quyết thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh đáp ứng được các yêu cầu cải cách hành chính
Trên cơ sở và đáp ứng yêu cầu CCHC hiện nay cũng như các yêu cầu cơ bản, cụ thểđã phân tích ở phần trên, việc thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC của cơ quan nhà nước cấp tỉnh phải được bảo đảm bởi các điều kiện trực tiếp, quan trọng sau:
Thứ nhất: Điều kiện về chất lượng pháp luật về giải quyết TTHC, gồm chất lượng pháp luật về giải quyết TTHC của các cơ quan nhà nước Trung ương và chất lượng pháp luật về giải quyết TTHC do cơ quan nhà nước cấp tỉnh ban hành theo thẩm quyền được phân cấp. Nhưđã phân tích ở trên, các văn bản pháp luật này gồm các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp tỉnh quy định cụ thể cơ chế giải quyết TTHC phù hợp với thực tế địa phương, văn bản phân cấp thẩm quyền, trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan trong bộ máy cơ quan nhà nước cấp tỉnh trong giải quyết TTHC, văn bản quy định tổ chức, hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, văn bản quy định trách nhiệm của CBCC và người đứng đầu cơ quan giải quyết TTHC...
Chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật về giải quyết TTHC phải đáp ứng các tiêu chí được quy định tại Điều 7 Nghịđịnh số 63 của Chính phủ, đồng thời phải đáp ứng các yêu cầu của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND năm 2004 (Điều 3), cụ thể là: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND phải phù hợp với Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên, bảo đảm tính thống nhất, thứ bậc hiệu lực pháp lý của văn bản trong hệ thống pháp luật; văn bản quy phạm pháp luật của UBND còn phải phù hợp với nghị quyết của HĐND cùng cấp.
Như vậy, việc bảo đảm điều kiện về chất lượng pháp luật về giải quyết TTHC phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố có tính chất tiền đề là chất lượng văn bản quy phạm pháp luật có các quy phạm TTHC và chất lượng của quy định TTHC. Đến lượt mình, những chất lượng này cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đáng chú ý là yếu tố về chất lượng đánh giá tác động của văn bản quy định TTHC trước khi được ban hành và đánh giá tác động của quy phạm TTHC. Theo Điều 10 của Nghịđịnh số 63 của Chính phủ, nội dung đánh giá tác động cần đáp ứng các tiêu chí sau: - Sự cần thiết của TTHC; - Tính hợp lý của TTHC; - Tính hợp pháp của TTHC; - Các chi phí tuân thủ TTHC.
Trong trường hợp TTHC được sửa đổi, bổ sung, ngoài đánh giá theo các tiêu chí trên, cơ quan chủ trì soạn thảo phải thuyết minh rõ tính đơn giản cũng như những ưu điểm của TTHC được sửa đổi, bổ sung.
Thứ hai: Các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC là những vấn đề có tính nguyên tắc mà việc thỏa mãn còn phụ thuộc vào các yếu tố về trách nhiệm công bố TTHC của Chủ tịch UBND cấp tỉnh, trách nhiệm của các CQHC cấp tỉnh trong thực hiện TTHC, trách nhiệm của CBCC được phân công tham gia thực hiện TTHC cũng như các yếu tố bảo đảm việc công khai TTHC, tiếp thu, xử lý các phản ánh, kiến nghị về TTHC trong quá trình thực hiện.
Thứ ba: Chất lượng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC và tính nghiêm minh trong xử lý các vi phạm trong thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC.
Điều kiện có tính quyết định trực tiếp và xuyên suốt toàn bộ quá trình thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC là chất lượng đội ngũ CBCC thực hiện và tham gia thực hiện, mà trước hết là những người đứng đầu CQHC nhà nước cấp tỉnh và CBCC được phân công làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, đúng với quan điểm của Đảng tại Chiến lược cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, rằng “cán bộ quyết định tất cả”, “sự nghiệp cách mạng có thành công hay không suy cho cùng là do đội ngũ cán bộ”. Thực tiễn thực hiện pháp luật về
giải quyết TTHC cho thấy có được một đội ngũ những người đứng đầu công tâm, thạo việc, dám quyết, dám chịu trách nhiệm; một đội ngũ CBCC tham gia thực hiện pháp luật có phẩm chất chính trị, đạo đức, tuyệt đối tuân thủ các quy định pháp luật về giải quyết TTHC; chu đáo, ân cần, lịch sự trong tiếp nhận, hướng dẫn đối tượng thực hiện thủ tục, chủđộng tham mưu đề xuất sáng kiến cải tiến việc thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC, đề cao trách nhiệm phối hợp với đồng nghiệp, phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong giải quyết TTHC thì hiệu lực, hiệu quả thực hiện pháp luật đó sẽđược bảo đảm chắc chắn.
2.4. PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ KINH NGHIỆM THỰC HIỆN Ở MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC VÀ TRÊN THẾ GIỚI