể giải quyết trong ngày làm việc.

Quy trình thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa liên thông cũng gồm ba giai đoạn: giai đoạn tiếp nhận và xem xét hồ sơ; giai đoạn giải quyết hồ sơ; giai đoạn ban hành và thực hiện quyết định giải quyết. Về cơ bản giai đoạn tiếp nhận và xem xét hồ sơ và giai đoạn ban hành và thực hiện quyết định giải

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay (Trang 42)