Khái niệm giải quyết thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay (Trang 35)

Phù hợp với phạm vi nghiên cứu được Luận án xác định trong phần Mởđầu, Luận án tập trung nghiên cứu khái niệm giải quyết TTHC đối với các thủ tục liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

Theo một nghĩa chung nhất, thuật ngữ giải quyết, trong đó có giải quyết TTHC được hiểu “là việc xem xét, làm rõ nội dung, bản chất của vấn đề, sự việc để đưa ra kết luận hoặc quyết định phù hợp”. Theo quan niệm ấy, để giải quyết các vấn đề, sự việc có chất lượng, hiệu quả thì cần thiết phải tuân theo các quy trình, cách thức, thao tác và kỹ năng cần thiết.

Với nghĩa nêu trên của thuật ngữ giải quyết, liên hệ với khái niệm TTHC, có thểđưa ra khái niệm về giải quyết TTHC như sau: Giải quyết TTHC là việc các cơ

quan nhà nước, người có thẩm quyền xem xét, làm rõ bản chất, nội dung các vấn

đề, vụ việc hành chính theo đúng trình tự, cách thức do pháp luật hành chính quy

định và đưa ra các kết luận hoặc quyết định áp dụng pháp luật để giải quyết các vấn đề, vụ việc một cách đúng đắn, hợp pháp và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý hành chính nhà nước, phục vụ xã hội và nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.

Điều cần lưu ý là pháp luật hành chính trong định nghĩa trên là toàn bộ các quy phạm pháp luật quy định TTHC. Đối với việc giải quyết các công việc liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức thì pháp luật hành chính ngoài các quy phạm quy định TTHC còn có các quy phạm tạo thành pháp luật về giải quyết TTHC.

Từ quan niệm trên, giải quyết TTHC có những đặc điểm sau:

Một là, giải quyết TTHC là việc tiến hành những hoạt động, những công việc nhất định do pháp luật hành chính quy định để làm rõ bản chất, nội dung của vấn đề, vụ việc, trên cơ sở đó cơ quan, người có thẩm quyền đưa ra quyết định giải quyết vấn đề, vụ việc một cách đúng đắn, hợp pháp, hiệu quả.

Thực tiễn cho thấy, số lượng các vấn đề, vụ việc cần phải xem xét giải quyết theo TTHC rất phong phú, đa dạng và phức tạp, đòi hỏi cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết TTHC phải tiến hành những hoạt động cần thiết như nghiên cứu đơn, thư, hồ sơ, tài liệu; tổ chức xác minh, phân tích, đánh giá các thông tin, chứng cứ; xác định chính xác các quy phạm pháp luật áp dụng; kết luận và ra quyết định giải quyết theo đúng quy trình luật định. Với các hoạt động đó đòi hỏi cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết TTHC phải có đủ các điều kiện về tổ chức bộ máy, nhân lực, tài chính và thể chế. Người có thẩm quyền giải quyết TTHC không những

phải có đủ trình độ, năng lực chuyên môn, nhất là sự hiểu biết pháp luật về TTHC và giải quyết TTHC mà còn phải đáp ứng các yêu cầu vềđạo đức, trách nhiệm công vụ, kinh nghiệm và kỹ năng giải quyết TTHC.

Hai là, chủ thể trong giải quyết TTHC là các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong các CQHC có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm được pháp luật quy định. Đây là một trong những dấu hiệu đặc trưng để phân biệt chủ thể trong giải quyết TTHC công, mang tính quyền lực nhà nước với các chủ thể của các phương thức giải quyết các vấn đề, vụ việc theo trình tự, thủ tục tư pháp, trọng tài hoặc TTHC tư, mang tính xã hội, phi nhà nước. Ví dụ, Tòa án nhân dân, thẩm phán có chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền trong việc xét xử các vụ án theo trình tự tố tụng; các Trung tâm trọng tài và trọng tài viên có chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền xem xét, giải quyết các tranh chấp theo thủ tục trọng tài; giám đốc, tổng giám đốc các công ty, tổng công ty có nhiệm vụ, quyền hạn xem xét và giải quyết các việc trong nội bộ công ty, tổng công ty theo TTHC tư và các quy định nội bộ….

Chủ thể trong giải quyết TTHC cũng là người đại diện cho cơ quan nhà nước, đại diện cho quyền lực nhà nước, một loại quyền lực do nhân dân ủy quyền, để thực thi công vụ. Vì vậy, về nguyên lý, việc thực thi công vụ của các chủ thể nêu trên trong giải quyết TTHC cũng đồng thời là trách nhiệm công vụ, trách nhiệm phục vụ nhân dân và phải bảo đảm sự bình đẳng, công khai, minh bạch, dân chủ và thuận tiện trong giải quyết thủ tục, không được quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng.

Ba là, khách thể trong giải quyết TTHC là các quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức có liên quan đến các vấn đề, vụ việc mà cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết theo TTHC. Các quyền và lợi ích này rất phong phú, đa dạng, được Hiến pháp năm 2013 [68] ghi nhận trong Chương II về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và được cụ thể hóa trong các luật chuyên ngành, như: Luật Báo chí, Luật Xuất bản; Luật Doanh nghiệp; Luật Phá sản; Luật Hôn nhân và gia đình… Trên cơ sở của pháp luật, các quan hệ pháp luật có thể được phát sinh, tồn tại hoặc chấm dứt xuất phát từ những nhu cầu khách quan và mong muốn chủ quan của chủ thể. Tuy nhiên, các quan hệ pháp luật này không mặc nhiên phát sinh, tồn tại hoặc chấm dứt, mà trong hầu hết các trường hợp còn cần có

sự giải quyết của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước. Ví dụ, để kết hôn và sống cuộc sống vợ chồng thì đôi nam nữ cần phải làm thủ tục đăng ký kết hôn, phải được UBND giải quyết theo thủ tục đăng ký kết hôn; để lập hội, thì những người có nguyện vọng lập hội phải thực hiện các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật về hội và phải được Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết (đối với hội hoạt động trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) hoặc Bộ Nội vụ giải quyết (đối với hội có phạm vi hoạt động trong cả nước hoặc liên tỉnh) theo thủ tục được pháp luật quy định. Cũng như vậy, để thực hiện quyền tự do kinh doanh, tự do thành lập doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức phải thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký kinh doanh, mã số thuế, thực hiện việc thông báo trên các báo Trung ương hoặc địa phương theo quy định mới có thể tiến hành kinh doanh hợp pháp.

Như vậy, để bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong giải quyết TTHC không chỉ đòi hỏi các quy phạm quy định TTHC phải đáp ứng được các nguyên tắc quy định thủ tục, phù hợp với yêu cầu CCHC, mà còn đòi hỏi chất lượng các quy phạm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình giải quyết thủ tục, tức là chất lượng pháp luật về giải quyết TTHC.

Bốn là,đối tượng giải quyết TTHC là cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Xuất phát từ tính phong phú, đa dạng của các quan hệ pháp luật phát sinh trong các lĩnh vực của đời sống xã hội thuộc phạm vi quản lý hành chính nhà nước, đối tượng giải quyết TTHC rất đông về số lượng, vừa đa dạng, phức tạp về cơ cấu, thành phần, trình độ, địa vị xã hội... Tính nhiều vẻ và phức tạp của chủ thể là đối tượng giải quyết TTHC đòi hỏi khi giải quyết TTHC đối với mỗi chủ thể xác định, thì bên cạnh các yếu tố chung, cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền cần có sự tìm hiểu để nắm được thực chất điều kiện, hoàn cảnh, năng lực của họđể có cách giải quyết đúng đắn, công bằng và hợp lý.

Năm là, yêu cầu của giải quyết TTHC là phải bảo đảm đúng các nguyên tắc do pháp luật quy định, trong đó có nguyên tắc bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, công bằng, bảo đảm tính liên thông, kịp thời, chính xác, không gây phiền hà và đề cao trách nhiệm của CBCC trong giải quyết thủ tục.

2.1.1.3. Khái nim pháp lut v gii quyết th tc hành chính

Trên cơ sở lý thuyết chung về pháp luật, về hệ thống pháp luật, trực tiếp là trên cơ sở khái niệm TTHC và giải quyết TTHC được phân tích ở trên có thể quan niệm pháp luật về giải quyết TTHC như sau: Pháp luật về giải quyết TTHC là hệ

thống quy phạm pháp luật hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện đểđiều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình cơ

quan nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết các công việc theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức theo trình tự, TTHC quy định, bảo đảm cho cá nhân, tổ chức thực hiện được các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, góp phần bảo đảm trật tự hoạt

động quản lý nhà nước, thúc đẩy sự phát triển KT-XH của địa phương và trên cả

nước. Về nội dung, pháp luật về giải quyết TTHC xác lập các cơ chế thực hiện các quy phạm quy định TTHC, như quy định về nguyên tắc thực hiện TTHC, thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan giải quyết TTHC, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC, trách nhiệm của CBCC tham gia giải quyết TTHC, quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải quyết TTHC, điều kiện bảo đảm, chế độ khen thưởng, kỷ luật trong giải quyết TTHC. Theo nghĩa rộng, pháp luật về giải quyết TTHC còn bao gồm các quy phạm quy định về kiểm soát TTHC nhằm bảo đảm tính khả thi của các quy phạm quy định TTHC và tính công khai, minh bạch trong tổ chức thực hiện TTHC. Như vậy, theo nội dung đó, pháp luật về giải quyết TTHC có sự khác biệt về cơ bản với pháp luật về TTHC - Pháp luật này được tạo thành bởi hệ thống các quy phạm pháp luật quy định TTHC. Nguồn các quy phạm của pháp luật về giải quyết TTHC là các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, mà hiện nay nguồn chủ yếu là Nghị định số 63 của Chính phủ về kiểm soát TTHC, Quyết định số 93 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại CQHC nhà nước ở địa phương và các văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ, cơ quan nhà nước cấp tỉnh quy định cụ thể hai văn bản trên.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay (Trang 35)