Thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính tạo động lực thúc đẩy và bảo đảm hiệu quả cải cách nền hành chính nhà nước cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay (Trang 110 - 111)

15 12-1 43 Cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh

4.1.1.Thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính tạo động lực thúc đẩy và bảo đảm hiệu quả cải cách nền hành chính nhà nước cấp tỉnh

thúc đẩy và bảo đảm hiệu quả cải cách nền hành chính nhà nước cấp tỉnh

Nhận thức đầy đủ, sâu sắc vai trò của pháp luật, khám phá và hiện thực hóa những vai trò mới của nó trong những điều kiện, hoàn cảnh lịch sử mới luôn là tâm điểm của mọi nghiên cứu lý luận về pháp luật, cả trước đây và nhất là hiện nay. Ngay từ thời của các nhà nước cổđại, vai trò to lớn của pháp luật đã được các nhà tư tưởng cổđại đề cao. “Ở đâu không có pháp luật thì cũng không có chế độ nhà nước”. Đó là những tư tưởng lớn về thượng tôn pháp luật mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Tư tưởng ấy đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện sâu sắc trong cuộc đời cách mạng của người. Ngay từ khi còn đang đi tìm con đường cứu nước, Người cùng với các nhà cách mạng nổi tiếng là Phan Châu Trinh, Phan Văn Trương đề ra yêu sách đòi thực dân Pháp bãi bỏ chế độ cai trị bằng sắc lệnh độc đoán chuyên quyền, thực hiện chế độ cai trị bằng luật thể hiện ý chí của nhân dân. Người coi pháp luật là “thần linh pháp quyền”, “là vũ lực của cách mạng”. Kế thừa và phát huy tư tưởng pháp trị Hồ Chí Minh, Đảng ta trong lãnh đạo công cuộc đổi mới đã luôn đề cao vai trò của pháp luật, khẳng định “quản lý đất nước bằng pháp luật chứ không chỉ bằng đạo lý”. Từ quan điểm ấy, Đảng đặc biệt chú trọng lãnh đạo công tác xây dựng pháp luật, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng cơ chế hữu hiệu trong thực hiện pháp luật, nhờ đó hiện

thực hóa vai trò to lớn của pháp luật trong đổi mới nhà nước, đổi mới xã hội. Trong CCHC, Đảng chủ trương phải cải cách đồng bộ cả thể chế hành chính, bộ máy hành chính, chế độ công chức và công vụ hành chính song coi CCHC là khâu đột phá. Chính từ chủ trương này mà hệ thống TTHC ngày càng được hoàn thiện, pháp luật về giải quyết TTHC hình thành, phát triển theo đúng mục tiêu và yêu cầu CCHC. Như vậy, CCHC và pháp luật về giải quyết TTHC có mối quan hệ mật thiết với nhau. Pháp luật về giải quyết TTHC là sản phẩm của CCHC, nhưng CCHC muốn thắng lợi thì phải có động lực, phải tạo ra những động lực. Tổng hòa những vai trò to lớn từ quá trình hiện thực hóa pháp luật về giải quyết TTHC sẽ tạo ra nguồn động lực trực tiếp thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc CCHC. Chính là qua thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC mà hoàn thiện được thể chế hành chính, kiện toàn bộ máy hành chính, xây dựng được một đội ngũ công chức hành chính có phẩm chất, năng lực, kỹ năng quản lý bằng pháp luật, nâng cao chất lượng công vụ hành chính, cải thiện và tăng cường mối quan hệ giữa nhân dân với các CQHC, đúng với bản chất phục vụ của nền hành chính.

Quan điểm thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC tạo động lực thúc đẩy và bảo đảm hiệu quả cải cách nền hành chính nhà nước có ý nghĩa quan trọng về mặt nhận thức, giúp cho các cấp ủy đảng, đội ngũ CBCC, người đứng đầu, mọi cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải quyết TTHC thấy được sự cần thiết của việc thực hiện pháp luật giải quyết TTHC, có những hoạt động, hành vi thiết thực cho việc thực hiện pháp luật đó.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay (Trang 110 - 111)