15 12-1 43 Cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh
3.3.1. Những kết quả đạt được
Từ thực trạng thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC qua hai giai đoạn như đã phân tích ở trên có thể rút ra những kết quả chủ yếu sau:
Thứ nhất: Thông qua việc thực hiện Đề án 30 về đơn giản hóa TTHC ở tất cả các ngành, các cấp, nhất là tại các cơ quan nhà nước cấp tỉnh mà một số lượng lớn các TTHC rườm rà, chồng chéo, không hợp lý, dễ bị lợi dụng để sách nhiễu, tiêu cực đã được loại bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung; nhiều TTHC mới được ban hành theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch, đáp ứng được yêu cầu về hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, thu hút đầu tư, được nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, cộng đồng quốc tế ghi nhận.
Thứ hai: Cũng thông qua việc rà soát TTHC cùng với việc tiến hành đánh giá tác động của các quy định TTHC trong các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, thực hiện việc công bố, công khai và cập nhật TTHC, xây dựng và vận hành Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC, thực hiện việc tiếp nhận và xử lý các phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính,trong đó có quy định TTHC mà người dân và doanh nghiệp đã phát hiện nhiều bất hợp lý trong quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức các CQHC, trong đó có tổ chức bộ máy chính quyền địa phương các cấp. Đây là cơ sở thực tiễn quan trọng để Chính phủ, các Bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp nghiên cứu, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, thực hiện phân công, phân cấp hợp lý cũng như sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lắp, từ đó thúc đẩy công việc cải cách nền hành chính địa phương đúng với mục đích, yêu cầu đề ra.
Thứ ba: Việc áp dụng cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông ở tất cả các cấp hành chính thực sự là khâu đột phá trong thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC, với ý nghĩa nhiều mặt, như:
- Bảo đảm hiệu quả thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC, theo đúng các nguyên tắc đơn giản, thuận tiện, công khai, minh bạch, công bằng, kịp thời, tiết kiệm chi phí.
- Cải thiện đáng kể mối quan hệ giữa nền hành chính, CQHC, công chức hành chính với người dân và doanh nghiệp, trên cơ sở nâng cao chất lượng phục vụ, nâng cao tinh thần, thái độ của công chức trong quá trình giải quyết TTHC.
- Việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trở thành thực tiễn sôi động để đào tạo và giám sát đội ngũ công chức, không chỉ bảo đảm chất lượng chính trị, đạo đức mà còn có tác động mạnh mẽ nâng cao kỹ năng áp dụng pháp luật, tính chuyên nghiệp và thạo nghề của đội ngũ công chức ấy.
Những kết quả trên được chứng minh qua các chỉ số về mức độ hài lòng của các cá nhân, tổ chức có yêu cầu và được giải quyết TTHC. Theo Báo cáo kết quả khảo sát ý kiến công chức đang làm việc tại 12 tỉnh về việc thực hiện Chương trình tổng thể CCHC giai đoạn 2001 - 2010, xây dựng Chương trình tổng thể CCHC giai đoạn 2011 - 2020 của Bộ Nội vụ, phần nhận xét về thực hiện cơ chế
“một cửa” cho thấy đã có 31% công chức đạt loại tốt (là mức cao nhất), 49% đạt loại khá (là mức cao thứ nhì), nếu tính từ mức khá trở lên thì đạt 80%. Đánh giá mức độ hài lòng của người dân, của tổ chức đạt cao (71%), trong khi đó sự không hài lòng chỉ có 11% [9].
Thứ tư: Việc thực hiện Nghịđịnh về Kiểm soát TTHC giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức đã đem lại những kết quả quan trọng. Lần đầu tiên Nghịđịnh đã xác định những nguyên tắc thực hiện TTHC, kiểm soát việc ban hành TTHC, trách nhiệm và thẩm quyền ban hành, công bố TTHC, hình thành Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC. Những nguyên tắc đơn giản, thuận tiện, tiết kiệm, công khai, minh bạch đã trở thành tư tưởng chỉđạo hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở tất cả các cấp hành chính, được tuân thủ nghiêm trong quá trình thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC. Đó cũng là những tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý, chất lượng phục vụ của nền hành chính, trở thành yêu cầu, đòi hỏi đối với các công chức trong quá trình giải quyết TTHC cho cá nhân, tổ chức. Cũng qua thực hiện Nghịđịnh đã hình thành một hệ thống các cơ quan kiểm soát TTHC từ Trung ương đến địa phương. Hoạt động của các cơ quan này có tác động không nhỏ đến việc kịp thời ngăn chặn việc tùy tiện đặt ra các TTHC, loại bỏ các TTHC rườm rà, bất hợp lý, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống TTHC, tạo ra những tiền đề thuận lợi
cho việc thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC, thúc đẩy tính công khai và bảo đảm tính minh bạch, bình đẳng trong thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC.
Thứ năm: Kết quả quan trọng trong thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC là đã góp phần nâng cao trách nhiệm về nhiều mặt của người đứng đầu các CQHC nhà nước cấp tỉnh, mà trước hết là trách nhiệm trên các mặt sau:
- Trách nhiệm đại diện cho nền hành chính nhà nước địa phương trước nhân dân trong việc phục vụ nhân dân.
- Trách nhiệm trong việc ban hành các quy định TTHC thuộc thẩm quyền, bảo đảm được các nguyên tắc đơn giản, thuận tiện, tiết kiệm, công khai, minh bạch.
- Trách nhiệm công bố TTHC, xây dựng Cơ sở dữ liệu về TTHC.
- Trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các CQHC nhà nước cấp tỉnh, trong đó có việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông phù hợp với thực tiễn địa phương; quy định tổ chức, quy chế hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, trách nhiệm của các sở, ngành trong quy định quy trình giải quyết TTHC, bảo đảm hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, của CBCC tham gia giải quyết TTHC, của cơ quan, tổ chức thực hiện đánh giá tác động của TTHC và trách nhiệm chỉđạo công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
- Trách nhiệm chỉđạo và phối hợp giữa các CQHC cấp tỉnh trong thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông, trong rà soát TTHC, trong xử lý các phản ánh, kiến nghị của người dân, tổ chức đối với các quy định TTHC.
- Trách nhiệm bảo đảm điều kiện, cơ sở vật chất, áp dụng khoa học công nghệ thông tin trong thực hiện pháp luật TTHC.