của cơ quan nhà nước cấp tỉnh giai đoạn 2001 đến năm 2005
Trọng tâm trong thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC ở giai đoạn này là kết hợp giữa việc hoàn thiện TTHC trên cơ sở loại bỏ những TTHC rườm rà, chồng chéo, dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn cho cá nhân, tổ chức, với việc thực hiện mẫu hóa thống nhất trong cả nước các loại giấy tờ mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải quyết công việc phải chuẩn bị; triển khai và mở rộng việc thực hiện cơ chế “một cửa”, xác định cụ thể và rõ ràng trách nhiệm của CBCC tham gia giải quyết TTHC.
Qua đánh giá của các cơ quan quản lý ở Trung ương và chính quyền các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho thấy: Nhìn chung, việc thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC của các cơ quan nhà nước cấp tỉnh trong cả nước đã bám sát yêu cầu CCHC, thực hiện cải cách cả về thể chế và tổ chức thực hiện phù hợp với tình hình thực tếđịa phương, chống tùy tiện, sách nhiễu. Cụ thể thực trạng đó như:
Thứ nhất: Về rà soát TTHC. Ngày 26/01/2005 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 23/2005/QĐ-TTg thành lập Tổ công tác liên ngành xử lý các vướng mắc của doanh nghiệp về TTHC [80]. Tại Báo cáo số 111/BC-CCHC ngày 25/7/2005 của Tổ công tác 23 thuộc Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả kiểm tra việc thực hiện quyết định nêu trên đối với 5 tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh và Bà Rịa - Vũng Tàu [114] đã đánh giá: Cả 5 tỉnh, thành phố nói trên đã thành lập Tổ công tác liên ngành xử lý các vướng mắc và kiến nghị của người dân và doanh nghiệp về TTHC, kịp thời xem xét xử lý và kiến nghị xử lý các vụ việc nổi cộm, bức xúc về TTHC, góp phần tích cực và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. Thành phố Hà Nội đã tiến hành tổng rà soát và công bố trên cổng giao tiếp điện tử một danh mục gồm 411 TTHC
thuộc thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết của các cơ quan hành chính thuộc UBND thành phố. Qua rà soát, các CQHC thuộc UBND thành phố Hà Nội đề nghị bổ sung 59 TTHC vào danh mục đã công bố [100], bởi đây là những TTHC đã bị bỏ sót trong cuộc rà soát vào năm 2003 hoặc do trước đây chưa có sự thống nhất. Tại thời điểm báo cáo, thành phố Hà Nội có 100% các CQHC thực hiện cơ chế “một cửa”
và đang thực hiện chủ trương chuyên môn hóa công chức làm công tác tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Thành phố Hải Phòng đã tổng hợp được 29 kiến nghị của doanh nghiệp về TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Trung ương, chuyển các kiến nghị đó đến các Bộ, ngành Trung ương giải quyết; xem xét 32 kiến nghị của doanh nghiệp về TTHC thuộc thẩm quyền quy định của UBND thành phố, trong đó có 22 trường hợp đã được xử lý [102]. Tại Bà Rịa - Vũng Tàu, có 165 thông tin về những khó khăn, kiến nghị của các doanh nghiệp đã được tổng hợp, phân loại và xử lý, trong đó bước đầu đã xử lý xong 47 thông tin, chuyển các Bộ, ngành Trung ương xử lý 12 kiến nghị, đề xuất. Tổ công tác liên ngành của thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức 6 cuộc họp giữa đại diện lãnh đạo UBND thành phố với các doanh nghiệp để trao đổi về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc có liên quan đến TTHC, đồng thời giao trách nhiệm cho các Sở, ngành giải quyết cụ thể.
Tuy nhiên, Báo cáo trên của Tổ công tác 23 đã đề cập và phân tích những mặt hạn chế trong rà soát TTHC, như một số cơ quan nhà nước cấp tỉnh vẫn chưa đánh giá đúng vai trò của rà soát TTHC, việc chỉ đạo và phân công rà soát TTHC còn chậm và chưa tập trung; việc công bố TTHC đã được hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung vẫn còn nhiều hạn chế; vẫn còn tình trạng chậm xem xét, giải quyết những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị của doanh nghiệp hoặc né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, nhất là đối với những công việc phức tạp, nhạy cảm. Một sốđịa phương còn khoán trắng cho Tổ công tác, thiếu kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhởđể rút kinh nghiệm. Thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chấp hành không nghiêm báo cáo tình hình và kết quả triển khai thực hiện Quyết định số 23 của Thủ tướng Chính phủ.
Thứ hai: Về thực hiện cơ chế “một cửa” theo Quyết định số 181/2003/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ tại các cơ quan nhà nước cấp tỉnh:
Trong thực hiện cơ chế “một cửa” các cơ quan nhà nước cấp tỉnh đều xác định bên cạnh việc thực hiện công khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ
chức thì phải lấy tiêu chí thời gian giải quyết thủ tục là tiêu chí chủ yếu đánh giá hiệu quả thực hiện cơ chế. Theo Báo cáo của một số UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, việc thực hiện cơ chế “một cửa” với quan điểm trên được thể hiện qua các Bảng thống kê sau:
Bảng 3.1: Kết quả thời gian giải quyết TTHC theo cơ chế “một cửa” tại tỉnh Thái Bình
Kết quả giải quyết (thời gian là ngày làm việc)
Cơ quan
giải quyết Loại TTHC được giải quyết
Thời gian giải quyết theo quy định Thời gian giải quyết thực tế Thời gian được rút ngắn
Đăng ký kinh doanh 5-7 3-5 2-4
Đăng ký thay đổi nội dung kinh doanh 7 3-5 2-4
Thẩm định hồ sơ kế hoạch đấu thầu 10 3 7 Thẩm định hồ sơ mời thầu 20 5 15 Thẩm định hồ sơ kết quả mời thầu 10 7 3 Cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh
Tiếp nhận, thuyên chuyển CBCC 3-5 Trong ngày 2-4
Nguồn: Báo cáo về công tác CCHC giai đoạn 2001 - 2010 [111].
Bảng 3.2: Kết quả thời gian giải quyết TTHC theo cơ chế “một cửa” tại tỉnh Bình Phước
Kết quả giải quyết (thời gian là ngày làm việc)
Cơ quan
giải quyết Loại TTHC được giải quyết
Thời gian giải quyết theo quy định Thời gian giải quyết thực tế Thời gian được rút ngắn Thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư 15 10 5 Thẩm định kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả mời thầu 40 30 10