Một số nhận xét

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay (Trang 66 - 70)

Từ thực tiễn CCHC, xây dựng và thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC ở một số nước trong khu vực và trên thế giới có thể rút ra một số kinh nghiệm có giá trị tham khảo về nhận thức và chỉđạo thực tiễn hoàn thiện pháp luật về giải quyết TTHC cũng như hoàn thiện cơ chế thực hiện ở Việt Nam. Đó là:

Một, về nhận thức, cần thấy rõ tác động của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đặt ra như một tất yếu, đòi hỏi đối với tất cả các quốc gia phải tiến hành CCHC, trong đó có vấn đề cải cách TTHC, thực hiện TTHC, cho dù quốc gia đó là nước phát triển, có nền hành chính hiện đại hay là nước đang phát triển.

Hai, CCHC, cải cách TTHC và cơ chế thực hiện là một quá trình liên tục, trong đó mỗi nước đều tìm cho mình phương pháp tiếp cận vấn đề cải cách, xác định mục tiêu và nội dung cải cách, cách thức tiến hành và công cụ thực hiện phù hợp. Nhìn chung, những vấn đềấy giữa các nước về cơ bản có sự tương đồng, mặc dù xuất phát điểm trong cải cách, cơ cấu tổ chức hành chính và ưu tiên chính trị có sự khác biệt.

Ba, đơn giản hóa TTHC là ưu tiên hàng đầu trong CCHC, là nội dung chủ yếu của việc hoàn thiện và thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC. Các nước đều nhận thức rõ số lượng và độ phức tạp của các TTHC có thể áp đặt chi phí đáng kể cho toàn bộ nền kinh tế và là rào cản lớn đối với sự phát triển kinh tế. Các gánh nặng hành chính được quốc tế coi là chỉ báo về mức cạnh tranh và minh bạch của quốc gia. Vì lẽ đó, nhiều nước phát triển đặt trọng tâm vào việc xây dựng và triển khai chiến lược đơn giản hóa TTHC là nhằm cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ và sự tương tác giữa chính quyền với người dân cũng như đáp ứng nhu cầu giảm gánh nặng cho doanh nghiệp và tạo thuận lợi cho cạnh tranh, thương mại, đầu tư.

Đơn giản hóa TTHC rất quan trọng đối với các nước đang phát triển vốn có hệ thống hành chính cồng kềnh nhưng thiếu hiệu quả và hệ thống quy định thủ tục quá phức tạp. Điều đó cũng được tiến hành ở các nước mới bắt tay vào thực hiện các chương trình chất lượng thể chế, hướng đến cải thiện năng lực điều hành trên diện rộng hơn thông qua minh bạch hóa, tăng cường trách nhiệm giải trình và hiệu quả hoạt động của Chính phủ.

Bốn, xây dựng một thiết chế đủ mạnh để kiểm soát việc ban hành mới quy định TTHC, rà soát, loại bỏ các thủ tục rườm rà, lạc hậu, chi phí thực tế tốn kém. Bên cạnh đó, việc cải thiện công tác quản lý thông tin của Chính phủ, xây dựng năng lực hoạch định về các vấn đề chiến lược trong đơn giản hóa TTHC, tạo ra sự chuyển biến tích cực trong quan hệ giữa chính quyền và người dân trên cơ sở đối thoại chính sách, cải thiện chất lượng phục vụđã tạo ra nền tảng vững chắc cho việc thực hiện những cải cách sâu rộng hơn nữa.

Năm, trình tự và thời gian hợp lý thực hiện cải cách, đơn giản hóa TTHC và các yếu tố thiết yếu để thực hiện thành công các nỗ lực cải cách được xác định là: Sự lãnh đạo và cam kết về cải cách hành chính; lập chiến lược quốc gia và các cơ cấu, cơ chế phối hợp phù hợp; phạm vi đơn giản hóa TTHC, áp dụng các luật về TTHC hoặc các công cụ tư pháp hành chính khác nhằm tổ chức quá trình ra quyết định hành chính và rà soát tư pháp; chính sách dự báo nhằm tránh ban hành các gánh nặng hành chính mới và các cơ chế tham vấn công chúng phục vụ việc xác định ưu tiên. Các nỗ lực nhằm đảm bảo thực hiện hiệu quả và tuân thủ cũng như đảm bảo các kết quả có giải trình đòi hỏi phải thay đổi sâu sắc văn hóa hành chính

truyền thống, đặc biệt là thông qua nguồn lực phù hợp, các hoạt động xây dựng năng lực, thiết lập mạng lưới trao đổi về cách làm và đối thoại chính sách giữa các nước phát triển và đang phát triển.

Sáu, bảo đảm dân chủ công khai, minh bạch với những hình thức linh hoạt, thiết thực, hiệu quả trong thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC, trong đó có việc thành lập đường dây nóng, tăng cường đối thoại giữa cơ quan giải quyết thủ tục với cá nhân, tổ chức và giữa các cơ quan, các cấp hành chính, đơn giản hóa mẫu đơn, hồ sơ, bảo đảm các điều kiện để cá nhân, tổ chức có thuận lợi tối đa trong tiếp cận pháp luật về TTHC và giải quyết TTHC, tiếp cận cơ quan chính quyền cùng với việc áp dụng những biện pháp kiểm tra, đánh giá chặt chẽ, chính xác mức độ áp dụng, kết quả thực hiện là điều kiện và giải pháp quan trọng tăng cường hiệu quả thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC, loại bỏ tình trạng quan liêu sách nhiễu của CBCC trong giải quyết TTHC, giảm thêm áp lực tài chính cho cá nhân, tổ chức có nhu cầu giải quyết TTHC.

Bảy, việc áp dụng công nghệ thông tin điện tử hiện đại trong kiểm soát quy định TTHC và thực hiện TTHC của CQHC nhà nước có thẩm quyền, đặc biệt là các CQHC địa phương cùng với việc thúc đẩy quá trình xây dựng chính phủđiện tử là công cụ, phương pháp hữu hiệu bảo đảm hiệu quả sâu rộng và bền vững của quá trình cải cách, cần được coi là ưu tiên hàng đầu, ngay cảđối với các nước đang phát triển.

Kết luận chương 2

Chương 2 của Luận án có tiêu đề: Cơ sở lý luận thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh.

Phù hợp với tiêu đề trên, Chương 2 đã phân tích khái niệm, đặc điểm của TTHC nói chung, khái niệm, đặc điểm của TTHC giải quyết các công việc liên quan đến quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức và khái niệm, đặc điểm của giải quyết TTHC. Những khái niệm này là cơ sở cho việc nghiên cứu khái niệm pháp luật và thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC. Nội dung quan trọng của Chương 2 là đã phân tích khái niệm, đặc điểm, nội dung và các hình thức văn bản quy phạm

pháp luật về giải quyết TTHC; khái niệm, đặc điểm của thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC của cơ quan nhà nước cấp tỉnh, trong đó đã phân tích quy trình giải quyết theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Đặc biệt, Chương 2 đã xác định và phân tích các yêu cầu đối với thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC tại cơ quan nhà nước cấp tỉnh trên cơ sở các yêu cầu của CCHC, trực tiếp là yêu cầu cải cách TTHC hiện nay, đồng thời xác định các điều kiện bảo đảm thực hiện đểđáp ứng được các yêu cầu đó. Việc xác định các yêu cầu, điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC là căn cứ có giá trịđểđánh giá khách quan, toàn diện thực trạng thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC được trình bày ở Chương 3, cũng là cơ sở cho việc đề xuất và luận chứng các quan điểm, giải pháp thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC được trình bày ở Chương 4; những quan điểm, giải pháp này phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện nêu trên.

Nội dung quan trọng của Chương 2 còn ở việc trình bày pháp luật về TTHC và giải quyết TTHC, cải cách TTHC và kinh nghiệm thực hiện ở một số nước, rút ra những cách làm, kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo, nhất là tham khảo trong xây dựng và thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC của cơ quan nhà nước cấp tỉnh.

Chương 3

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay (Trang 66 - 70)