0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

Thực trạng pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính giai đoạn 2006-

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 75 -75 )

2006-2010

Pháp luật về giải quyết TTHC trong giai đoạn này đã có bước phát triển hơn, thể hiện ở chỗ nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định triển khai thực hiện cơ chế “một cửa”đã được các cơ quan nhà nước cấp tỉnh ban hành và bảo đảm chất lượng. Ưu điểm rõ rệt nhất, đánh dấu bước đột phá trong sự phát triển của pháp luật này là sự kiện Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 93 ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại CQHC nhà nước ởđịa phương, thay thế Quyết định số 181 nêu trên. Quy chế đưa ra quan niệm: “Cơ chế một cửa liên thông là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của nhiều CQHC nhà nước cùng cấp hoặc giữa các cấp hành chính, từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả thực hiện tại một đầu mối là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của một CQHC nhà nước”(khoản 2, Điều 1). Quy chế cũng quy định rõ các nguyên tắc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông; các cơ quan áp dụng cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông; phạm vi áp dụng cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông được mở rộng đối với tất cả các công việc của cá nhân, tổ chức thuộc các ngành, lĩnh vực quản lý, từ đó

mở rộng phạm vi điều chỉnh của pháp luật về giải quyết TTHC, đồng thời tạo cơ sở pháp lý thống nhất thực hiện chung trên cả nước.

Bên cạnh đó, pháp luật về giải quyết TTHC trong giai đoạn này, theo đánh giá của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và của các cơ quan nhà nước cấp tỉnh thì vẫn còn những hạn chế nhất định. Do việc quy định TTHC của CQHC vẫn theo xu hướng chỉ tạo thuận lợi trong quản lý, đẩy khó khăn cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp, do đó việc thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC vẫn còn nhiều phiền hà, phức tạp, chồng chéo, không hợp lý. Việc quy định tràn lan TTHC ở nhiều CQHC các cấp ởđịa phương vẫn diễn ra làm cho việc giải quyết không thống nhất, không bảo đảm nguyên tắc công bằng trong giải quyết thủ tục. Mặt khác, các quy định triển khai thực hiện các cơ chế do các cơ quan nhà nước cấp tỉnh ban hành, trong đó có các quy định về các mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính trong hồ sơ TTHC vẫn còn tình trạng thiếu thống nhất, không hợp lý, chậm được chuẩn hóa theo hướng đơn giản, thuận lợi.

Những kết quả trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật về giải quyết TTHC trong giai đoạn này có nguyên nhân chủ yếu là do sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thể hiện cụ thể nhất là trong việc Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 30 phê duyệt Đề án về rà soát TTHC và Quyết định số 93 ban hành Quy chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC tại cơ quan hành chính ởđịa phương. Hạn chế của pháp luật về giải quyết TTHC chủ yếu do nguyên nhân là căn bệnh cục bộđịa phương trong quy định TTHC; nhiều lĩnh vực, vấn đề, công việc trong xây dựng, thực hiện và kiểm soát TTHC, nhưđánh giá tác động của TTHC, công bố TTHC là lĩnh vực mới, các cơ quan nhà nước cấp tỉnh còn bỡ ngỡ chưa có kinh nghiệm, bộ máy và CBCC tham gia thực hiện cơ chế chưa được chuẩn bị, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC chưa đáp ứng yêu cầu; việc kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm tính công khai, minh bạch, tính thống nhất của các mẫu đơn, mẫu tờ khai trong quy định TTHC chưa thực sự được chú ý, quy trình tiếp nhận, xem xét, xử lý hồ sơ theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh chưa có sự thống nhất, chưa đáp ứng những yêu cầu quy định TTHC.

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 75 -75 )

×