15 12-1 43 Cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh
4.2.6. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính
luật về giải quyết thủ tục hành chính
Thực tiễn đổi mới, CCHC cho thấy ởđâu sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, trực tiếp là cấp ủy đảng trong các cơ quan chính quyền được bảo đảm, tăng cường thì ởđó công tác đổi mới, CCHC diễn ra mạnh mẽ, đúng mục tiêu, yêu cầu và hiệu quả cao. Thực tiễn đó cũng đòi hỏi sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng phải sâu sát, cụ thể, phù hợp với tính chất, nội dung quản lý nhà nước, không làm thay chức năng nhà nước. Những phân tích trên cho thấy sự lãnh đạo của cấp ủy đảng trong thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC vừa là bảo đảm chính trị, nhưng đồng thời cũng đòi hỏi sự lãnh đạo ấy phải phù hợp với những đặc trưng pháp lý của việc thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC.
Đối với việc thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC ở cơ quan nhà nước cấp tỉnh, việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đòi hỏi trước hết các cấp ủy đảng phải xác định ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác lãnh đạo của mình bằng các hình thức văn bản, như nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch. Theo hình thức đó, Ban Cán sự đảng UBND cấp tỉnh cần có văn bản xác định rõ những công việc trọng tâm, trọng điểm trong thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC có liên quan nhiều đến người dân và doanh nghiệp. Điều cần lưu ý là trước khi ban hành các văn bản nêu trên, Ban Cán sự cần tiến hành khảo sát, giao cho các cơ quan chức năng của UBND cấp tỉnh tổ chức thăm dò, tham vấn, nghiên cứu kỹ các nội dung mà cấp ủy cần ban hành, bảo đảm cho các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch sát thực tiễn, phù hợp với điều kiện địa phương, với đặc thù của việc thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC. Các cấp ủy đảng, trong văn bản lãnh đạo của mình cũng cần xác định rõ cơ quan, cán bộ chịu trách nhiệm ở những nội dung cụ thể, xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của tập thể, cá nhân, thời gian hoàn thành, thời gian sơ kết, tổng kết, đánh giá để tránh tình trạng lãnh đạo chung chung, bảo đảm sự lãnh đạo của tập thể,
đồng thời đề cao trách nhiệm của cá nhân, người đứng đầu của cơ quan trong chỉ đạo điều hành.
Cùng với công tác lãnh đạo bằng văn bản trên, các cấp ủy đảng trong các cơ quan nhà nước cấp tỉnh cần coi trọng việc giáo dục ý thức trách nhiệm của đảng viên, nhất là đảng viên trong khối các CQHC nhà nước đang trực tiếp thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC, mục đích là để họ thấy rõ trách nhiệm của họ trong việc thực hiện pháp luật ấy. Đồng thời các cấp ủy đảng cũng cần quan tâm giáo dục cán bộ, đảng viên trong các tầng lớp nhân dân và trong các doanh nghiệp để họ thấy rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình trong thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC, kiên quyết không làm và tiếp tay cho tiêu cực, tham nhũng. Ban Cán sự đảng UBND cấp tỉnh cần chú trọng lãnh đạo xây dựng chế độ công vụ và quy chế phối hợp với các cơ quan có trách nhiệm giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp một cách công khai, minh bạch, đẩy mạnh việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo của dân, rà soát những lĩnh vực mà doanh nghiệp và nhân dân có ý kiến và khiếu kiện nhiều; có quy chế giao trách nhiệm phối hợp, nghiên cứu, tập hợp và trả lời đơn thư của nhân dân… Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ cấp tỉnh trong hoạt động cần có kế hoạch nghe Ban Cán sự Đảng UBND cấp tỉnh báo cáo định kỳ về thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC trên một số lĩnh vực trọng tâm, trên một số công việc liên quan đến các dự án, công trình trọng điểm để góp phần phát triển KT - XH, an ninh quốc phòng và cho ý kiến lãnh đạo.
Việc tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng còn được thể hiện ở sự lãnh đạo hệ thống chính trị, lãnh đạo các đoàn thể nhân dân tham gia đóng góp ý kiến vào việc thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC, tham gia giám sát việc thực hiện của các CQHC nhà nước cấp tỉnh bằng nhiều hình thức, khuyến khích những cơ quan, tổ chức thực hiện tốt và kịp thời uốn nắn, sửa chữa những lệch lạc, những tiêu cực nảy sinh nếu có. Cấp ủy đảng cần chú trọng lãnh đạo để nhân dân, doanh nghiệp tham gia vào việc góp ý kiến đối với các TTHC có liên quan sắp ban hành. Thực tế cho thấy những TTHC nào được lấy ý kiến rộng rãi các tầng lớp nhân dân và doanh nghiệp thì khi thực hiện được quần chúng và doanh nghiệp chấp nhận, duy trì bền vững và giảm được những chi phí đáng kể về thời gian và kinh phí.
Việc tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng địa phương trong thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC còn được thể hiện thông qua công tác kiểm tra đảng đối với việc thực hiện pháp luật ấy của các CQHC nhà nước cấp tỉnh, phát hiện ra những ưu điểm, hạn chế, những mắt khâu hợp lý, bất hợp lý và đặc biệt là về tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, của đảng viên trực tiếp tham gia thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC, từđó đề xuất các yêu cầu đối với Ban Cán sự đảng UBND cấp tỉnh kịp thời thay thế cán bộ, đảng viên không hoàn thành nhiệm vụ, có biểu hiện tiêu cực, bổ sung nguồn nhân lực mới cho việc thực hiện đạt kết quả cao nhất.
Kết luận chương 4
Thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC luôn là khâu then chốt và quyết định trong việc giải quyết những công việc cụ thể cho tổ chức, cá nhân. Đó cũng là khâu nhạy cảm trong mối quan hệ giữa nhà nước và người dân, liên quan đến hoạt động của cả bộ máy hành chính, thúc đẩy công cuộc CCHC. Việc thực hiện đó của bộ máy nhà nước cấp tỉnh có hiệu quả hay không liên quan đến nhiều vấn đề, từ việc xác định các quan điểm làm tư tưởng chỉđạo cho đến việc đề ra và thực hiện các giải pháp đồng bộ, sát hợp với thực tiễn địa phương.
Với cách đặt vấn đề nêu trên, Chương 4 của Luận án đã đề xuất và luận chứng 5 quan điểm, 6 giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC của các cơ quan nhà nước cấp tỉnh trong điều kiện hiện nay. Những giải pháp mà Luận án phân tích mang tính đồng bộ và không thể coi nhẹ bất cứ giải pháp nào. Đó là giải pháp hoàn thiện, nâng cao chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật thuộc cấu trúc của pháp luật về giải quyết TTHC, trong đó quan trọng là việc bổ sung các văn bản xác lập cơ chế thực hiện, kiểm soát TTHC và các văn bản liên quan của cơ quan nhà nước cấp tỉnh ban hành. Trong thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC thì chủ thể thực hiện là các cơ quan nhà nước, các nhà chức trách có thẩm quyền. Vì lẽấy, giải pháp có ý nghĩa quyết định là việc tiếp tục hoàn thiện bộ máy, nhân sự thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC, hoàn thiện cả về thể chế và tổ chức hoạt động, đặt trọng tâm vào hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả, xây dựng đội ngũ CBCC có phẩm chất, năng lực làm việc tại Bộ phận này, phát huy trách nhiệm của người đứng đầu, tăng cường phân cấp cho địa phương, quán triệt và thực hiện phương châm kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng và chú ý phòng ngừa, xử lý tiêu cực phát sinh. Vì những yêu cầu của việc thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC như đã luận chứng ở Chương 2 của Luận án mang tính toàn diện, triệt để, trong đó có yêu cầu về tiết kiệm thời gian, công sức, tiền của của cá nhân, tổ chức và CQHC, và đặc thù về tính xã hội của nó, Luận án đề xuất và luận chứng các biện pháp về áp dụng thành tựu khoa học công nghệ thông tin, về tăng cường và phát huy vai trò giám sát, từ giám sát nhà nước, trực tiếp là giám sát của HĐND cấp tỉnh đến giám sát xã hội, gồm giám sát của MTTQ cấp tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội, giám sát trực tiếp của các tầng lớp nhân dân… Thực tiễn cải cách đổi mới và từ những thành tựu đạt được cũng như từ những hạn chế vướng mắc đã đòi hỏi và khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng, khẳng định sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Vì lẽấy, Luận án đề xuất và luận chứng một giải pháp mang tính chính trị quan trọng là tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng, trước hết là các cấp ủy đảng trong các cơ quan nhà nước cấp tỉnh đối với việc thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC, bảo đảm cho việc thực hiện pháp luật ấy một cách hiệu quả nhất, nhưng không chồng chéo với các hoạt động thực hiện chức năng quản lý của cơ quan nhà nước.
KẾT LUẬN
Thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC, là vấn đề mới có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt, trong đó có việc thúc đẩy CCHC, tăng cường chức năng phục vụ của nền hành chính của dân, do dân, vì dân, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của pháp luật, nâng cao năng lực và trình độ quản lý bằng pháp luật của đội ngũ CBCC, góp phần phát triển KT - XH của đất nước.
Từ ý nghĩa quan trọng của thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC nêu trên, phù hợp với mục đích được đề ra, Luận án với Đề tài: “Thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay” đã xây dựng một hệ thống lý luận, trong đó đã đưa ra quan niệm về TTHC, trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu khoa học trước, khẳng định TTHC là cách thức, phương pháp của quản lý nhà nước, cũng là cách thức mà nhà nước, nền hành chính nhà nước sử dụng để phục vụ nhân dân một cách tiết kiệm và hiệu quả. Từ những đặc điểm của TTHC và khái niệm giải quyết TTHC, từ mối quan hệ hữu cơ của pháp luật và thực hiện pháp luật và những vướng mắc trong quá trình thực hiện TTHC, Luận án đã xây dựng khái niệm pháp luật về giải quyết TTHC. Theo quan niệm được đưa ra, Luận án đã xác định những bộ phận quy phạm tạo nên cấu trúc của pháp luật về giải quyết TTHC, trong đó bộ phận quy phạm chủ yếu xác định cơ chế thực hiện và kiểm soát TTHC. Với sự hiện diện của bộ phận quy phạm này, pháp luật về giải quyết TTHC đã bao hàm trong nó những yếu tố bảo đảm pháp lý trong thực hiện TTHC, và về mặt thực tiễn, bảo đảm cho việc thực hiện pháp luật đó một cách thống nhất, không phụ thuộc chủ thể thực hiện là cơ quan, nhà chức trách, không phụ thuộc vào lĩnh vực mà TTHC quy định giải quyết. Điều đó làm nên những đặc điểm khác biệt của pháp luật và thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC, khẳng định việc thực hiện pháp luật này chủ yếu là thực hiện các cơ chế pháp lý về thực hiện và kiểm soát TTHC mà nó xác lập. Quan niệm về cấu trúc của pháp luật về giải quyết TTHC như vậy còn có ý nghĩa phương pháp luận trong việc xác định phạm vi nghiên cứu của Luận án, rằng Luận án không nghiên cứu việc thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC trên từng lĩnh vực chuyên ngành của quản lý nhà nước, mà nghiên cứu nhằm hoàn thiện cơ chế thực hiện và kiểm soát
TTHC. Nó cũng có ý nghĩa thực tiễn quan trọng đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc quy định TTHC, rà soát, hoàn thiện hệ thống TTHC. Nội dung lý luận quan trọng của Luận án là việc luận chứng các yêu cầu và điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC. Cơ sở mà Luận án dựa vào để luận chứng các yêu cầu, điều kiện này là những yêu cầu của CCHC được các văn kiện của Đảng, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tổng thể CCHC giai đoạn 2011 - 2020, các yêu cầu đối với việc quy định và thực hiện TTHC được quy định tại Nghị định số 63, và từ đặc thù của việc thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC, những vướng mắc, hạn chế của thực tiễn thực hiện. Những yêu cầu và điều kiện được luận chứng trong Luận án là căn cứ khoa học cho phép đánh giá khách quan, toàn diện thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC tại cơ quan nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam. Nội dung này được Luận án thực hiện ở Chương 3.
Từ những căn cứ lý luận được luận chứng ở Chương 2, những hạn chế trong thực tiễn thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC của cơ quan nhà nước cấp tỉnh, trong đó có những hạn chế của những quy định về cơ chế thực hiện và kiểm soát TTHC, hạn chế về tổ chức bộ máy và nhân sự Luận án đã đề xuất và luận chứng 5 quan điểm và 6 giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật ấy. Các quan điểm mà Luận án đề xuất gồm: 1, thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC tạo động lực thúc đẩy và bảo đảm hiệu quả cải cách nền hành chính nhà nước cấp tỉnh; 2, thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC của cơ quan nhà nước cấp tỉnh phải gắn với mục tiêu đảm bảo quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; 3, thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC cho tổ chức, công dân phải bảo đảm tính thống nhất của hệ thống TTHC, phù hợp với thực tiễn địa phương; 4, đội ngũ CBCC có phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực chuyên môn, văn hóa giao tiếp và kỹ năng áp dụng pháp luật thành thạo là nhân tố quyết định thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC; 5, huy động sức mạnh toàn xã hội trên cơ sở phát huy dân chủ trong thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC. Các giải pháp mà Luận án luận chứng gồm: 1, giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết TTHC; 2, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC cho đội ngũ CBCC và các tầng lớp nhân dân; 3, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện tổ chức bộ máy và
nhân sự trong thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC ở cơ quan nhà nước cấp tỉnh; 4, đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ thông tin trong thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC; 5, tăng cường hoạt động giám sát thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC; 6, tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC
Luận án cho rằng việc thực hiện các quan điểm và giải pháp trên sẽ góp phần không chỉ nâng cao được chất lượng pháp luật về giải quyết TTHC, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả trong việc thực hiện, mà còn góp phần thúc đẩy công cuộc cải cách nền hành chính ởđịa phương, đổi mới nhận thức, tăng cường phẩm chất, năng lực, nâng cao trách nhiệm của đội ngũ CBCC, của người đứng đầu các CQHC nhà nước cấp tỉnh, phát huy dân chủ xã hội, thúc đẩy phát triển KT - XH ở địa phương một cách bền vững.
Đề tài Luận án: “Thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay” là Đề tài mới, chưa có công trình nào thuộc chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật nghiên cứu. Đề tài ấy còn liên quan nhiều chuyên ngành khoa học khác của khoa học pháp lý, trực tiếp là khoa học luật hành chính, khoa học luật tổ chức nhà nước cũng như liên quan