Khảo nghiệm tính khả thi của các biệnpháp đề xuất qua thực tiễn

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường chuẩn quốc gia của Hiệu trưởng trường THPT quận Ba Đình, Đống Đa, Tây Hồ, thành phố Hà Nội (Trang 111)

II Quản lý hoạt động bồi dưỡng và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên đáp ứng yêu cầu trường chuẩn quốc gia I Quản lý hoạt động dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh theo chuẩn quốc gia.

84 51 2,92 2,5 83 61 2,9 12 19 Dân chủ hóa các hoạt động 8950 2,95 1 86 1 3 2,92

3.4.2. Khảo nghiệm tính khả thi của các biệnpháp đề xuất qua thực tiễn

Các biện pháp quản lý trờn đã được triển khai, áp dụng tại trường THPT Phạm Hồng Thái trong việc quản lý xây dựng trường chuẩn quốc gia theo quy trình:

- Đánh giá thực trạng, rà soát kết quả đạt được, so với chuẩn.

- Lập kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia: xác định rõ những tiêu chuẩn đã đạt, cần củng cố và nâng cao, những tiêu chuẩn chưa đạt so với chuẩn và nhu cầu xã hội (đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên, số học sinh/lớp, chất lượng giáo dục, phòng học bộ môn, phòng truyền thống, trang thiết bị, ...). Xác định thời gian hoàn thành....

- Hàng thỏng các bộ phận báo cáo tiến độ thực hiện, rút kinh nghiệm, điều chỉnh Kết quả, ngày 26/3/2009 nhà trường đã được UBND thành phố Hà Nội quyết định công nhận trường THPT Phạm Hồng Thái đạt chuẩn quốc gia

Qua thực tiễn triển khai các biện pháp quản lý xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia, chúng tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:

Phát huy nội lực của nhà trường

Tăng cường công tác truyền thông GD, động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên, HS và cha mẹ học sinh nõng cao nhận thức về vai trò, vị trí của GD theo yêu cầu phát triển của XH, từ đó thống nhất và tạo sự đồng thuận cao với chủ trương xây dựng trường chuẩn quốc gia. Xác định trách nhiệm xây dựng trường chuẩn quốc gia là của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên của từng trường và toàn ngành để chủ động tích cực và nỗ lực phấn đấu xây dựng đơn vị mình đạt chuẩn quốc gia.

Tập trung triển khai, thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các hoạt động giáo dục học sinh theo chuẩn, chú trọng việc hoàn thiện tổ chức QL nhà trường, xây dựng đội ngũ và nâng cao chất lượng GD toàn diện để nâng dần từng chuẩn tiến đạt đủ 5 chuẩn.

Tổ chức thực hiện các cuộc vận động lớn trong ngành: "Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm", "Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Xõy dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” để tăng cường GD chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống và động viên tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên và HS tự giác phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ đề ra.

Tích cực tham mưu với cấp ủy, chính quyền các cấp để chủ động giải quyết các khó khăn trong quá trình xây dựng trường chuẩn quốc gia, có những giải pháp khả thi về đầu tư xây dựng, về kinh phí và diện tích đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, kể cả môi trường GD; công tác xây dựng và phát triển Đảng trong trường học theo chuẩn.

Chủ động phối hợp, liên kết với các ban ngành đoàn thể, các lực lượng XH, với cha mẹ và gia đình HS, thắt chặt mối liên hệ nhà trường - gia đình - XH; xây dựng môi trường GD lành mạnh để QL, chăm sóc và giáo dục học sinh một cách toàn diện.

Trên cơ sở tận dụng, khai thác mọi khả năng, điều kiện nguồn lực vốn có của đơn vị, nhà trường đề xuất với Sở GD&ĐT tích cực làm công tác tham mưu với thành phố và các đối tác khác nhằm tăng thêm nguồn lực xây dựng trường chuẩn quốc gia theo hướng thống nhất từ trên xuống, từ chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo đến khả năng đầu tư xây dựng kể cả cơ chế chính sách, cụ thể:

- Thống nhất kế hoạch và lộ trình xây dựng trường chuẩn quốc gia của thành phố làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện đồng bộ từ thành phố đến quận theo quy trình.

- Thống nhất các yêu cầu cần đạt theo từng chuẩn và từng tiêu chí trong chuẩn để xác định các nội dung cần thiết phải xây dựng đối với từng đơn vị trường học.

- Thống nhất các đầu mối chỉ đạo, tổ chức thực hiện từ thành phố đến quận thông qua hoạt động tư vấn, điều hành của Ban chỉ đạo thành phố và Ban chỉ đạo quận, trong đó ngành GD là chủ công, có sự phối hợp đồng bộ của các ngành, các cấp.

- Thống nhất và cụ thể hóa hàng năm kế hoạch về đất, về xây dựng cơ bản và kinh phí để thực hiện tiến độ xây dựng trường chuẩn quốc gia theo lộ trình đề ra.

- Phối hợp điều hòa các chương trình mục tiêu của Chính phủ, thành phố và quận về xây dựng cơ bản, về khoa học công nghệ và kỹ thuật theo hướng có trọng điểm và ưu tiên cho xây dựng trường chuẩn quốc gia.

- Liên kết thực hiện phương án đào tạo, đào tạo lại theo hướng đa dạng và tại chỗ để bổ sung, thay thế nguồn nhân lực GD đạt chuẩn và trên chuẩn cả về chuyên môn nghiệp vụ, chính trị, QL và công nghệ thông tin cho ngành GD.

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường chuẩn quốc gia của Hiệu trưởng trường THPT quận Ba Đình, Đống Đa, Tây Hồ, thành phố Hà Nội (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w