- Bổ sung kịp thời thiết bị và
2. Đẩy mạnh các hoạt động trọng tâm
3.2.9. Biệnpháp 9: Xõy dựng tập thể học sinh vững mạnh
a. Mục tiêu của biện pháp
Xõy dựng tập thể HS vững mạnh nhằm mục đích liên kết các HS trong lớp, trong trường thành một tập thể phát triển hoàn thiện để tập thể đó trở thành phương tiện GD của người QL, góp phần biến quá trình GD thành quá trình tự GD, quá trình QL thành quá trình tự QL, làm tối ưu hoá quá trình QL.
Dựa vào các văn bản, chỉ thị và nhiệm vụ năm học của Bộ, Sở GD&ĐT, dựa vào chương trình kế hoạch hành động của Trung ương đoàn, Thành đoàn, Quận đoàn, dựa vào thực tế HS từng lớp và toàn trường, Hiệu trưởng chỉ đạo Ban chấp hành Đoàn trường lập kế hoạch cụ thể.
Cụ thể hoá mục tiêu phấn đấu của từng tập thể lớp và tập thể HS toàn trường với những con số cụ thể, rõ ràng.
Tạo sự thống nhất cao chương trình hoạt động trong tập thể HS toàn trường.
Triển khai chương trình hành động của mỗi cá nhân và mỗi tập thể lớp thể hiện qua bản đăng ký thi đua, bản cam kết cá nhân.
b. Cách tiến hành:
• Tổ chức các hoạt động trong tập thể học sinh:
- Chỉ đạo đội ngũ GVCN: Xác định vị trí, quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ của GVCN theo điều 29- mục 2- Điều lệ trường phổ thông. Xác định các tiêu chuẩn để lựa chọn GVCN (có năng lực chuyên môn tốt, có khả năng tổ chức các hoạt động tập thể, có khả năng GD, thuyết phục HS, nhiệt tình, thương yêu HS, được HS tin cậy, kính trọng). Có thể phân công chủ nhiệm liên thông cả cấp học hoặc thay đổi GVCN trong những trường hợp cần thiết.
- Chỉ đạo tổ chức đoàn thanh niên trong nhà trường: Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đoàn thanh niên trong nhà trường. Nhiệm vụ cơ bản của đoàn thanh niên trong trường học là GD đoàn viên, thanh niên về tư tưởng chính trị và phẩm chất đạo đức, xác định động cơ và thái độ học tập đúng đắn để nâng cao chất lượng học tập, giúp bạn vượt khó, hưởng ứng phong trào học tập rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp do Trung ương Đoàn phát động.
Phối hợp với Bí thư đoàn trường trong việc tổ chức các hoạt động: . Thực hiện các chương trình của Đoàn cấp trên.
. Tổ chức các đợt thi đua theo chủ đề.
. Tổ chức các Hội thảo theo chuyên đề tình bạn, tình thầy trò, đổi mới phương pháp học tập.
. Tổ chức các diễn đàn thanh niên, các cuộc giao lưu văn hoá nhằm GD lý tưởng, đạo đức, lối sống cho đoàn viên, thanh niên.
Sau mỗi đợt thi đua, mỗi hoạt động, mỗi cuộc thi, Hiệu trưởng cần phối hợp với Cố vấn đoàn trường thống nhất đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm và có những hình thức khen thưởng, động viên kịp thời.
• Hiệu trưởng trực tiếp tham gia giáo dục và xây dựng tập thể học sinh:
- Xõy dựng lớp điển hình: Đây là việc làm có ý nghĩa lớn, góp phần động viên phong trào chung trong toàn trường, làm cơ sở để đúc rút kinh nghiệm giúp GVCN có những phương pháp đúng đắn trong công tác xây dựng tập thể HS.
- Trực tiếp giáo dục học sinh: Hiệu trưởng cần có kế hoạch tiếp xúc với các đối tượng HS: Cán bộ lớp, cán bộ đoàn, các HS gặp khó khăn trong học tập và sinh hoạt, các HS bình thường.
. Hiệu trưởng cần có lịch làm việc với cán bộ lớp để phổ biến chủ trương, kế hoạch, lắng nghe ý kiến của các em, giỳp cỏc em phương pháp tự quản.
. Với các em có khó khăn trong GD đạo đức, Hiệu trưởng cần thể hiện là một nhà GD có kinh nghiệm, biết vận dụng linh hoạt giữa biện pháp hành chính với biện pháp tâm lý xã hội, thể hiện được thái độ tôn trọng yêu thương HS.
. Những HS bình thường muốn gặp Hiệu trưởng để bày tỏ nguyện vọng, đóng góp ý kiến hoặc giãi bày tâm sự tình cảm của mỡnh thỡ Hiệu trưởng cần có thái độ trân trọng, sẵn sàng lắng nghe và đối thoại với HS, có những lời khuyên bổ ích đối với các em. Có thể cung cấp Email của Hiệu trưởng để HS, CMHS trao đổi đóng góp ý kiến xây dựng nhà trường, hoặc lấy ý kiến phản hồi từ phía học sinh.
. Hiệu trưởng cũng cần trực tiếp giải quyết các xung đột, mâu thuẫn xảy ra giữa các tập thể lớp do tư tưởng cục bộ, tư tưởng ganh đua nảy sinh trong quá trình hoạt động. Tìm hiểu đúng nguyên nhân, tìm ra các giải pháp hợp lý, khách quan làm cho các đối tượng hiểu biết và thiện chí với nhau.
- Tổ chức long trọng các ngày lễ lớn trong năm học nhằm tạo tâm thế phấn khởi cho HS, để lại ấn tượng đẹp cho HS về thầy cô, bạn bè, mái trường, làm cho các em thấy tự hào về trường và càng thấy trách nhiệm phải phấn đấu để giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường.