Thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính phải bảo đảm tính thống nhất của hệ thống thủ tục hành chính, phù hợp với thực tiễn

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay (Trang 113)

15 12-1 43 Cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh

4.1.3.Thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính phải bảo đảm tính thống nhất của hệ thống thủ tục hành chính, phù hợp với thực tiễn

đảm tính thống nhất của hệ thống thủ tục hành chính, phù hợp với thực tiễn địa phương

Đây là quan điểm bảo đảm được nguyên tắc pháp chế thống nhất, đồng thời phát huy được tính chủ động, sáng tạo của các cấp chính quyền địa phương trong thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC. Như vậy, quan điểm này đặt ra các yêu cầu nghiêm ngặt cả đối với cơ quan nhà nước Trung ương và cả đối với cơ quan nhà nước địa phương trong xây dựng và thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC. Các cơ quan nhà nước Trung ương khi quy định TTHC, xác lập cơ chế thực hiện và kiểm soát TTHC phải bám sát thực tiễn địa phương, phải căn cứ vào điều kiện cụ thể ở từng vùng, từng miền, vào đặc điểm dân cưđể quy định TTHC cho phù hợp, không thểđưa ra các quy định mà không xem xét đến trình độ dân trí, vị trí địa lý, các yếu tố phong tục, tập quán, văn hóa, trình độđội ngũ CBCC cũng như không thểđưa ra các quy định chỉ xuất phát từ lợi ích thuận tiện cho quản lý của mình. Ngược lại, các cơ quan chính quyền địa phương, chủ yếu là cơ quan nhà nước cấp tỉnh, khi quy định TTHC theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC phải bảo đảm không được trái với các quy định của Trung ương; không vì những đặc thù của địa phương mà tùy tiện đặt ra các quy phạm pháp luật quy định TTHC trái với nguyên tắc cơ bản do Trung ương quy định; phải trên cơ sở quy phạm pháp luật quy định TTHC và cơ chế thực hiện, kiểm soát TTHC do Trung ương quy định để cụ thể hóa vào địa phương một cách linh hoạt, sáng tạo, vừa đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống TTHC, vừa tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện có hiệu quả pháp luật về giải quyết TTHC ởđịa phương.

Quan điểm trên còn có ý nghĩa quan trọng ở chỗ nó đòi hỏi các cơ quan nhà nước Trung ương phải coi trọng việc ra văn bản hướng dẫn thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC, đẩy mạnh rà soát và kiểm soát TTHC, thực hiện công khai TTHC để tạo thuận lợi cho các cơ quan nhà nước địa phương tổ chức thực hiện.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay (Trang 113)