Yêu cầu thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh hiện nay

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay (Trang 50)

cơ quan nhà nước cấp tỉnh hiện nay

Những yêu cầu đối với việc thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC của cơ quan nhà nước cấp tỉnh được xác định trên cơ sở và nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước hiện nay; những yêu cầu này được Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng, trực tiếp là Chương trình tổng thể CCHC giai đoạn 2010-2020 của Chính phủ xác định.

Tháng giêng năm 1995, Ban Chấp hành Trung Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành Hội nghị lần thứ 8 và ra Nghị quyết “Tiếp tục xây dựng nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính”. Đó cũng là thời điểm mở đầu cho công cuộc cải cách sâu rộng nền hành chính ở Việt Nam. Nghị quyết Hội nghị nhận định: “... Tổ chức và hoạt động của Nhà nước ta còn bộc lộ nhiều khuyết điểm và yếu kém... Sự lãnh đạo của Đảng chưa được tăng cường đúng mức, chưa có quy chế rõ ràng bảo đảm cho việc kiện toàn và phát huy hiệu lực của bộ máy nhà nước. Chậm đặt vấn đề nghiên cứu có hệ thống về cải cách bộ máy nhà nước” [28, tr.22]. Nghị quyết đã đề ra những quan điểm cơ bản chỉ đạo việc đổi mới Nhà nước, khẳng định chủ trương cải cách một bước nền hành chính nhà nước, đồng thời xác định: “Đây là yêu cầu bức xúc và là trọng tâm của việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam trong thời gian tới” [28, tr.29]. Cùng với việc đề ra mục tiêu CCHC, Nghị quyết xác định công cuộc CCHC

phải được tiến hành cả về thể chế của nền hành chính, tổ chức bộ máy và quy chế hoạt động của hệ thống hành chính, xây dựng đội ngũ CBCC hành chính. Về cải cách thể chế hành chính, Nghị quyết xác định:

Trong năm 1995, phải cải cách một bước cơ bản các TTHC, cả về thể chế và tổ chức thực hiện. Loại bỏ những khâu xin phép, xét duyệt không cần thiết, gây phiền hà, ngăn chặn tệ cửa quyền, sách nhiễu, tham nhũng, hối lộ, vi phạm pháp luật. Lập lại trật tự trong việc ban hành TTHC... Tập trung cải cách thủ tục trong các lĩnh vực tác động trực tiếp tới đời sống và sản xuất kinh doanh của nhân dân [28, tr.30-31].

Nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và đặc biệt là Chính phủđã ban hành nhiều văn bản quan trọng, Thủ tướng Chính phủ ra nhiều quyết định, trong đó có các Quyết định phê chuẩn Chương trình tổng thể CCHC giai đoạn 2001- 2010 [78] và Quyết định phê chuẩn Chương trình tổng thể CCHC giai đoạn 2011 - 2020 [85], các Quyết định ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các CQHC nhà nước ở địa phương, Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 10/01/2007 phê duyệt Đề án đơn giản hóa TTHC trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010 (sau đây gọi là Đề án 30) [82].

Mặc dù có sự chỉđạo và thực hiện kiên quyết của Đảng, Nhà nước song công cuộc CCHC vẫn còn nhiều hạn chế. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, và mới đây là Nghị quyết các Hội nghị Ban chấp hành Trung ương khóa XI vềđổi mới hệ thống chính trị, về công tác dân vận đều nhận định: “CCHC chưa đạt yêu cầu đề ra; TTHC còn gây phiền hà cho tổ chức và công dân”, “năng lực xây dựng thể chế, quản lý điều hành, tổ chức thực thi pháp luật còn yếu” [30, tr.171-172]. Thực trạng ấy không chỉ diễn ra trong tổ chức, hoạt động của các cơ quan nhà nước ở Trung ương mà còn khá phổ biến ở các cấp chính quyền địa phương. Báo cáo Tổng kết thực hiện Chương trình tổng thể CCHC giai đoạn 2001 - 2010 của Chính phủđã chỉ rõ:

Cải cách TTHC tuy đã được thực hiện từ nhiều năm nay nhưng nhìn chung vẫn chưa xóa bỏ về cơ bản các TTHC mang tính quan liêu, rườm rà, gây phiền hà cho doanh nghiệp và nhân dân.... Triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông vẫn còn thiếu đồng bộ, thủ tục giải

quyết một số loại hồ sơ hành chính còn bị cắt khúc theo cấp hành chính... Quan hệ phối hợp giải quyết hồ sơ giữa các cấp, các ngành tuy có tiến bộ, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót, ý thức cộng đồng trách nhiệm giữa các cơ quan phối hợp giải quyết chưa cao, còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm... Tại một sốđịa phương cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của bộ phận một cửa chưa được quan tâm…, “một bộ phận CBCC làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trách nhiệm còn yếu, chưa thạo việc, hạn chế về năng lực”, “việc thực hiện công khai TTHC tại bộ phận một cửa chưa được tốt, thậm chí có nơi công khai thủ tục nhưng lại thiếu mẫu đơn, mẫu tờ khai” [85].

Nhận định trên của Đảng, Chính phủ cho thấy việc thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC cảở Trung ương và cả ởđịa phương, trong đó có việc thực hiện của cơ quan nhà nước cấp tỉnh còn nhiều hạn chế, thiếu sót, ảnh hưởng không nhỏđến công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền, xây dựng, phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, cải thiện môi trường, thể chế vềđầu tư, kinh doanh và chất lượng phục vụ của nền hành chính nhà nước.

Thực trạng trên cũng cho thấy vấn đề không chỉ là tiếp tục đẩy mạnh cải cách TTHC, không chỉ xác định chính xác mục tiêu, phương hướng, giải pháp chung mà còn cần thiết phải xác định rõ, chính xác các yêu cầu cụ thể cho từng cấp, từng ngành, từng cơ quan nhà nước trong quy định và thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC.

Đối với cơ quan nhà nước cấp tỉnh, những yêu cầu đối với việc thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC nhằm đáp ứng yêu cầu chung của CCHC hiện nay là:

Thứ nhất: Việc thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC của cơ quan nhà nước cấp tỉnh phải tác động tích cực lên quá trình CCHC ởđịa phương, mà cụ thể là:

- Từ thực tiễn thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC góp phần hoàn thiện hệ thống TTHC được ban hành theo thẩm quyền được phân cấp của cơ quan nhà nước cấp tỉnh, bảo đảm sự thống nhất, liên thông với hệ thống TTHC của các cơ quan nhà nước Trung ương, bảo đảm chất lượng của thủ tục. Đối với loại TTHC giải quyết yêu cầu của cá nhân, tổ chức thì chất lượng của nó trước hết phải thỏa mãn được các

nguyên tắc quy định TTHC; các nguyên tắc này được quy định tại Điều 7 Nghịđịnh số 63 của Chính phủ gồm các nguyên tắc “đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện”, “bảo đảm quyền bình đẳng của các đối tượng thực hiện TTHC”; “tiết kiệm thời gian và chi phí của cá nhân, tổ chức và CQHC nhà nước”, “đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ, hiệu quả của các quy định về TTHC; TTHC phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định trên cơ sở bảo đảm tính liên thông giữa các TTHC liên quan, thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng, minh bạch, hợp lý; dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về TTHC thuộc thẩm quyền của cơ quan nào, cơ quan đó phải có trách nhiệm hoàn chỉnh”.

- Từ thực tiễn thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC góp phần hoàn thiện thể chế, tổ chức bộ máy của cơ quan nhà nước cấp tỉnh, mà trực tiếp là các thể chế phân cấp hành chính, các thể chế quy định trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nước cấp tỉnh trong giải quyết TTHC, thể chế về trách nhiệm hành chính của người đứng đầu, của CBCC trong giải quyết TTHC, thể chế về tổ chức, hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nhưđã nêu ở phần trên.

- Thực tiễn thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC phải trở thành trường học giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC hành chính, trước hết là giáo dục, bồi dưỡng ý thức phục vụ, năng lực chuyên môn và trách nhiệm công vụ của đội ngũ công chức hành chính trực tiếp tham gia giải quyết TTHC.

- Yêu cầu quan trọng trong thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC là nâng cao chất lượng phục vụ của nền hành chính nhà nước cấp tỉnh, rằng phải thông qua thực tiễn thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC để xây dựng niềm tin của nhân dân, doanh nghiệp, động viên được tính tích cực và trách nhiệm công dân trong việc góp phần đẩy mạnh CCHC, tôn trọng và chấp hành nghiêm minh pháp luật, góp phần tăng cường và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong mọi tầng lớp nhân dân.

Thứ hai: Việc thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC nói chung, trực tiếp là thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức của cơ quan nhà nước cấp tỉnh phải bảo đảm các yêu cầu có tính nguyên tắc được quy định tại Điều 12 của Nghịđịnh 63 nêu trên, mà cụ thể là:

- Yêu cầu về bảo đảm công khai, minh bạch trong giải quyết TTHC. - Yêu cầu về việc bảo đảm tính khách quan, công bằng.

- Yêu cầu về việc bảo đảm tính liên thông, kịp thời, chính xác, không gây phiền hà trong quá trình giải quyết thủ tục.

- Yêu cầu về việc bảo đảm quyền được phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức đối với các TTHC, mà trước hết là các thủ tục do cơ quan nhà nước cấp tỉnh quy định theo thẩm quyền được phân cấp.

- Yêu cầu về việc đề cao trách nhiệm của CBCC, của cơ quan nhà nước cấp tỉnh trong giải quyết thủ tục.

Để thực hiện được những yêu cầu trên đặt ra nhiều vấn đề cho cơ quan nhà nước cấp tỉnh phải giải quyết. Đó không chỉ là việc thực hiện nghiêm các quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND (năm 2004), thực hiện tốt công tác kiểm soát TTHC mà quan trọng là phải tạo ra được các bảo đảm mang tính toàn diện, sát hợp với thực tiễn địa phương.

2.3.2. Những điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay (Trang 50)