Đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ thông tin trong thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay (Trang 138 - 140)

15 12-1 43 Cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh

4.2.4. Đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ thông tin trong thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính

luật về giải quyết thủ tục hành chính

Các học thuyết quản lý đều khẳng định: Trong quản lý, dù là quản lý hành chính công hay quản lý hành chính tư thì con người, tổ chức và phương tiện, công cụ quản lý luôn là ba yếu tố quyết định. Đó cũng là ba yếu tố có quan hệ biện chứng với nhau, trong đó con người là yếu tố hàng đầu. Tổ chức là sự kiện kết những cá thể người theo một mục tiêu nhất định. Tổ chức là con người tập thể mà ởđó sức mạnh của từng cá thể người được tích hợp và được nhân lên mạnh mẽ. Tổ chức tốt cũng là trường học đào tạo ra những con người tốt, có đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ. Tổ chức và con người trong hoạt động đều đòi hỏi phải có những công cụ thích

hợp; công cụ càng tốt thì sức mạnh của con người, của tổ chức càng được duy trì, phát triển. Điều ngược lại sẽ kìm hãm năng lực con người, sức mạnh của tổ chức. Với ý nghĩa ấy, trong nhiều chương trình cải cách, đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, Đảng ta luôn chú trọng chủ trương hiện đại hóa, áp dụng các phương tiện công nghệ thông tin hiện đại. Theo chủ trương đó, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015 [84]. Chương trình đã xác định đầu tư công nghệ thông tin hiện đại cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông và kiểm soát TTHC nhằm hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động của mạng thông tin giải quyết TTHC của các cổng thông tin điện tử của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong quy trình xử lý công việc của từng CQHC nhà nước với nhau và trong giao dịch với tổ chức, công dân; thực hiện việc công bố danh mục các dịch vụ hành chính công trên mạng thông tin điện tử hành chính cấp tỉnh; xây dựng và sử dụng thống nhất biểu mẫu điện tử trong giao dịch giữa các CQHC nhà nước, với tổ chức, công dân, đáp ứng yêu cầu đơn giản hóa TTHC.

Để triển khai áp dụng công nghệ thông tin theo Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin với các nhiệm vụ cụ thể nêu trên trong thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC đòi hỏi trước hết là phải nâng cao nhận thức của người đứng đầu các CQHC về tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành của các CQHC nhà nước, trong đó có việc thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC, thực hiện việc đánh giá theo định kỳ chất lượng lãnh đạo của người đứng đầu trong ứng dụng công nghệ thông tin, đồng thời từng bước nâng cao trình độứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ CBCC, trong đó quan tâm nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin của đội ngũ lãnh đạo, quản lý trong các CQHC nhà nước, của đội ngũ CBCC công tác tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả và kiểm soát TTHC. Trong việc nâng cao năng lực đó cần chú trọng trình độứng dụng các phần mềm hỗ trợ quản lý điều hành và phần mềm “một cửa điện tử” trong giải quyết TTHC của các CQHC nhà nước, bảo đảm 100% các CQHC nhà nước ứng dụng phần mềm này và hồ sơđiện tử được thiết lập từ khi tiếp nhận

đến khi giải quyết và trả kết quả. TTHC và kết quả giải quyết TTHC phải được công khai trên mạng Internet, đồng thời cho phép người dân và doanh nghiệp có quyền được tra cứu, phản ánh, kiến nghị về kết quả do cơ quan nhà nước giải quyết. Mặt khác, cần có giải pháp triển khai có hiệu quả, đồng bộ các ứng dụng công nghệ thông tin do Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện, như: Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, vềđất đai, lý lịch tư pháp, vềđăng ký kinh doanh, về TTHC, về hệ thống mạng đấu thầu quốc gia cùng với việc xây dựng Cơ sở dữ liệu chuyên ngành hỗ trợ cho công tác quản lý, điều hành, nâng cao được chất lượng, nhất là về thời gian thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay (Trang 138 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)