Biệnpháp 12: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường chuẩn quốc gia của Hiệu trưởng trường THPT quận Ba Đình, Đống Đa, Tây Hồ, thành phố Hà Nội (Trang 95)

- Bổ sung kịp thời thiết bị và

3.2.12.Biệnpháp 12: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

2. Đẩy mạnh các hoạt động trọng tâm

3.2.12.Biệnpháp 12: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

a. Mục tiêu của biện pháp

QL hoạt động GD ngoài giờ lên lớp nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách HS, góp phần thực hiện mục tiêu GD theo tinh thần đổi mới giáo dục THPT và đạt tiêu chí trường chuẩn quốc gia về hoạt động GD ngoài giờ lên lớp.

b. Nội dung biện pháp

Hoạt động GD ngoài giờ lên lớp có một số tính chất nổi bật như: có bình diện hoạt động rộng (trong nhà trường, ngoài nhà trường), có khả năng GD to lớn (làm nảy sinh các năng lực, phẩm chất, tình cảm mới), có tính đa dạng về mục tiêu: mục tiêu trí dục, đức dục, sức khoẻ, thẩm mĩ (bồi dưỡng khả năng tri giác thẩm mĩ, nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mĩ và sáng tạo ra cái đẹp, đưa cái đẹp vào cuộc sống), mục tiêu lao động, chương trình kế hoạch có tính năng động, nội dung và hình thức hoạt động phong phú, đa dạng …

Hình thức hoạt động GD ngoài giờ lên lớp bao gồm:

- Hàng ngày, ở trường truy bài đầu giờ, đọc báo, văn nghệ. Ra chơi giữa giờ, vui chơi giải trí. Ở nhà: tự học, học nhóm, giúp đỡ công việc gia đình …

- Hàng tuần: sinh hoạt tập thể trong tiết chào cờ đầu tuần, hoạt động câu lạc bộ, bồi dưỡng HS giỏi, giúp đỡ HS yếu kém …

- Hàng tháng: Hoạt động theo chủ điểm (mỗi tháng một chủ điểm theo chương trình hoạt động GD ngoài giờ lên lớp), các hoạt động thi đua.

- Hoạt động hè: Hoạt động đáp ứng nhu cầu xã hội như các hoạt động tìm hiểu lịch sử địa phương, các anh hùng, lãnh tụ, danh nhân văn hóa. Tỡm hiểu luật an toàn giao thông. Lao động tu sửa, vệ sinh trường lớp. Chăm sóc di tích lịch sử - văn hoá hoặc di tích cách mạng ở địa phương, góp phần làm cho di tích ngày một sạch đẹp hơn, hấp dẫn hơn. Tuyên truyền, giới thiệu các công trình, di tích của địa phương với bạn bè. Hoạt động

văn hóa - nghệ thuật, thể thao, tham quan du lịch, tổ chức các trò chơi dân gian, hoạt động nhân đạo, từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, bảo vệ môi trường, bảo vệ trật tự trị an, giữ gìn pháp luật, phòng chống bệnh tật, tệ nạn xã hội, tìm hiểu - ứng dụng khoa học kỹ thuật phục vụ học tập …

c. Cách tiến hành

Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, HS và các lực lượng bên ngoài nhà trường về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của hoạt động GD ngoài giờ lên lớp bằng các hình thức tuyên truyền, tổ chức hội nghị chuyên đề, gắn kết quả hoạt động GD ngoài giờ lên lớp với thi đua của GVCN.

Bồi dưỡng đội ngũ về năng lực tổ chức, QL các hoạt động GD ngoài giờ lên lớp có nền nếp, chất lượng, thường xuyên, liên tục. Bồi dưỡng cán bộ HS nòng cốt của lớp nhằm phối hợp cùng GVCN hoàn thành tốt hoạt động GD ngoài giờ lên lớp.

Xõy dựng kế hoạch hoạt động:

Chọn lọc các hoạt động phù hợp, xác định chủ điểm cho từng thời gian. Yêu cầu: - Có kế hoạch hoạt động đều đặn, cân đối từ đầu đến cuối năm học và trong hè. - Có lịch hoạt động hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, học kỳ.

- Cập nhật thông tin, phục vụ kịp thời những nhiệm vụ đột xuất.

- Khéo kết hợp các hình thức và nội dung sinh hoạt với nhau đề công việc không bị chồng chéo.

Xõy dựng điều kiện hoạt động GD ngoài giờ lên lớp:

Cải tiến nội dung, phương pháp hoạt động cho phù hợp với tâm lý và đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của HS. Đổi mới hình thức hoạt động để HS hứng thú tham gia.

Phát huy tính tích cực, chủ động của HS, xây dựng đội ngũ cán bộ tự quản của HS, phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của đoàn thanh niên trong việc tham gia hoạt động GD ngoài giờ lên lớp.

Động viên mọi thành viên của Hội đồng tham gia các hoạt động GD ngoài giờ lên lớp. Tổ chức tốt đội ngũ GVCN chỉ đạo hoạt động GD ngoài giờ lên lớp. Sử dụng giáo viên có kinh nghiệm chỉ đạo hoạt động GD ngoài giờ lên lớp làm nòng cốt các hoạt động.

Có sự phối hợp với gia đình, các lực lượng ngoài nhà trường để phát huy những thế mạnh của họ.

Xõy dựng quỹ hoạt động GD ngoài giờ lên lớp. Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất để tiến hành các hoạt động GD ngoài giờ lên lớp: sõn bói, dụng cụ thể dục thể thao, nhạc cụ, loa đài, sách tham khảo …

Tổ chức chỉ đạo hoạt động:

- Thành lập Ban chỉ đạo gồm phó Hiệu trưởng phụ trách đức dục, Cố vấn đoàn thanh niên, đại diện công đoàn, chi đoàn giáo viên, GVCN, CMHS, có thể mời thêm chuyên gia (nếu có điều kiện).

Ban chỉ đạo giúp Hiệu trưởng: Phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để triển khai các hoạt động GD ngoài giờ lên lớp. Chỉ đạo hoạt động GD ngoài giờ lên lớp: Tổ chức các lực lượng theo dõi, giám sát các hoạt động xen kẽ trong chương trình học tập trên lớp theo các cơ chế trực tuần, giám thị, cơ chế tự quản của các lớp - chi đoàn, theo hệ thống GVCN, thường trực bảo vệ trường, lập bảng theo dõi thi đua.

Chỉ đạo các hoạt động theo chủ điểm: thường được tiến hành qua các phong trào thi đua kế tiếp nhau, khép kín các hoạt động GD ngoài giờ lên lớp trong suốt năm học, có tập trung cao điểm vào những ngày lễ kỷ niệm như 20/11, 22/12, 3/2, 8/3, 26/3, 19/5,..

Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động GD ngoài giờ lên lớp:

Việc kiểm tra, đánh giá phải dựa trên chương trình, kế hoạch đã định, phải có tiêu chí, chuẩn mực cụ thể cho từng loại hoạt động, có thể định tính định lượng được hoặc được sự thừa nhận của tập thể, của xã hội trong những điều kiện cụ thể.

Cách tiến hành kiểm tra: Thực hiện kiểm tra, giám sát thường xuyên hàng ngày, hàng tuõ̀n, hàng tháng. Tổ chức cho các lớp, các chi đoàn tự kiểm tra dưới sự chỉ đạo, tham mưu, giúp đỡ của GVCN. Kiểm tra sản phẩm hoạt động, thăm dò dư luận, trưng cầu ý kiến tập thể.

Tổng kết, đánh giá, khen thưởng theo nhiều mức độ khác nhau, rút ra bài học kinh nghiệm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường chuẩn quốc gia của Hiệu trưởng trường THPT quận Ba Đình, Đống Đa, Tây Hồ, thành phố Hà Nội (Trang 95)