- Bổ sung kịp thời thiết bị và
2. Đẩy mạnh các hoạt động trọng tâm
3.2.7. Biệnpháp 7: Sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí hiện có
Sử dụng đúng mục đích và hiệu quả nguồn kinh phí hiện có vào việc nâng cao đời sống cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. Tăng cường CSVC, thiết bị trong nhà trường.
Dùng kinh tế làm đòn bẩy, động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên trách nhiệm và tận tâm trong công việc, nõng cao chất lượng các hoạt động, đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường chuẩn quốc gia.
b. Nội dung biện pháp:
Nguồn kinh phí hiện có bao gồm: nguồn ngân sách nhà nước cấp, nguồn thu lệ phí, học phí và các nguồn thu khác.
Thực hiện phân cấp quản lý, sử dụng tốt quyền tự chủ của đơn vị. Tăng cường hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động giáo dục. Chú trọng đầu tư cho các hoạt động trọng tâm. Quan tâm đầu tư cho người trực tiếp làm việc. Đảm bảo công bằng cho cán bộ, giáo viên và nhân viên trong phân công và đãi ngộ. Thưởng phạt đúng người, đúng việc, tránh cào bằng. Động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên tích cực và có nhiều đóng góp trong công tác giáo dục.
c. Cách tiến hành:
Đầu năm, Hiệu trưởng phải cân đối nguồn kinh phí cho các mục: chi trả tiền lương - tiền công, chi thường xuyên, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa nhỏ. Xây dựng quỹ khen thưởng, quĩ dự phòng,... Đó là các khoản chi bắt buộc. Kinh phí còn lại có thể tăng cường, hỗ trợ thêm cho các hoạt động (chủ yếu chi cho con người).
Trên cơ sở cân đối nguồn kinh phí hiện có, Hiệu trưởng chỉ đạo, tổ chức thảo luận xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ, báo cáo Sở GD&ĐT và kho bạc nơi trường đóng.
Tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính theo qui chế chi tiêu nội bộ:
- Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với CBQL, giáo viên và nhân viên theo các văn bản pháp quy của Nhà nước đã ban hành: chế độ lương, phụ cấp, chế độ đi học, các chế độ bảo hiểm, được khen thưởng khi có thành tích, được biết rõ nguyên nhân khi bị phê bình, kỷ luật, được tạo điều kiện để làm tốt nhiệm vụ, được tạo cơ hội để phát huy tối đa tài năng sáng tạo của bản thân. Như vậy Hiệu trưởng vừa đảm bảo cho giáo viên được hưởng những quyền lợi chính đáng, đồng thời vừa GD họ thấy rõ bổn phận và trách nhiệm trước tập thể nhà trường và toàn xã hội.
- Đáp ứng nhu cầu chính đáng của giáo viên: Đú là các nhu cầu cơ bản (ăn ở, điều kiện sinh hoạt), nhu cầu vật chất, nhu cầu được an toàn, được thừa nhận, được tôn trọng, được tự hoàn thiện … thông qua định mức chi trả, bồi dưỡng cho người tham gia các hoạt động và đạt kết quả tốt.
+ Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá HS.
+ Nâng cao trình độ ngoại ngữ cho HS, đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của XH. + Bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu.
+ Mua sắm trang thiết bị phục vụ cho dạy - học.
+ Mua sắm tài liệu sách tham khảo, nâng cấp thư viện tạo điều kiện cho giáo viên và HS tự học, tự nghiên cứu khoa học.
+ Xây dựng, cải tạo, sửa chữa những công trình đã xuống cấp, góp phần hoàn thiện CSVC theo chuẩn quốc gia.
+ Khen thưởng xứng đáng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tiêu biểu, đạt thành tích cao trong từng hoạt động.
NHểM III: QUẢN Lí HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN HỌC SINH THEO CHUẨN QUỐC GIA
Bao gồm 7 biện pháp, từ biện pháp 8 đến biện pháp 14.
Năng lực của HS THPT được xác định bao gồm:
- Năng lực hành động có hiệu quả: được thể hiện ở sự dám nghĩ, dám làm, năng động trong cuộc sống, có khả năng ứng dụng sự hiểu biết của bản thân vào thực tiễn.
- Năng lực sáng tạo: thể hiện ở tính chủ động linh hoạt, biết đặt và giải quyết vấn đề, có thể ứng phó với những thay đổi trong cuộc sống.
- Năng lực hợp tác, phối hợp hành động trong học tập và cuộc sống: thể hiện ở chỗ có lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm, tôn trọng lẫn nhau trong quan hệ, biết làm việc tập thể, có tổ chức, phân công, hợp tác.
- Năng lực tự khẳng định bản thân, tự lực trong học tập và cuộc sống: thể hiện ở các khía cạnh biết tự chịu trách nhiệm về cuộc sống, học tập và lao động, có ý thức và phương pháp tự học suốt đời, tự tin và ý thức được năng lực của bản thân, tự định hướng việc làm của mình trong tương lai.
Các hoạt động trong nhà trường đều phải hướng tới mục tiêu GD nêu trên, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc hình thành và bồi dưỡng các năng lực cho HS đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.