Đặc điểm pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay (Trang 39 - 40)

Pháp luật về giải quyết TTHC có một sốđặc điểm sau:

- Pháp luật về giải quyết TTHC là một hệ thống các quy phạm pháp luật hành chính quy định về giải quyết TTHC theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức. Nội dung này phản ánh tính quy phạm và tính hệ thống của các quy phạm TTHC. Tính

quy phạm nói lên giới hạn, cách thức và trình tự cần thiết, hợp lý mà nhà nước quy định để mọi chủ thể có thể ứng xử tự do trong khuôn khổ cho phép; vượt quá giới hạn đó là trái luật. Về nguyên tắc, các quy phạm pháp luật về giải quyết TTHC phải cụ thể, rõ ràng, chính xác, một nghĩa, bảo đảm việc giải quyết thủ tục một cách dân chủ, công khai, công bằng, minh bạch, nhanh chóng và hiệu quả.

- Pháp luật về giải quyết TTHC là một hệ thống các quy phạm pháp luật hành chính quy định về giải quyết TTHC theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức, do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và bảo đảm thực hiện. Nội dung này phản ánh cách thức hình thành và tính quyền lực (tính bắt buộc chung) của pháp luật về giải quyết TTHC. Với thuộc tính này, khi pháp luật về giải quyết TTHC được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện, nó sẽ có sức mạnh của quyền lực nhà nước và tác động đến các chủ thể tham gia vào quá trình giải quyết TTHC, đòi hỏi cơ quan giải quyết TTHC, tổ chức, cá nhân có yêu cầu giải quyết TTHC phải tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh.

- Pháp luật về giải quyết TTHC thể hiện hài hòa giữa mục tiêu quản lý của nhà nước với các nhu cầu khách quan, chính đáng của tổ chức, cá nhân đối với việc giải quyết TTHC, vừa bảo đảm trật tự quản lý hành chính, vừa đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi về dân chủ, công khai, bình đẳng, thuận lợi và hiệu quả của việc giải quyết ấy.

- Mục tiêu điều chỉnh của pháp luật giải quyết TTHC là nhằm thiết lập một trật tự hợp lý, ổn định của các quan hệ phát sinh trong quá trình giải quyết TTHC, từ đó nâng cao được hiệu lực và hiệu quả quản lý hành chính nhà nước, phục vụ nhu cầu phát triển KT - XH, thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải quyết thủ tục.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay (Trang 39 - 40)