Tăng cường vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong việc thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay (Trang 140 - 142)

15 12-1 43 Cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh

4.2.5.1.Tăng cường vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong việc thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính

trong vic thc hin pháp lut v gii quyết th tc hành chính

Hoạt động giám sát của HĐND bao gồm hoạt động giám sát tại kỳ họp và giám sát giữa hai kỳ họp HĐND. Tại kỳ họp, HĐND cấp tỉnh giám sát thông qua việc xem xét các báo cáo công tác của UBND, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Giữa hai kỳ họp, HĐND cấp tỉnh thực hiện hoạt động giám sát thường xuyên và giám sát theo chuyên đề của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và các đại biểu HĐND. Để tăng cường vai trò giám sát của HĐND cấp tỉnh trong việc thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC của CQHC cấp tỉnh tập trung vào những nội dung công việc sau:

Thứ nhất: HĐND cấp tỉnh cần tăng cường giám sát đối với các văn bản quy phạm pháp luật có quy định TTHC của UBND cấp tỉnh nhằm đánh giá việc quy định TTHC có phù hợp không, các quy định như vậy đã hợp lý chưa, việc vận dụng của địa phương có mâu thuẫn hoặc quy định gì thêm so với các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương và giám sát việc đánh giá tác động của TTHC mới ban hành, việc tuân thủ các chi phí TTHC, bảo đảm cho việc xây dựng, rà soát TTHC của các cơ quan nhà nước đúng quy trình, chất lượng được nâng cao và tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật.

Thứ hai:Đối với việc thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC. Đây là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng nhất trong giám sát của HĐND cấp tỉnh. Về nội dung, HĐND cấp tỉnh trước hết tập trung giám sát các văn bản quy phạm pháp luật của UBND cấp tỉnh triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại địa phương, căn cứ vào yêu cầu, điều kiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND và Nghị định số 63 về kiểm soát TTHC, đặc biệt chú ý yêu cầu về tính hợp pháp, tính thống nhất, tuân thủ và tính phù hợp thực tiễn địa phương của các quy định trong các văn bản đó, HĐND cấp tỉnh đồng thời giám sát tính công khai, minh bạch, trình tự thực hiện các TTHC một cách trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; giám sát việc thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu và của CBCC trực tiếp thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC, trên cơ sởđó đánh giá thực trạng việc thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC, chỉ ra những thiếu sót, khuyết điểm để kiến nghị, yêu cầu thực hiện.

Thứ ba: Trong giám sát việc thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC, cơ quan thường trực, các Ban của HĐND cấp tỉnh cần xây dựng kế hoạch giám sát cụ thể, tập trung vào những nơi, những lĩnh vực nhạy cảm, có nhiều ý kiến phản ánh của người dân và những lĩnh vực liên quan đến các chính sách lớn của Nhà nước, đến an sinh xã hội, dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực. Để nâng cao hiệu quả giám sát, ngoài các thành viên của các Ban và cơ quan thường trực HĐND cấp tỉnh, cần mời các chuyên gia, những người đã từng công tác, làm việc và am hiểu các lĩnh vực giải quyết TTHC. Khi giám sát xong, từ kết quả giám sát, HĐND cấp tỉnh cần có ý kiến, kiến nghị UBND cấp tỉnh, các CQHC trực thuộc điều chỉnh, khắc phục

những yếu kém, những bất cập, bất hợp lý nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC một cách có hiệu quả và thiết thực.

Thứ tư: Giám sát việc thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC của HĐND cấp tỉnh còn thông qua việc đại biểu HĐND tiếp xúc cử tri trước, trong và sau kỳ họp, qua báo cáo giải trình của các cơ quan quản lý nhà nước về thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC. Đây là công việc định kỳ, thường xuyên của các đại biểu HĐND, của các tổđại biểu và các cơ quan chuyên trách của HĐND. Qua tiếp xúc cử tri, đại biểu HĐND cấp tỉnh sẽ lắng nghe được nhiều ý kiến phản ánh trực tiếp của nhân dân về công việc của các CQHC nhà nước, trong đó có việc thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC. Thực tế cho thấy nhiều vấn đề trong thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC, như: trình tự, thủ tục bình xét hộ nghèo mà bà con dân tộc phải thực hiện để được hưởng các chính sách của nhà nước, trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xét là nạn nhân chất độc da cam, thương bệnh binh, cấp giấy phép hoặc chuyển đổi giấy phép hành nghề, đầu tư… chỉ được phản ánh thông qua các cuộc tiếp xúc với cử tri, tiếp xúc với các doanh nghiệp của đại biểu HĐND. Qua các cuộc tiếp xúc như vậy, HĐND cấp tỉnh có cơ sở thực tiễn để kiến nghị UBND cấp tỉnh xem xét, trả lời ý kiến cử tri, xác định rõ những công việc phải làm để khắc phục những thiếu sót, tồn tại trong thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC.

Với chức năng là cơ quan quyền lực nhà nước ởđịa phương, là cơ quan đại diện của nhân dân, bằng việc làm tốt công tác giám sát thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC của các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, HĐND cấp tỉnh phát huy được vai trò to lớn trong thúc đẩy CCHC, phát huy hiệu lực, hiệu quả thực hiện pháp luật, kịp thời khắc phục những yếu kém, khuyết điểm trong quản lý, tăng cường ý thức và hiệu quả phục vụ người dân và tổ chức của CQHC nhà nước cấp tỉnh.

4.2.5.2. Phát huy vai trò giám sát ca Mt trn T quc Vit Nam cp tnh và các đoàn th chính tr - xã hi trong thc hin pháp lut v gii quyết th tc

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay (Trang 140 - 142)