Thực trạng pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính giai đoạn từ năm 2010 đến nay

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay (Trang 77 - 78)

từ năm 2010 đến nay

Bước phát triển quan trọng của pháp luật giải quyết TTHC trong giai đoạn này được đánh dấu bằng việc Chính phủ ban hành Nghịđịnh số 63 về Kiểm soát TTHC. Nghịđịnh quy định về kiểm soát việc quy định, thực hiện TTHC, rà soát, đánh giá tác động của TTHC, công bố và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC. Trong quy định TTHC, Nghị định xác định các nguyên tắc, yêu cầu của việc quy định TTHC, lấy ý kiến đối với quy định về TTHC trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; đánh giá tác động của TTHC. Trong thực hiện TTHC, Nghị định quy định nguyên tắc thực hiện, việc công bố TTHC, công khai TTHC, trách nhiệm của cơ quan, người đứng đầu các cấp trong thực hiện TTHC, tham gia thực hiện TTHC, quyền và nghĩa vụ của đối tượng thực hiện TTHC, phản ánh kiến nghị về TTHC trong quá trình thực hiện. Đến ngày 14/5/2013, Chính phủ ban hành Nghịđịnh số 48 về việc sửa đổi, bổ sung một sốđiều của các nghị định có liên quan đến kiểm soát TTHC. Nghịđịnh giao cho Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác kiểm soát TTHC; đối với cấp tỉnh là Phòng kiểm soát TTHC thuộc Sở Tư pháp giúp Giám đốc Sở Tư pháp tổ chức thực hiện công tác kiểm soát TTHC. Ngoài ra, Nghị định số 48 còn sửa đổi một sốđiều khoản trong Nghị định số 63 cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra. Với các văn bản trên, cơ chế kiểm soát TTHC - bộ phận cấu thành pháp luật về giải quyết TTHC đã được hoàn thiện.

Tháng 11/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30c/NQ-CP về Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 [17]. Chương trình xác định mục tiêu: “Trọng tâm CCHC trong giai đoạn 10 năm tới là: cải cách thể chế, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC, viên chức thực thi nhiệm vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công”. Thực hiện Chương trình, các Bộ, ngành Trung ương, chính quyền địa phương cấp tỉnh đã xây dựng Kế hoạch cụ thể CCHC giai đoạn 2010 - 2020. Đây là sự kiện pháp lý quan trọng, tác động mạnh mẽđến việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật về giải quyết TTHC, nhất là hoàn thiện cơ chế thực hiện tại cơ quan nhà nước cấp tỉnh. Có thể đánh giá khái quát thực trạng pháp luật về giải quyết TTHC trong giai đoạn này qua Báo cáo số 9330/BC-VP của Văn phòng Chính phủ về tình hình và

kết quả thực hiện công tác CCHC tại các Bộ, ngành, địa phương năm 2011 [119] và Báo cáo số 23/BC-BTP của Bộ Tư pháp về tình hình và kết quả thực hiện công tác kiểm soát TTHC tại các Bộ, ngành, địa phương năm 2013 [5]. Các Báo cáo ấy đều thống nhất nhận định: Trong một thời gian ngắn, khung pháp lý cho hoạt động cải cách TTHC, kiểm soát TTHC đã được hoàn thiện, bộ máy làm công tác kiểm soát TTHC đã được kiện toàn và bước đầu phát huy tác dụng. Nhìn chung, giai đoạn từ năm 2010 đến nay, hầu hết các quy phạm pháp luật quy định TTHC đã được rà soát, hoàn thiện, được đăng nhập và công bố tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC và trên Cổng thông tin điện tử của UBND cấp tỉnh. Các CQHC nhà nước ởđịa phương vẫn tiếp tục rà soát đểđơn giản hóa tiếp những TTHC đã có từ trước, đồng thời thực hiện kiểm soát chặt chẽ việc quy định TTHC mới, tính công khai, minh bạch của các quy định TTHC và giải quyết TTHC được tăng cường. Có thể khẳng định sự phát triển của pháp luật giải quyết TTHC trong giai đoạn này có nguyên nhân quan trọng là do công tác cải cách TTHC đang dần đi vào chiều sâu, góp phần thể chế hóa tư tưởng, quan điểm chỉđạo về cải cách TTHC trong các nghị quyết của Đảng và Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011 - 2020; với việc từng bước tạo chuyển biến tích cực trong giải quyết mối quan hệ giữa nhân dân với chính quyền; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, thuận lợi, góp phần phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Về hạn chế, pháp luật về giải quyết TTHC hiện vẫn chưa đạt yêu cầu CCHC giai đoạn 2010 - 2020. Một số lĩnh vực TTHC và việc giải quyết TTHC ở nước ta chưa được ở mức độ trung bình so với quốc tế, kể cả lĩnh vực thuế, hải quan là những lĩnh vực có nhiều cải cách tích cực.

3.2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM TỪ NĂM

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)