15 12-1 43 Cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh
4.2.5.3. Nâng cao vai trò giám sát của xã hộ
Giám sát xã hội là hình thức giám sát mà chủ thể trực tiếp là các tầng lớp nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng, các hội, đoàn thể quần chúng khác. Các chủ thể này đều có chung mục tiêu giám sát là tạo dòng chảy thông thoát cho KT- XH phát triển. Trong thực hiện pháp luật TTHC các chủ thểđó đều có chung mục tiêu giám sát là thúc đẩy việc thực hiện pháp luật một cách tốt nhất.
Để nâng cao vai trò giám sát xã hội cần tập trung vào những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất: Cần chú trọng phương pháp điều tra xã hội trong đánh giá chất lượng thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC. Việc điều tra xã hội học cần được thực hiện trong từng tầng lớp nhân dân, đối với hội viên của các hội, hiệp hội, các đoàn thể quần chúng. Để việc điều tra xã hội học được khách quan và đảm bảo sự trung thực cần lựa chọn hệ thống câu hỏi sát với thực tiễn, sát với công việc mà CQHC giải quyết; trong lựa chọn đối tượng điều tra cần lựa chọn điển hình, đảm bảo tính khách quan của các đối tượng tham gia điều tra. Trong quá trình làm Luận án, NCS đã kết hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức điều tra xã hội học về hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở các cơ quan thuộc UBND tỉnh và UBND cấp huyện, cấp xã trong tỉnh, với các đối tượng điều tra là doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, kinh doanh, CBCC, nông dân, hưu trí và các thành phần khác [86]. Tổng số phiếu điều tra mà Ban Tuyên giáo phát ra là 1.600 phiếu, tổng số phiếu thu về là 1.600 phiếu, đạt 100%; chỉ có 60 phiếu không đạt yêu cầu, chiếm tỷ lệ 3,75%. Qua trả lời 21 câu hỏi về hiệu quả và chất lượng hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở các CQHC từ tỉnh đến xã ở Bắc Giang đã cho phép rút ra các kết luận việc thực hiện các cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết các TTHC ở các CQHC đã mang lại kết quả thiết thực đối với người dân và doanh nghiệp; đội ngũ CBCC làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quảđược lựa chọn cơ bản là người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu công việc được giao; có thái độ tốt khi giải quyết công việc, cơ chế một cửa, một cửa liên
thông là giải pháp thay đổi hữu hiệu về phương thức làm việc của CQHC nhà nước, tạo ra chuyển biến căn bản trong quan hệ giữa CQHC nhà nước với tổ chức, cá nhân; việc thực hiện đơn giản hóa TTHC đã giảm phiền hà, chi phí thời gian, công sức cho tổ chức, cá nhân; việc thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC đó đã góp phần chống quan liêu, hách dịch, cửa quyền, chống tham nhũng trong đội ngũ CBCC. Tuy nhiên, kết quả điều tra xã hội học cũng cho thấy những mặt hạn chế, yếu kém trong thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC, thể hiện:
- Có nơi, có chỗ kết quả giải quyết hồ sơ hành chính vẫn còn chậm, sai hẹn; - Trình độ CBCC làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở các cấp chính quyền chưa đồng đều, công chức cấp xã còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu của việc thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC;
- Công tác tuyên truyền pháp luật về giải quyết TTHC chưa nhiều và chưa có chiều sâu, do vậy, nhiều người dân và các tổ chức xã hội chưa hiểu biết đầy đủ về CCHC và pháp luật về giải quyết TTHC, còn nhiều quan niệm, nhận thức sai về cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông…
- Việc công khai TTHC nhiều nơi chưa đầy đủ, thiếu thông tin, không cập nhật nhiều các quy định mới.
Từ kết quảđiều tra xã hội học nêu trên có thể khẳng định: Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại CQHC các cấp đối với tất cả các lĩnh vực, công việc liên quan đến tổ chức, doanh nghiệp và người dân là phương pháp tốt nhất trong thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC. Từ những bất cập qua điều tra xã hội học cho thấy cần có sự thống nhất những TTHC bắt buộc phải giải quyết tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, quy định thống nhất phần mềm giải quyết TTHC ở cấp huyện để tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên thông, tránh lãng phí; cần tăng cường nhiều hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao hiểu biết của CBCC và người dân về CCHC, về cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông… Việc thực hiện điều tra xã hội học với kết quả nêu trên cho thấy đây là hình thức giám sát xã hội có hiệu quả trong việc thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC, cần được các tổ chức xã hội quan tâm thực hiện.
Thứ hai: Tạo điều kiện để nâng cao vai trò của báo chí, của các cơ quan truyền thông trong việc xem xét, đánh giá việc thực hiện pháp luật về giải quyết
TTHC của các CQHC nhà nước cấp tỉnh. Báo chí, các cơ quan truyền thông có thế mạnh trong việc cung cấp thông tin cho xã hội và là diễn đàn của nhân dân. Ở bất cứ giai đoạn cách mạng nào, báo chí luôn là cơ quan ngôn luận cổ vũ, khuyến khích, biểu dương những điển hình, người tốt, việc tốt và cổ vũ phong trào cách mạng của quần chúng, đồng thời cũng là kênh cung cấp thông tin rộng rãi cho toàn xã hội những mặt trái, những bất cập, những yếu kém nổi lên trong đời sống xã hội, trong đó có việc thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC. Vì vậy, đưa báo chí, các cơ quan truyền thông tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC là nhiệm vụ hết sức cần thiết. Điều quan trọng là các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí cần có định hướng cụ thể những lĩnh vực liên quan nhiều đến người dân, những lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng trong quá trình giải quyết TTHC. Điều đó giúp cho báo chí đi sâu đánh giá, cung cấp được cho xã hội những thông tin chân thực, có cơ sở, góp phần tạo ra dư luận xã hội lành mạnh. Mặt khác, người đứng đầu các CQHC cấp tỉnh cần khuyến khích, tạo điều kiện, động viên báo chí tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC, coi là sự đánh giá, thẩm định, phản biện của một lực lượng xã hội có tín nhiệm để từ đó rút kinh nghiệm, điều chỉnh cách làm, đổi mới tổ chức, nhân sự, đồng thời có cơ chế khen thưởng những bài viết hay, những phóng viên tham gia tích cực trong lĩnh vực này.
Thứ ba:Đổi mới phương thức và có cơ chế cụ thểđể doanh nghiệp và người dân đánh giá trực tiếp chất lượng pháp luật và thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC cũng như chất lượng phục vụ của CBCC tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Không ai khác, doanh nghiệp và người dân là những người tham gia thực hiện pháp luật TTHC, và do đó là người hiểu sâu sắc những TTHC nào còn rườm rà, không cần thiết, gây cản trở, khó khăn cho doanh nghiệp; cũng hiểu hơn ai hết công chức nào tốt, không tốt, chất lượng phục vụ của từng người. Vì thế, sự đánh giá của doanh nghiệp và người dân về chất lượng thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC, về thái độ, trình độ chuyên môn, đạo đức công vụ của CBCC khi tham gia quá trình giải quyết TTHC là một kênh giám sát đặc biệt quan trọng, hiệu quả. Để việc đánh giá của người dân và doanh nghiệp trong thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC được thuận lợi, ngoài cách làm truyền thống là gửi thư vào hòm thư
góp ý cần có hình thức nhanh và tiện lợi hơn, như qua việc xây dựng phần mềm trong tin học để xin ý kiến, trong đó chú trọng các ý kiến về thủ tục nào còn rườm rà, không cần thiết, ý kiến về sửa đổi, hủy bỏ thay thế mới TTHC, đánh giá công chức nào phục vụ tốt, khá và yếu kém…Hình thức này cho phép đối tượng xin ý kiến chỉ cần nhấn chuột hoặc chạm tay vào màn hình cảm biến là đã thực hiện được việc góp ý. Đây cũng là kênh thông tin rất quan trọng và hiệu quả để nhận xét được từng công chức trực tiếp giải quyết công việc ở Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả một cách sát thực hơn.
Điều kiện quan trọng để tăng cường hoạt động giám sát thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC, gồm giám sát của HĐND cấp tỉnh, của MTTQ cấp tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội, của các hội, đoàn thể quần chúng, các tầng lớp nhân dân, các phương tiện thông tin, báo chí - về mặt nhận thức, quan điểm, là phải quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận, “phải quý dân, trọng dân, học dân”, tin tưởng vào sức mạnh của dân, việc “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Từ đó đòi hỏi các cấp, các ngành phải làm tốt công tác dân vận, đổi mới và nâng cao chất lượng công tác dân vận, phát huy vai trò của công tác dân vận trong các hoạt động giám sát thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC của các chủ thể giám sát trên. Như thế, một mặt phải nâng cao năng lực của các chủ thể giám sát, mặt khác cần xác lập và thực hiện các quy chế phối hợp, trong đó “quy chế phối hợp với Ban Dân vận, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ủy ban MTTQ và các đoàn thể nhân dân trong tỉnh” là đặc biệt quan trọng [51]. Để bảo đảm hiệu quả thực hiện Quy chế trước hết đòi hỏi Quy chế “phải nêu rõ phạm vi, mục đích, nguyên tắc, nội dung và trách nhiệm phối hợp giữa các bên tham gia” [51], đồng thời các bên ký kết “thông báo cho nhau về tình hình kết quảđể từđó mỗi bên có thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, trong đó chú trọng dư luận xã hội, tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân; những kiến nghị, đề xuất với UBND tỉnh…” [51].
Ngoài ra, điều kiện quan trọng trong tăng cường giám sát thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC của các chủ thể giám sát trên là phải bảo đảm thực hiện nghiêm, thực chất quy chế thực hiện dân chủở cơ sở, qua thực hiện dân chủở cơ sở để các chủ thể giám sát, các cấp ủy đảng, các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, trực tiếp là
các CQHC nắm bắt được kịp thời, xác thực “đánh giá của các doanh nghiệp, người dân, tổ chức xã hội đối với công tác CCHC của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh…” [51], bảo đảm “tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình với người dân; kiểm soát tham nhũng trong lĩnh vực công, thủ tục hành chính công, cung ứng dịch vụ công” [51].