15 12-1 43 Cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh
4.2.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cho đội ngũ cán bộ, công
thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cho đội ngũ cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là để nâng cao nhận thức pháp luật, kỹ năng sử dụng pháp luật, có ý thức và lối sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Trong điều kiện thực hiện nhà nước quản lý theo pháp luật, với chủ trương xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền của Đảng thì công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có vị trí đặc biệt quan trọng. Vì lẽấy, Đảng và Nhà nước ta hết sức chú trọng thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật. Quốc hội đã ban hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật (năm 2012) [67]. Đối với công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC, do tính đặc thù của pháp luật này đòi hỏi:
Một là, tập trung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các luật, pháp lệnh, các văn bản quy phạm pháp luật khác về quản lý nhà nước các lĩnh vực chuyên ngành trong đó có các quy phạm TTHC, như Luật Đất đai, Luật Khiếu nại, Luật tố cáo, Luật Đầu tư, Luật Bảo hiểm, Pháp lệnh người có công... các nghị định, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của cơ quan nhà nước cấp tỉnh có quy định TTHC, cơ chế thực hiện pháp luật giải quyết TTHC, kiểm soát TTHC cũng như các văn bản quy định về tiếp nhận, xử lý, phản ảnh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC.
Hai là,điểm khác cơ bản trong phổ biến, tuyên truyền, giáo dục các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên với công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đối với các văn bản quy phạm pháp luật khác là tính cụ thể, đòi hỏi đối tượng được tuyên truyền, phổ biến hiểu và thực hiện đúng các thủ tục giải quyết ở từng lĩnh vực, biết và thực hiện được việc chuẩn bị những loại hồ sơ, giấy tờ, trách nhiệm của bản thân và của CBCC làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả... Chẳng hạn, đối với người dân để có nhu cầu được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phải giúp họ phải hiểu, phải biết cần có những loại giấy tờ gì, phải nộp lệ phí bao nhiêu, cơ quan nào là cơ quan giải quyết... Để việc cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, cấp giấy chứng nhận đầu tư thì
doanh nghiệp phải có những hồ sơ nào, nộp ởđâu, trách nhiệm của doanh nghiệp ra sao, trách nhiệm của cơ quan nhà nước như thế nào...
Để bảo đảm được tính cụ thể nêu trên đòi hỏi chủ thể tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phải lựa chọn chính xác những vấn đề thật cụ thể, thật cần thiết để phổ biến, tuyên truyền. Cần khẳng định các CQHC nhà nước cấp tỉnh có thẩm quyền quy định và giải quyết TTHC phải là chủ thể tích cực, chủ yếu trong giáo dục pháp luật, phải xây dựng được chương trình, nội dung, kế hoạch phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuộc lĩnh vực công việc mình phụ trách. Cần chống căn bệnh dàn trải, ôm đồm khi xây dựng chương trình, nội dung giáo dục pháp luật về giải quyết TTHC, theo đó cần chú trọng phân loại đối tượng giáo dục phù hợp với yêu cầu pháp luật của họ. Chẳng hạn, đối với người nông dân, cần tập trung tuyên truyền, giáo dục Luật Đất đai, chú trọng các quy định của Luật về trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, việc đền bù giải phóng mặt bằng và các lĩnh vực có liên quan đến đời sống, công việc sản xuất của họ. Tương tự như vậy, các trình tự, thủ tục để công nhận người có công, thực hiện các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật hiện hành là những vấn đề nhiều người dân quan tâm, cần được xác định trong nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giải quyết TTHC.
Ba là, tăng cường vai trò, trách nhiệm của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh trong việc quy định cho các Sở, ngành hàng năm phải đăng ký chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến TTHC và cơ chế thực hiện, cơ chế kiểm soát TTHC; đề cao và phát huy vai trò của Hội đồng trong rà soát nội dung giáo dục pháp luật, bổ sung, lược bỏ những nội dung không phù hợp và giám sát thực hiện các nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giải quyết TTHC phù hợp với đối tượng thực hiện thủ tục, với những vấn đề mà tổ chức, cá nhân đang cấp thiết đặt ra.
Bốn là, tăng cường trách nhiệm của các chủ thể tuyên truyền, giáo dục pháp luật và thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC.
Việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật và thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC chủ yếu thuộc trách nhiệm của chính quyền các cấp. Đối với UBND cấp tỉnh, ngoài trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, cần ban hành kế
hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật TTHC cho các đối tượng có liên quan; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ báo cáo viên, CBCC công tác tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả và người phụ trách; thông qua Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh để thực hiện việc chỉđạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai và kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC, đồng thời tạo điều kiện kinh phí cho các cơ quan làm nhiệm vụ này; khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hỗ trợ cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật TTHC.
Trong phổ biến, giáo dục pháp luật và thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC cần chú ý khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức và công dân có nhu cầu và chủ động nghiên cứu, học tập, tìm hiểu để thấy rõ được trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước; trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân, từ đó tự giác thực hiện hoặc phản ánh, kiến nghị, khiếu nại những việc làm không đúng, sai trái của cơ quan nhà nước trong giải quyết TTHC, bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Năm là, lựa chọn các hình thức phù hợp, hiệu quả trong phổ biến, giáo dục pháp luật và thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC.
Điều 11 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật quy định các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật. Do tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC có đặc thù riêng nên không phải bất kỳ hình thức nào trong tám hình thức được Luật quy định đều phù hợp và có hiệu quả. Thực tiễn cho thấy, các hình thức công bố TTHC, công khai TTHC, như đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ và của chính quyền địa phương, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng là những hình thức hiệu quả. Tuy nhiên, điều đó đòi hỏi phải quy định thành chế độ đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng một cách ổn định, cụ thể. Các hình thức phổ biến pháp luật trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, việc tổ chức phổ biến trực tiếp cho đối tượng cụ thể chịu sự tác động của TTHC thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, các hội nghề nghiệp và các tổ chức khác cũng là những hình thức hiệu quả. Nó đòi hỏi phải xây dựng và tạo điều kiện để các Báo cáo viên pháp luật thuận lợi trong việc giúp đỡ các tổ chức, các câu lạc bộ, các đoàn thể trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Một
hình thức khác là khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội, như Hội Luật gia, Đoàn Luật sư, các luật sư, công chứng viên - những người am hiểu lĩnh vực pháp luật tham gia giáo dục pháp luật, từđó thực hiện việc xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC.
Sáu là, đối với đội ngũ CBCC, nhất là những CBCC tham gia soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định TTHC và các văn bản liên quan thuộc thẩm quyền ban hành của cơ quan nhà nước cấp tỉnh và CBCC được phân công làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, tại Phòng Kiểm soát TTHC của Sở Tư pháp, công tác giáo dục pháp luật cần tập trung vào các nội dung quan trọng sau:
- Những nội dung pháp luật về quản lý nhà nước lĩnh vực chuyên ngành mà TTHC quy định.
- Các văn bản quy phạm pháp luật quy định cơ chế thực hiện, kiểm soát TTHC, tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị đối với các quy định hành chính, quy chế, quy trình tiếp nhận, xem xét, xử lý hồ sơ trách nhiệm thực hiện trong giải quyết TTHC.
- Các luật và các văn bản quy định cụ thể, hướng dẫn thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND (năm 2004).
- Kỹ năng soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật và đặc biệt là kỹ năng áp dụng pháp luật trong tham gia thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC.
4.2.3. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện tổ chức bộ máy và nhân sự trong thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính ở cơ quan nhà