Thực trạng thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh từ năm 2011 đến nay

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay (Trang 95 - 100)

15 12-1 43 Cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh

3.2.2.Thực trạng thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh từ năm 2011 đến nay

của cơ quan nhà nước cấp tỉnh từ năm 2011 đến nay

Việc thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC trong giai đoạn này được triển khai theo các nội dung sau:

Thứ nhất: Kiện toàn bộ máy kiểm soát TTHC theo Nghị định số 63 về kiểm soát TTHC.

Từ ngày 19/11/2012, Cục Kiểm soát TTHC được chuyển từ Văn phòng Chính phủ sang Bộ Tư pháp. Phù hợp với sự thay đổi đó và theo quy định tại Nghị định số 48, các Phòng kiểm soát TTHC các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được chuyển sang Sở Tư pháp. Tính đến hết tháng 6/2014 đã có 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong cả nước hoàn thành việc chuyển giao tổ chức bộ máy và biên chế làm công tác kiểm soát TTHC. Cũng trong giai đoạn này, tính đến thời điểm hiện nay, khung pháp lý cho hoạt động kiểm soát TTHC cơ bản được hoàn thiện và đi vào hoạt động có nề nếp. Đây là bước phát triển mới trong công tác tổ chức bộ máy về kiểm soát TTHC, cũng là bộ máy thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC, với mục tiêu nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định TTHC, theo dõi thi hành pháp luật đó và chống việc tùy tiện quy định thêm TTHC không cần thiết.

Thứ hai: Tiếp tục thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC theo Đề án 30 về đơn giản hóa TTHC.

Thực hiện các phương án đơn giản hóa TTHC theo Đề án 30, trong các năm 2011, 2012, 2013, chính quyền địa phương cấp tỉnh trên cả nước đã chú trọng ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật để đơn giản hóa TTHC. Qua tổng hợp báo cáo của các địa phương về công tác CCHC cho thấy trong 3 năm qua, cơ quan nhà nước cấp tỉnh trong cả nước đã ban hành và công bố công khai 1.259 văn bản quy phạm pháp luật có quy định TTHC, trong đó tỉnh ban hành nhiều là Cần Thơ (42 văn bản), Đắc Lắc (76 văn bản), Nam Định (61 văn bản), Đắc Nông (25 văn bản). Các văn bản quy phạm pháp luật có quy định TTHC được sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ có số lượng lớn, với tổng số 48.384 văn bản, trong đó nhiều nhất là năm 2012 có 24.472 văn bản được ban hành. Những địa phương ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ,

bãi bỏ TTHC trong các văn bản quy phạm pháp luật có số lượng lớn là: Cà Mau (1.211 văn bản). Cần Thơ (2.667 văn bản), An Giang (1.858 văn bản), Bình Phước (3.465 văn bản), Phú Thọ (2.298 văn bản), Sóc Trăng (2.157 văn bản), Tây Ninh (4.875 văn bản), Trà Vinh (2.055 văn bản)..., Cũng trong 3 năm đó, chính quyền các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có nhiều cố gắng trong việc công khai TTHC để người dân và tổ chức biết và thực hiện. Chính quyền cấp tỉnh đã ra nhiều quyết định công bố TTHC của các CQHC nhà nước, cho đến nay đã có 4.439 quyết định, trong đó năm 2011 là 442 quyết định, năm 2012 là 2.959 quyết định, năm 2013 là 1.038 quyết định được công bố. Những tỉnh công bố nhiều quyết định về TTHC là thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Thanh Hóa, Thái Bình và Vĩnh Phúc, với số lượng TTHC đề nghị công khai là 52.108 TTHC và đề nghị không công khai là 31.738 TTHC.

Thứ ba: Thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC trong rà soát các quy định TTHC, trong tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính và kết quả giải quyết TTHC của các địa phương.

Trong 3 năm qua, tổng hợp các Báo cáo của CQHC cấp tỉnh về công tác CCHC cho thấy tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong cả nước đã tiếp tục tiến hành rà soát các quy định TTHC với kết quả: Số lượng văn bản quy phạm pháp luật quy định TTHC được rà soát là 2.013 văn bản, trong đó nhiều nhất là năm 2012 với 1.616 văn bản được rà soát. Nhìn chung, các văn bản quy phạm pháp luật có quy định TTHC theo thẩm quyền đã được các cơ quan nhà nước cấp tỉnh tập trung rà soát, qua đó khắc phục tình trạng sai sót, trùng lặp, mâu thuẫn. Cùng với việc rà soát TTHC, chính quyền cấp tỉnh cũng đã nhận được ý kiến phản ánh, kiến nghị của tổ chức và người dân, với 1.870 ý kiến phản ánh, kiến nghị, trong đó thuộc thẩm quyền phải xử lý là 1.804, đã xử lý xong là 1.746 ý kiến kiến nghị, phản ánh, đang xử lý 58 và không thuộc thẩm quyền xử lý 124 kiến nghị, phản ánh. Nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tốt công tác này là: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, An Giang, Bến Tre, Cà Mau, Nam Định, Ninh Bình.

Thứ tư: Thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC thông qua việc thực hiện đánh giá tác động của quy định TTHC trong các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của chính quyền cấp tỉnh.

Đánh giá tác động của các quy định TTHC về mặt KT - XH, về chi phí thực hiện cũng như các tác động lên ý thức, tình cảm của đối tượng thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC là công việc mới, hết sức khó khăn, phức tạp. Trong các năm qua, chính quyền địa phương cấp tỉnh đã có nhiều cố gắng và nghiêm túc trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện đánh giá tác động đối với các TTHC trong các dự án, các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trước khi trình ra cấp có thẩm quyền để ban hành. Kết quả cụ thể của công tác này như sau: Số lượng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo thẩm quyền có quy định về TTHC đã được đánh giá tác động trong 3 năm là 623 văn bản, nhiều nhất là trong năm 2012 với 338 văn bản quy phạm pháp luật có quy định về TTHC; số lượng TTHC được quy định trong dự thảo đã được đánh giá tác động là 2.037 TTHC, trong đó có nhiều tỉnh có số lượng lớn TTHC được đánh giá tác động là Quảng Trị, Hà Nội, Bắc Giang, An Giang, Cà Mau, Thừa Thiên Huế. Trong số TTHC đã được đánh giá tác động dự kiến bổ sung mới là 1.404, số dự kiến sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ là 638 TTHC [5]. Qua việc đánh giá tác động của TTHC trong các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh đã giúp cho cơ quan soạn thảo và ban hành có ý thức nghiên cứu nghiêm túc, thấy rõ tính toàn diện và điều kiện thực tế, cụ thể trước khi ban hành văn bản, đồng thời tạo cơ hội cho người dân, tổ chức giám sát ngay từ đầu và bày tỏ nguyện vọng của mình trước khi cơ quan có thẩm quyền ban hành, bảo đảm chất lượng, tính khả thi của các TTHC.

Việc giải quyết TTHC tại các địa phương trong 3 năm qua cũng có những tiến bộ rõ rệt. Qua tổng hợp Báo cáo về công tác CCHC của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho thấy tổng số hồ sơ nhận giải quyết ở 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là 60.759.723 hồ sơ, trong đó sốđược chuyển từ kỳ trước sang các năm là 21.358.893 hồ sơ, số tiếp nhận mới là 39.400.830 hồ sơ; số hồ sơđã giải quyết là 52.522.929 hồ sơ, chiếm tỷ lệ 86,4% so với tổng số hồ sơ tiếp nhận, trong đó số trả đúng hạn là 51.825.107 hồ sơ, chiếm tỷ lệ 98,6%, số hồ sơ trả quá hạn là 697.822 hồ sơ, chiếm tỷ lệ 1,4% so với tổng số hồ sơđã giải quyết; số hồ sơ qua 3 năm đang chờ giải quyết là 2.170.646 hồ sơ, trong đó chưa đến hạn là 1.968.643 hồ sơ, chiếm tỷ lệ 90,6% và hồ sơ quá hạn là 202.003 hồ sơ, chiếm tỷ lệ 9,4%. Một số tỉnh trong năm 2013 không có hồ sơ quá hạn, như tỉnh Bình Định, Điện Biên, Hòa

Bình, Lai Châu, Sóc Trăng, hoặc chỉ có từ 02-05 hồ sơ quá hạn, như: tỉnh Hà Giang, Bắc Kạn, Sơn La, Trà Vinh. Việc kịp thời giải quyết TTHC cho người dân và tổ chức tại các địa phương đã góp phần quan trọng vào thúc đẩy phát triển kinh KT-XH, cải thiện đáng kể mối quan hệ giữa chính quyền với người dân và doanh nghiệp, làm tăng lòng tin và trách nhiệm của người dân với chính quyền.

Bên cạnh những kết quảđạt được, thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC từ năm 2010 đến nay cũng đã bộc lộ những yếu kém, khuyết điểm, cụ thể là:

- Việc tham mưu, đề xuất tổ chức thực thi phương án đơn giản hóa TTHC đối với 25 Nghị quyết chuyên đề đã được Chính phủ phê duyệt chưa được chính quyền các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉđạo quyết liệt, kết quả còn hạn chế. Công tác tham mưu cho cấp có thẩm quyền trong thực hiện việc chuyển giao, tiếp nhận nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế thực hiện công tác kiểm soát TTHC còn chậm. Cho đến ngày 31/12/2013 các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mới hoàn thành công tác chuyển giao bộ phận Kiểm soát TTHC từ Văn phòng UBND cấp tỉnh sang Sở Tư pháp, với tổng số 200 biên chế. Theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về biên chế tối thiểu cho các Phòng kiểm soát TTHC thì các địa phương trong cả nước còn thiếu 115 biên chế, chỉ có một số ít các tỉnh, thành phố bố trí đủ biên chế, như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Long An và Thanh Hóa.

- Nhiều cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định TTHC chưa thực hiện hoặc thực hiện còn hình thức việc đánh giá tác động và lấy ý kiến cơ quan kiểm soát TTHC đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật ấy. Điều đó đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng các quy định TTHC. Theo Báo cáo về công tác CCHC của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì trong 3 năm qua cơ quan nhà nước cấp tỉnh ban hành 1.259 văn bản quy phạm pháp luật có quy định TTHC theo thẩm quyền thì chỉ có 623 văn bản được đánh giá tác động, chiếm tỷ lệ 49,4% so với tổng số văn bản quy phạm pháp luật có quy định TTHC. Một số cơ quan nhà nước cấp tỉnh việc đánh giá tác động còn nhiều hạn chế là cơ quan nhà nước cấp tỉnh thành phố Cần Thơ ban hành 42 TTHC mới nhưng chỉ có 03 TTHC được đánh giá tác động; cơ quan nhà nước cấp tỉnh Đắc Lắc, trong 3 năm ban hành 183 TTHC mới nhưng chỉ có 7 TTHC được đánh giá tác động; cơ quan

nhà nước cấp tỉnh Nam Định có 132 văn bản quy phạm pháp luật có quy định về TTHC được ban hành nhưng chỉ có 06 văn bản được đánh giá tác động; cơ quan nhà nước cấp tỉnh Vĩnh Long có 139 văn bản QPPL có quy định về TTHC được hành nhưng chỉ có 6 văn bản được đánh giá tác động; tỉnh Vĩnh Phúc chỉ có 11/125 văn bản quy phạm pháp luật được đánh giá tác động.

- Trong quá trình thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC, một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh vẫn yêu cầu những giấy tờ, hồ sơ ngoài quy định đã được công khai; nhiều cơ quan đặt thêm yêu cầu, điều kiện, kéo dài thời gian giải quyết TTHC. Tại tỉnh Bắc Ninh, Sở Xây dựng yêu cầu thêm giấy tờ, tài liệu ngoài những giấy tờ được công khai, như trong hồ sơ thủ tục cấp giấy phép xây dựng, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng. Tại tỉnh Hải Dương, Sở Xây dựng yêu cầu thêm giấy chứng nhận đăng ký cam kết bảo vệ môi trường, quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết, phê duyệt điều chỉnh quy mô đầu tư xây dựng công trình, trụ sở làm việc, cam kết bảo đảm an toàn vệ sinh môi trường, báo cáo năng lực tài chính. Tại tỉnh Hưng Yên, Sở Xây dựng yêu cầu thêm một số giấy tờ, tài liệu ngoài nội dung công khai, như Bản cam kết bảo vệ môi trường, thông báo xác nhận hiện trạng mặt bằng xây dựng và bản vẽđối với hồ sơ cấp giấy phép của nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô. Tại tỉnh Hà Giang, Phú Thọ, hồ sơ giải quyết TTHC cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại UBND thành phố Hà Giang và UBND thị xã Phú Thọ có thêm hợp đồng công chứng thuê trụ sở, bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tại tỉnh Bình Dương, có ¾ đơn vị được kiểm tra vẫn còn tình trạng có giấy tờ ngoài quy định trong hồ sơ lưu.

- Việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định TTHC theo quy định tại Nghị định số 20 chưa được các CQHC nhà nước ở địa phương thực hiện tốt. Điều đáng quan tâm là các kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị chưa đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Một số chính quyền cấp huyện và cấp xã ở Bắc Ninh, Hà Giang, Hưng Yên, Phú Thọ chưa niêm yết công khai đủ số lượng TTHC và các bộ phận của TTHC theo quy định tại Nghịđịnh số 63. Trong năm 2013, nhiều tỉnh không nhận được phản ánh, kiến nghị nào như, tỉnh Bắc Ninh, Bình Dương, Quảng Ninh, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Yên Bái.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay (Trang 95 - 100)