- Bổ sung kịp thời thiết bị và
2. Đẩy mạnh các hoạt động trọng tâm
3.2.11. Biệnpháp 11: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh
Nhằm biến những nhu cầu, chuẩn mực, giá trị đạo đức theo yêu cầu xã hội thành những phẩm chất, giá trị đạo đức của cá nhân HS, nhằm góp phần phát triển nhân cách của mỗi HS và thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ của xã hội.
b. Nội dung biện pháp
Quá trình GD trong nhà trường được chia ra làm nhiều bộ phận, trong đó GD đạo đức được xem là nền tảng, gốc rễ tạo ra nội lực tiềm tàng vững chắc cho các mặt GD khác. Quá trình GD đạo đức tạo ra nhịp cầu gắn kết giữa nhà trường với xã hội, giữa con người với cuộc sống.
Nội dung GD đạo đức bao gồm:
* Giáo dục tư tưởng - chính trị, pháp luật, phòng chống các tệ nạn xã hội, phòng chống tai nạn thương tích:
- Tăng cường GD thế giới quan khoa học.
- Tăng cường GD tư tưởng cách mạng XHCN cho HS. - Nâng cao lòng yêu nước XHCN.
- Tăng cường GD ý thức lao động và tự lao động. - Tăng cường GD pháp luật, kỷ luật.
- Chấp hành luật lệ an toàn giao thông …
* Giáo dục giá trị nhân văn (theo UNESCO):
- Nhúm các giá trị ứng xử đối với bản thân và đối với người khác: - Nhúm các giá trị ứng xử đối với gia đình và bạn bè:
- Nhúm các giá trị ứng xử đối với hàng xóm láng giềng, xã hội và QG: - Nhúm các giá trị ứng xử đối với xã hội loài người trên thế giới: - Nhúm các giá trị ứng xử đối với tương lai và sự sống của trái đất:
* Giáo dục quốc tế: gồm các vấn đề sau:
- GD quyền bình đẳng giữa các dân tộc. GD gìn giữ hoà bình, tích cực chống chiến tranh xâm lược. GD nhân quyền. GD về sự phát triển. GD môi trường. GD về di sản văn hoá nhân loại. GD về hệ thống Liên hợp quốc.
GD đạo đức trong trường THPT thông qua các môn học và thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp (được xếp theo các dạng chủ điểm và các hoạt động xã hội).
c. Cách tiến hành
Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu, thảo luận về nội dung, nguyên tắc, hình thức tổ chức, phương pháp GD từng nội dung trong công tác GD đạo đức HS, tìm ra những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện và cách khắc phục khó khăn đó.
Tổ chức cho giáo viên đi tham quan, học tập hoặc nghe báo cáo kinh nghiệm của một số trường đã thực hiện tốt nhiệm vụ GD đạo đức HS.
Tạo điều kiện thuận lợi về CSVC, kinh phí, thời gian … để tổ chức các hoạt động góp phần GD đạo đức HS, nhằm huy động và thu hút mọi GV và HS đều tham gia với tinh thần, thái độ tích cực, tự giác cao.
• Lập kế hoạch quản lý giáo dục học sinh:
Khi lập kế hoạch, người CBQL cần chú ý: Đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu GD đạo đức với mục tiêu GD trong trường học. Cần phối hợp chặt chẽ, hữu cơ với kế hoạch dạy học trên lớp. Lựa chọn nội dung, hình thức hoạt động đa dạng, thiết thực, phù hợp với tâm sinh lý của HS để có hiệu quả GD cao.
Một số loại KH GD đạo đức: kế hoạch hoạt động theo chủ điểm, kế hoạch hoạt động theo các môn học trong chương trình, kế hoạch hoạt động theo các mặt hoạt động xã hội.
• Tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức:
Thành lập ban chỉ đạo gồm Hiệu trưởng (Phó hiệu trưởng), Cố vấn đoàn trường, đại diện GVCN, đại diện CMHS.
Nhiệm vụ ban chỉ đạo:
- Giúp Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch, chương trình và chỉ đạo thực hiện chương trình đó.
- Tổ chức các hoạt động theo quy mô lớn và phối hợp các lực lượng GD khác trong việc GD đạo đức HS.
- Giúp GVCN lớp, chi đoàn HS tiến hành hoạt động ở đơn vị mình có hiệu quả. - Giúp Hiệu trưởng kiểm tra, đánh giá các hoạt động
- Củng cố, xây dựng đội ngũ GVCN lớp thành một lực lượng GD nòng cốt.
• Chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức:
Chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức thông qua các môn học, bài học:
Với bất cứ môn học nào, mục tiêu dạy học cũng bao gồm dạy kiến thức, rèn luyện kỹ năng và hình thành thái độ, hành vi (mục tiêu giáo dưỡng). Thường thì khi soạn bài, giáo viên thường xem nhẹ khâu xác định mục tiêu giáo dưỡng, vì vậy Hiệu trưởng cần chỉ đạo và yêu cầu các giáo viên khi soạn bài phải nêu rõ trong mục tiêu bài học: mục tiêu GD, giáo dưỡng, phát triển.
Nội dung GD tư tưởng - chính trị, pháp luật, phòng chống các tệ nạn XH, phòng chống tai nạn thương tích, GD giá trị nhân văn, giá trị quốc tế có thể được dạy lồng ghép hoạc tích hợp trong các bài học. Vì vậy, Hiệu trưởng cần chỉ đạo các tổ chuyên môn rà soát toàn bộ chương trình, nhất là một số môn học điển hình như Giáo dục công dân, văn, sử địa, ngoại ngữ … Xác định rõ bài nào, chương nào thuộc các môn học nêu trên có thể tích hợp lồng ghộp cỏc nội dung trên khi dạy học. Để việc dạy học đạt được mục tiêu nêu trên, Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn tiến hành chọn giáo viên và bài học cụ thể dạy thí điểm, tổ chức dự giờ, rút kinh nghiệm, xác định kết quả, trên cơ sở đó triển khai dạy đại trà. Chỉ đạo các tổ chuyên môn trao đổi, thảo luận, thao giảng, thi dạy về chuyên đề như “Giáo dục giá trị nhân văn và giáo dục quốc tế thông qua môn học…”, “ Giáo dục dân số thông qua môn học…”, “ Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua môn học…” …. Cuối năm, chỉ đạo tổng kết, đánh giá rút ra bài học kinh nghiệm để tiếp tục triển khai cho các năm tiếp theo. Tổ chức viết SKKN về dạy học tích hợp, lồng ghộp cỏc nội dung GD đạo đức HS qua các môn học, bài học.
Chỉ đạo giáo dục đạo đức thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Thực hiện theo chủ điểm hàng tháng.
Chỉ đạo GD đạo đức thông qua giờ chào cờ đầu tuần và giờ sinh hoạt lớp.
Chỉ đạo việc tham gia các cuộc thi do Bộ GD&ĐT phối hợp với các ngành tổ chức hàng năm như cuộc thi viết thư quốc tế UPU, cuộc thi đường lên đỉnh Olympia, cuộc thi viết “Hà Nội trong trái tim em”, “Hà Nội năm 2030” …
Tổ chức các hoạt động nhân đạo, từ thiện, đền ơn đáp nghĩa. Tổ chức lao động công ích.
Tổ chức sưu tầm cỏc cõu ca dao, thành ngữ phản ánh lối sống, cách ứng xử của các địa phương, các dân tộc.
Tổ chức du lịch, tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử.
Tổ chức Tết trồng cây, chăm sóc cây, xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp.
Tổ chức tuyên truyền về dõn số, kế hoạch hoá gia đình, phòng chống các tệ nạn XH. Tổ chức thi tìm hiểu về đất nước con người, phong tục tập quán, lối sống của các dân tộc trong nước và trên thế giới.
Tập các bài hát ca ngợi tình đoàn kết giữa các dân tộc.
Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, quốc phòng.
Thông qua các hoạt động đú giỳp HS đào sâu mở rộng kiến thức, sự hiểu biết, có điều kiện thể hiện thái độ đối với những vấn đề xảy ra trong cuộc sống hàng ngày ở gia đình, xã hội và những vấn đề nhân loại quan tâm, từ đó rèn luyện cho các em những hành vi ứng xử phù hợp với các yêu cầu, chuẩn mực đã đề ra.
Chỉ đạo việc phối hợp giữa các lực lượng GD: Gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội trong công tác GD đạo đức HS.
• Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức:
- Kiểm tra bằng nhiều hình thức: qua quan sát, thông qua việc kiểm tra các bài thi tìm hiểu, việc tự kiểm tra, đánh giá của các tổ chức tự quản của HS, kiểm tra qua các tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể của từng hoạt động, kiểm tra qua các tình huống.
- Kết quả kiểm tra được sử dụng làm căn cứ trong đánh giá, xếp loại đạo đức HS, đánh giá thi đua khen thưởng.