Biệnpháp 8: Quản lý hoạt động dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục THPT và trường chuẩn quốc gia

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường chuẩn quốc gia của Hiệu trưởng trường THPT quận Ba Đình, Đống Đa, Tây Hồ, thành phố Hà Nội (Trang 79)

- Bổ sung kịp thời thiết bị và

2. Đẩy mạnh các hoạt động trọng tâm

3.2.8. Biệnpháp 8: Quản lý hoạt động dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục THPT và trường chuẩn quốc gia

THPT và trường chuẩn quốc gia

Đổi mới QL hoạt động dạy học của giáo viên theo hướng kế hoạch hoá với cách thức tổ chức gọn, đơn giản, có nội dung khoa học sao cho phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của CBQL, giáo viên và nhân viên. Huy động được sức mạnh tập thể trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học trong nhà trường.

b. Nội dung biện pháp

- QL thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình dạy học theo quy định của Bộ GD&ĐT.

- QL việc phân công dạy học, nền nếp dạy học, nền nếp và chất lượng các hoạt động của tổ nhóm chuyên môn.

- QL việc đổi mới PPDH.

- QL đổi mới phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS góp phần thúc đẩy đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng GD.

- Quản lý bồi dưỡng HS giỏi và phụ đạo HS yếu kém.

- Các biện pháp hỗ trợ khác nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

c. Cách tiến hành

Xõy dựng kế hoạch hoạt động dạy học

- Kế hoạch tổng thể về phát triển nhà trường để mở rộng quy mô phát triển đáp ứng nhu cầu học tập của HS, phù hợp với chuẩn quốc gia.

- Kế hoạch tuyển sinh hàng năm. - TKB lên lớp.

- Lịch theo dõi nề nếp hàng ngày, hàng tuần.

- Kế hoạch bồi dưỡng HS giỏi, giúp đỡ HS yếu kém và thi HS giỏi hàng năm. - Kế hoạch ôn tập, kiểm tra học kỳ, năm học.

- Kế hoạch hoạt động ngoại khoá phục vụ học tập.

- Kế hoạch hoạt động chỉ đạo GVCN lớp tổ chức hoạt động học tập rèn luyện của HS. - Kế hoạch phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường để chỉ đạo dạy học.

- Kế hoạch phối hợp với hội CMHS và các tổ chức xã hội phục vụ cho việc dạy học. - Kế hoạch cá nhân của người QL chỉ đạo chuyên môn, đảm bảo cho hoạt động dạy học được vận hành một cách có nền nếp, chất lượng.

Tổ chức chỉ đạo việc thực hiện các nội dung cơ bản hoạt động dạy học

- Phõn cụng phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, giúp việc cho Hiệu trưởng: + Dự thảo kế hoạch chỉ đạo chuyên môn.

+ Trực tiếp chỉ đạo hoạt động dạy và học của thầy và trò. + Tổ chức công tác bồi dưỡng giáo viên.

+ Tổ chức thi giáo viên giỏi, HS giỏi.

+ Kiêm nhiệm một số công việc khác theo phân công.

- Hoàn thiện các tổ chuyên môn, trong đó cần chỉ định tổ trưởng chuyên môn xứng đáng là chim đầu đàn của tổ.

- Xõy dựng các màng lưới cốt cán về chuyên môn làm nòng cốt.

- Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể tạo ra cơ chế đồng bộ, hoạt động nhịp nhàng để góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

- Xõy dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường và Hội CMHS, các cơ chế phối hợp với chính quyền và các đoàn thể ở địa phương.

Các biện pháp chỉ đạo xây dựng nền nếp dạy học:

- Tổ chức nghiên cứu và chỉ đạo thực hiện các văn bản pháp quy, quy chế của nhà nước và của ngành GD về nền nếp dạy học.

- Tổ chức chỉ đạo xây dựng và thực hiện các nội quy của nhà trường về nền nếp dạy học.

- Tổ chức chỉ đạo thực hiện các loại kế hoạch về dạy học đã được xây dựng, đặc biệt quan tâm đến các loại kế hoạch về: Thực hiện chương trình kế hoạch các môn học, TKB lên lớp, nền nếp ra vào lớp của thầy và trò.

- Chỉ đạo thực hiện hồ sơ sổ sách chuyên môn

+ Thực hiện các loại hồ sơ sổ sách theo quy định, đặc biệt quan tâm đến nền nếp soạn giáo án.

+ Theo dõi việc ghi chép các sổ ghi đầu bài, sổ điểm theo đúng quy định.

+ Có thể lập thêm những sổ sách bổ sung để nâng cao hiệu quả chỉ đạo nền nếp dạy học.

- Tổ chức chỉ đạo nền nếp sinh hoạt chuyên môn: + Thời lượng: 2 lần / tháng.

+ Nội dung sinh hoạt: tập trung vào các vấn đề khó, vướng mắc, các hoạt động trọng tõm về chuyên môn theo tiến trình năm học. Tăng cường phổ biến kiến thức, kinh nghiệm nhằm nõng cao năng lực sư phạm cho giáo viên, biện pháp khắc phục những tồn tại trong tháng, nõng cao trách nhiệm của nhà giáo, giữ gìn nền nếp, kỷ cương của nhà trường.

- Phối hợp với các tổ chức đoàn thể của trường nhằm nâng cao nền nếp dạy học. Đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng tập thể vững mạnh, ổn định, đoàn kết thống nhất làm nền tảng cho sự thành công của mọi hoạt động trong trường.

- Xõy dựng khuôn viên nhà trường xanh- sạch- đẹp tạo khung cảnh và môi trường sư phạm thuận lợi cho hoạt động dạy học.

- Xử lý tốt các vụ việc, tình huống nảy sinh trong quá trình dạy học. - Tổ chức kiểm tra, đánh giá thực hiện nền nếp định kỳ hoặc đột xuất.

Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học:

Yêu cầu các từng tổ, nhóm chuyên môn và từng giáo viên thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học:

- Dạy học tiến hành thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của HS.

- Dạy học kết hợp giữa học tập cá thể với học tập hợp tác, giữa hình thức học cá nhân với hình thức học theo nhóm, theo lớp.

- Dạy học thể hiện mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và HS, giữa HS và HS.

- Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện các kỹ năng, năng lực, tăng cường thực hành và gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống.

- Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu. Tạo niềm vui, hứng thú, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho HS.

- Dạy học chú trọng đến việc sử dụng có hiệu quả phương tiện, TBDH được trang bị hoặc do giáo viên tự làm, đặc biệt lưu ý đến những ứng dụng của công nghệ thông tin.

- Dạy học chú trọng đến đa dạng nội dung, các hình thức đanh giá và tăng cường hiệu quả đánh giá.

Đổi mới phương pháp dạy học trong các tiết thực hành thể hiện ở các mặt: Quan tâm đến việc tổ chức cho HS được làm các thí nghiệm, hạn chế sử dụng cách biểu diễn thí nghiệm (trừ các thí nghiệm với chất độc hại), thông qua thí nghiệm rèn cho HS các kỹ năng cơ bản: theo dõi, phân tích diễn biến và kết quả thí nghiệm, rèn luyện cho HS các kỹ năng hoạt động trí tuệ như quan sát, phân tích, so sánh..., giỳp cỏc em gắn các kiến thức đã học với thực tiễn, rèn luyện cho các em đức tính cẩn thận kiên trì, tính kỷ luật và tính tập thể cao.

Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề khó khăn, phức tạp nhưng lại là vấn đề cốt lõi trong QL quá trình dạy học. Nó là đòn bẩy trực tiếp để nâng cao chất lượng dạy học. Vì thế cần được thực hiện nghiêm túc, khoa học theo một quy trình chặt chẽ, sát thực, phù hợp với khách quan.

Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh:

Đổi mới kiểm tra đánh giá góp phần tích cực và tạo động lực cho đổi mới phương pháp dạy học. Đờ̉ phát triển dạy - học tích cực, việc kiểm tra đánh giá cần phải chuyển biến mạnh theo hướng phát triển tính tích cực, trí thông minh, sáng tạo của HS, khuyến khích vận dụng linh hoạt các kiến thức kỹ năng đã học vào những tình huống thực tế,

làm bộc lộ những cảm xúc, thái độ của HS trước những vấn đề nóng hổi của đời sống cá nhân, gia đình và cộng đồng.

Đổi mới đánh giá kết quả môn học bao gồm:

- Đổi mới nội dung kiểm tra, đánh giá: đảm bảo chuẩn kiến thức, tớnh vừa sức, phù hợp tiến độ chương trình, phõn loại được các đối tượng HS. Bên cạnh đó cần chú ý đáp ứng nhu cầu thi đại học của hầu hết HS hiện nay.

- Đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá: Sử dụng phối hợp các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá khác nhau, kết hợp giữa kiểm tra trắc nghiệm với tự luận. Có thể yêu cầu HS làm tại lớp hoặc giao bài về nhà (nội dung kiểm tra phải phù hợp với hình thức kiểm tra), có thể phõn chia theo nhúm cùng giải quyết một vấn đề cụ thể.

- Đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá:

+ Kiểm tra, đánh giá HS việc học ở nhà, trong quá trình học trên lớp bằng phỏng vấn, kiểm tra viết với thời gian hợp lý.

+ Yêu cầu HS viết thu hoạch sau mỗi chương.

+ Giao bài cho từng nhóm HS nghiêm cứu, giải quyết một vấn đề trọng tâm của môn học.

+ Giao cho nhóm HS xây dựng các video clip, phân tích, bình luận các thông tin thu được. Tổ chức cho HS trình bày và cỏc nhúm khỏc phản biện, tranh luận;...

+ Yêu cầu HS tự nghiên cứu, tìm kiếm thông tin liên quan đến bài học mới.

+ Kết hợp giữa đánh giá của thầy với đánh giá của trò. Chú trọng hướng dẫn HS phát triển khả năng và thói quen tự đánh giá, đỏnh giá lẫn nhau để điều chỉnh cách học. Tự đánh giá đúng và điều chỉnh hoạt động kịp thời là năng lực rṍt cõ̀n cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường phải trang bị cho HS.

+ Mỗi tổ, nhóm chuyên môn phải thống nhất xây dựng đề cương ôn tập cuối kỳ, cuối năm, giao cho giáo viên và HS trước thời gian kiểm tra ít nhất 1 tháng.

- Tăng cường thu nhận thông tin phản hồi từ phía HS. Chỉ đạo tổ nhóm chuyên môn sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá như là một công cụ quan trọng, chủ yếu để điều chỉnh hoạt động dạy học.

Quản lý nâng cao chất lượng bồi dưỡng HS giỏi và phụ đạo HS yếu

Chúng tôi xác định chất lượng văn hóa mũi nhọn ở các trường THPT thể hiện ở các nội dung: Tỉ lệ HS giỏi toàn diện trong các năm học, tỉ lệ HS đạt giải qua các kỳ thi HS giỏi thành phố, quốc gia và quốc tế, tỉ lệ HS đỗ vào các trường đại học.

Việc nâng cao chất lượng văn hóa mũi nhọn ở các trường Ba Đình- Đống Đa- Tõy Hụ̀ có những thuận lợi căn bản sau:

- Điều kiện kinh tế, xã hội ở địa bàn phát triển, các gia đình rất quan tâm đầu tư cho việc học tập của con em.

- Chất lượng HS đầu vào nhìn chung khá cao.

- Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ khá tốt. Bên cạnh đó, những khó khăn có thể thấy là:

- Chương trình giáo dục phổ thông tương đối nặng. - Điều kiện CSVC, đặc biợ̀t là phòng học còn thiếu.

- HS có xu hướng học lệch, việc dạy thêm, học thêm ngoài xã hội còn tràn lan, khó kiểm soát được chất lượng song lại tiờu tụ́n khá nhiều thời gian của HS.

Để nâng cao chất lượng văn hóa mũi nhọn, đáp ứng được yêu cầu của gia đình và xã hội, chúng tôi đề xuất một số biện pháp sau:

- Chỉ đạo GVCN lập danh sách những HS có khả năng phấn đấu để trở thành HS giỏi, nêu yêu cầu đối với các em và cho các em cam kết phấn đấu, chỉ ra cho HS thấy những mặt mạnh cần phát huy và những điểm yếu còn cần phải cố gắng. Phối hợp với giáo viên bộ môn quan tâm giúp đỡ các em tiến bộ. Phối hợp với CMHS nhằm tạo điều kiện học tập tốt nhất cho các em. Thường xuyên ghi nhận những cố gắng của các em, thông tin kịp thời với CMHS về kết quả học tập và sự tiến bộ của các em trong từng giai đoạn.

- Tạo điờ̀u kiợ̀n về mặt pháp lý và khai thác tối đa CSVC hiện có để đội ngũ giáo viên giỏi của trường được tổ chức dạy thêm trong nhà trường dưới sự quản lý của Ban giám hiệu.

- Làm tốt công tác phát hiện những HS giỏi của từng bộ môn để định hướng, bồi dưỡng. Đối với những HS có khả năng triển vọng ở nhiều bộ môn, GVCN cần trao đổi và lắng nghe ý kiến của các giáo viên bộ môn để tư vấn cho HS lựa cho phù hợp nhṍt. Đõy cũng là một giải pháp cần thiết để làm tăng số lượng HS đạt giải trong một nhà trường. Bồi dưỡng HS giỏi không phải là công việc gói gọn trong một vài buổi mà là cả một quá trình, cần chỉ đạo giáo viên hướng dẫn HS phương pháp tự học, thói quen tư duy lụgic, định hướng các tài liệu tham khảo, địa chỉ các trang Web bổ trợ, tăng cường cọ sát qua kiểm tra sát hạch, tạo cơ hội cho HS tăng cường trao đổi kinh nghiệm học tập với nhau và với những HS cũ của nhà trường đã có thành tích cao trong học tập và thi cử ... Để hoạt động này đi đến thành công, Hiệu trưởng cần chú trọng phân công giáo viên giỏi, giàu kinh nghiệm dạy cho đội tuyển HS giỏi và quan tâm bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho chính đội ngũ giáo viên dạy HS giỏi. Đõy là một trong những yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng giáo viên mũi nhọn các môn học, muốn có HS giỏi thì trước hết phải có giáo viên giỏi.

- Đầu tư xây dựng mô hình lớp chất lượng cao trong nhà trường. Liờn kết với các tổ chức GD trong và ngoài nước, nâng cao trình độ tiếng Anh cho HS

- Vận động, thu hút các tổ chức, cá nhân giành các phần thưởng, học bổng cho các em đạt thành tích cao trong học tập.

- Phối hợp với các trường tiờn tiến trong và ngoài nước, tổ chức cho HS giao lưu, tham gia các hoạt động phù hợp với nhu cầu và tâm lý lứa tuổi HS

Việc phụ đạo HS yếu kém là một nhiệm vụ trong nhà trường. Ở các trường THPT quận Ba Đình, Đống Đa, Tõy Hồ, tỉ lệ HS yếu kém không nhiều. Tuy nhiên, vì lợi ích và tương lai của các em, nhà trường cũng cần có các biện pháp chỉ đạo sát sao. Quy trình được đề xuất là:

- Sàng lọc, phân loại và đánh giá đúng để có được danh sách HS yếu kém ở từng bộ môn.

- Hiệu trưởng trực tiếp họp với CMHS yếu kém, thông báo tình hình và kết quả học tập của các em, bàn biện pháp phối hợp.

- Yờu cõ̀u tổ, nhóm chuyên môn cử người xây dựng đề cương ôn tập cho đối tượng HS yếu kém.

- Tổ chức các lớp phụ đạo HS yếu kém theo bộ môn, chọn cử giáo viên có kinh nghiệm phụ đạo, chọn cử giáo viên quản lý lớp, hàng ngày lấy thông tin về HS, thông báo kịp thời cho CMHS, đồng thời thông báo với GVCN lớp. Kiên quyết có các biện pháp cứng rắn đối với những đối tượng HS thiếu chuyên cần, lười học, hay vi phạm nội quy.

- Huy đụ̣ng Hội CMHS đóng góp kinh phí cùng nhà trường trong công tác phụ đạo HS yếu kém.

- Trả thù lao hợp lý cho giáo viên trực tiếp dạy và giáo viên quản lý lớp.

Đối với việc bồi dưỡng HS giỏi và phụ đạo HS yếu kém, thực hiện chế độ khoán thưởng thiết nghĩ là một biện pháp khá hữu hiệu để động viên, kích thích giáo viên nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.

Tổ chức phong trào “Thi đua dạy tốt - học tốt”.

Việc chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học có thể gắn kết với phong trào “Thi đua dạy tốt- học tốt”. Thực chất phong trào “Thi đua dạy tốt và học tốt” là nền tảng và sợi chỉ đỏ xuyên suốt mọi hoạt động của nhà trường. Mọi hoạt động trong nhà trường đều phải

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường chuẩn quốc gia của Hiệu trưởng trường THPT quận Ba Đình, Đống Đa, Tây Hồ, thành phố Hà Nội (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w