Vương quốc Bỉ là một quốc gia có nền hành chính phát triển. Mặc dù vậy, trước làn sóng toàn cầu hóa, hệ thống pháp luật hành chính, mà trước hết là pháp luật về TTHC và giải quyết TTHC đã bộc lộ nhiều hạn chế, rườm rà, phức tạp. Để khắc phục tình trạng này, Chính phủ Bỉđã thành lập Cơ quan Đơn giản hóa TTHC (ASA). Cơ quan này đi vào hoạt động từ tháng 6/1999, với nhiệm vụ thúc đẩy các chính sách giảm gánh nặng hành chính áp đặt cho doanh nghiệp thông qua việc kiểm soát, đơn giản hóa TTHC, khuyến khích và điều phối các sáng kiến đơn giản hóa TTHC tại các CQHC.
- Về vị trí, chức năng và thẩm quyền, ASA là một cơ quan thuộc Văn phòng Thủ tướng có thẩm quyền lớn, song không có quyền chỉđạo hay kiềm chế các cơ quan khác. Chức năng chủ yếu của ASA là tham vấn và hợp tác với các CQHC, với các nhiệm vụ chính thức sau:
- Đề xuất biện pháp đơn giản hóa TTHC, thúc đẩy và điều phối các sáng kiến, thực hiện các nghiên cứu cho mục tiêu này;
- Phân tích và thực hiện phương pháp đo lường chi phí hành chính mà doanh nghiệp phải tuân thủ;
- Tổ chức hoạt động phối hợp giữa các cơ quan liên bang trong đơn giản hóa TTHC;
- Làm báo cáo tác động của TTHC trước khi ban hành;
- Tổ chức đối thoại vềđơn giản hoá TTHC ở tất cả các cấp chính quyền, với đại diện của các thành phần kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các tổ chức của Châu Âu và quốc tế.
Ngoài ra, ASA còn đảm nhiệm những hoạt động sau:
- Hướng dẫn pháp luật về TTHC và điều phối một số dự án chính phủđiện tử; - Quản lý đầu mối Kafka - đầu mối này có chức năng thu thập các khuyến nghị vềđơn giản hóa TTHC;
- Thiết lập đối thoại giữa người dân và các CQHC về các dự án đơn giản hóa TTHC.
Ngoài việc thành lập và bảo đảm cho ASA hoạt động hiệu quả, Chính phủ Bỉđã có những nỗ lực rất lớn trong việc kiện toàn và đơn giản hóa toàn bộ hệ thống các quy định TTHC hiện hành. Việc đơn giản hóa quy định được xem là một phần chủ yếu trong các Chương trình “Quy định tốt hơn” của các cơ quan Chính phủ. Một trong các Chương trình này được triển khai ở Bộ Tư pháp Bỉ, với việc xây dựng, đưa vào hoạt động và quản lý cơ sở dữ liệu “Justel” có quy mô lớn nhằm cập nhật các quy định TTHC đã được đơn giản hóa, kiểm soát việc ban hành thủ tục mới. Nhà nước Bỉ đồng thời đặc biệt coi trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật, coi trọng luật nội dung, điển hình là hoàn thiện Bộ luật Hình sự, Bộ luật Nhà ở Walloon và Bộ luật Phát triển lãnh thổ Flanders. Trên lĩnh vực kinh tế, việc hoàn thiện Bộ luật Kinh tế được thực hiện bằng việc khởi động dự án pháp điển hóa nhằm đánh giá và hiện đại hóa luật kinh tế và các TTHC liên quan. Chính phủ Bỉ cũng đã có những nỗ lực đáng kể trong việc xây dựng Bộ luật An ninh xã hội, thực hiện những cải thiện lớn nền tảng pháp lý về nội dung và TTHC trong lĩnh vực này.
Như vậy, có thể thấy việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về TTHC và giải quyết TTHC ở Bỉ diễn ra khá đồng bộ, từ việc thành lập cơ quan chuyên trách (ASA), hoạt động tích cực của các Bộ trong việc đơn giản hóa thủ tục, áp dụng công nghệ thông tin với các Chương trình cụ thể, gắn với việc hoàn thiện toàn bộ hệ thống thể chế pháp lý, coi trọng thể chế kinh tế, mà phương pháp hoàn thiện chủ yếu là pháp điển hóa. Tuy nhiên, pháp điển hóa ở Bỉ dường như không theo một thể thức nhất định, do những khó khăn trong việc điều phối, nhất là trong trường hợp một lĩnh vực được lựa chọn liên quan đến nhiều Bộ, ngành khác nhau, và do hạn chế về tầm nhìn dài hạn cũng như mức độủng hộ của giới chính trị.