Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục đáp ứng yêu cầu chuẩn quốc gia

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường chuẩn quốc gia của Hiệu trưởng trường THPT quận Ba Đình, Đống Đa, Tây Hồ, thành phố Hà Nội (Trang 29)

Xã hội hóa giáo dục là huy động toàn XH tham gia xây dựng GD, chính là để trả lại chức năng GD của XH cho XH, là quá trình XH nhìn nhận GD như là một nhu cầu tự thân của XH, do XH qui định trên tinh thần cộng đồng trách nhiệm để đào tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của XH. Xã hội hóa giáo dục là động lực để vừa mở rộng qui mô phát triển, vừa nâng cao chất lượng GD, đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Xã hội hóa giáo dục thực chất là một cuộc vận động lớn có tính chất toàn XH để xây dựng một nền GD Việt Nam chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã hội hóa, đào tạo con người có phẩm chất và năng lực đáp ứng được nhu cầu của XH.

QL Xã hội hóa giáo dục của trường THPT chuẩn quốc gia, Hiệu trưởng cần tập trung chủ yếu vào các nội dung:

a. Xõy dựng và đẩy mạnh hoạt động ba môi trường giáo dục: Nhà trường, gia đình và xã hội.

Nguyên lý GD của mọi quốc gia đều khẳng định: muốn phát triển GD phải xây dựng và phát huy hiệu quả hoạt động của ba môi trường GD: Nhà trường, gia đình và XH.

Môi trường GD nhà trường là môi trường trung tâm, chính yếu để hình thành và phát triển nhân cách con người. Sự tác động và chi phối toàn diện của nhà trường từ môi trường cảnh quan, nền nếp kỉ cương, không khí vui chơi đến việc học tập, rèn luyện, tu dưỡng, quan hệ tình cảm thầy trò, bạn bè để lại trong cuộc đời học trò những dấu ấn đậm nét, khó phai nhạt. Tạo được môi trường GD tốt, HS sẽ được hưởng thụ những giá trị văn hoá cao đẹp, giàu tính nhân văn, làm nền tảng cho quá trình hình thành và phát triển nhân cách HS.

Môi trường GD gia đình trực tiếp tác động tới hành vi đạo đức HS. Nếp sống gia đình, truyền thống gia đình, văn hoá giao tiếp, tình cảm giữa các thành viên trong gia đình cũng như giữa gia đình và cộng đồng ảnh hưởng sâu sắc ngay từ đầu đến sự hình thành nhân cách HS. Môi trường gia đình tốt là cơ sở giúp cho HS khi tiếp xúc với môi trường XH sẽ nắm bắt tri thức cuộc sống và hoà nhập nhanh với xu thế phát triển của XH.

Môi trường giáo dục xã hội có tính phức tạp hơn vì XH là tổng hoà các mối quan hệ. Cái tốt, cái xấu, cái tích cực và tiêu cực đôi khi đan xen vào nhau và có ảnh hưởng không

nhỏ tới sự hình thành và phát triển nhân cách HS. Cần thông qua các hoạt động đoàn thể để chọn lọc, biểu dương các điển hình tiến tiến, XD thành các phong trào như: Học tập vì ngày mai lập nghiệp, mựa hè tình nguyện, vì một thế giới xanh, áo lụa tặng bà, …

Ba môi trường GD là ba yếu tố cơ bản tham gia trong suốt quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách HS. Giải quyết tốt mối quan hệ hữu cơ giữa nhà trường, gia đình và XH chính là định ra con đường chủ đạo của xã hội hóa giáo dục.

b. Đẩy mạnh hoạt động của Ban đại diện CMHS các lớp và nhà trường

Ban đại diện CMHS được tổ chức trong mỗi năm học do cha mẹ hoặc người giám hộ HS từng lớp, từng trường cử ra để phối hợp với nhà trường thực hiện các hoạt động GD. Nội dung phối hợp giữa Ban đại diện CMHS với nhà trường rất rộng: phối hợp GD đạo đức và QL việc tự học của HS, phối hợp để tổ chức các hoạt động GD toàn diện cho HS, phối hợp để bàn biện pháp nâng cao chất lượng GD nhà trường đạt chuẩn quốc gia. Đẩy mạnh hoạt động của Ban đại diện CMHS nhà trường không chỉ nhận được sự tham gia vào các hoạt động GD mà còn nhận được sự tham gia của CMHS vào công tác QL nhà trường, cùng chia sẻ gánh nặng với nhà trường trong việc xây dựng CSVC trường chuẩn quốc gia.

Nhà trường cần tạo điều kiện tốt nhất cho Ban đại diện CMHS hoạt động có hiệu quả: Thành lập Ban đại diện CMHS các lớp và nhà trường ngay từ đầu năm học và xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm học, bố trí văn phòng làm việc cho Ban đại diện CMHS nhà trường, định kỳ tổ chức họp giao ban, tổ chức sơ kết, tổng kết học kỳ và cả năm học….

c. Dân chủ hoá trong quản lý các hoạt động giáo dục của nhà trường.

Đây là con đường cơ bản để thực hiện xã hội hóa nhằm biến hệ thống GD và nhà trường từ một thiết chế hành chính thành thiết chế GD là của dân, do dân và vỡ dõn. Dân chủ hoá là xoá bỏ tính khép kín của hệ thống GD nói chung và hệ thống nhà trường nói riêng, tạo điều kiện để tất cả mọi người có cơ hội nắm bắt thông tin trong GD, tham gia ý kiến, đóng góp công sức và tiền của cho sự nghiệp phát triển GD.

Dân chủ hoá GD trong nhà trường thể hiện trong quá trình công khai hoá mục tiêu, chương trình, giải pháp thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường, là quá trình thu hút sự tham gia QL và thực hiện các nội dung công tác của các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng, ban đại diện CMHS và các tổ chức khác trong nhà trường. Dân chủ hoỏ cũn thể hiện ngay trong việc thực hiện đảm bảo quyền và nghĩa vụ của HS. HS không chỉ là đối tượng đánh giá, xếp loại của GD mà còn được tham gia vào các hoạt động QL, nhất là hoạt động tự quản, được tham gia đóng góp ý kiến với người dạy nhưng phải đảm bảo nguyên tắc thầy ra thầy, trò ra trò, dân chủ nhưng trò phải kính thầy, thầy phải quý trò.

d. Đa phương hoá nguồn lực, huy động lực lượng cộng đồng tham gia xây dựng cơ sở vật chất nhà trường

Tại khoản 4, Điều 58, Luật GD năm 2005 đã chỉ rõ một trong những quyền hạn và nhiệm vụ mới của nhà trường là: “Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật” [8, 19].

Bên cạnh nguồn ngân sách chủ yếu của Nhà nước, cần mở rộng đầu tư cho GD, tranh thủ sự đầu tư hỗ trợ của các cơ quan kinh tế, các tổ chức XH, đoàn thể quần chúng của cá nhân và cả cộng đồng về nhân lực, vật lực, tài lực góp phần xây dựng CSVC trường lớp, cung cấp trang thiết bị phục vụ dạy và học. Mặt khác, đa phương hoá nguồn lực còn là việc thu hút các lực lượng, bao gồm các nhà QLGD, các thầy cô giỏo đó nghỉ hưu, các nhà đầu tư xây dựng bầu không khí dân chủ, năng động và hiệu quả vào QL nhà trường.

Các nguồn lực tài chính có thể huy động theo hướng đa phương hoá, bao gồm: Nguồn ngân sách của Nhà nước, nguồn ngân sách địa phương, nguồn đóng góp của CMHS và người học, nguồn đóng góp của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, các nhà từ thiện, các nhà hảo tâm.

Tóm lại: Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích khái niệm quản lý, quản lý giáo dục, quản lý trường THPT,... có thể định nghĩa về Quản lý xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia của Hiệu trưởng như sau:

Quản lý xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia của Hiệu trưởng là cách thức mà Hiệu trưởng trường THPT thực hiện để quản lý các hoạt động giáo dục trong phạm vi trách nhiệm của mình nhằm đưa nhà trường đạt được đầy đủ các tiêu chuẩn của trường THPT chuẩn quốc gia.

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường chuẩn quốc gia của Hiệu trưởng trường THPT quận Ba Đình, Đống Đa, Tây Hồ, thành phố Hà Nội (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w