- Phòng Đoàn m2 28 28 27 28 28 27 27 27 Phòng truyền thốngm2540054565
293 00 3.00 8,5 221 54 18 2.69 20 Tổ chức thực hiện nghiêm túc các
Tổ chức thực hiện nghiêm túc các
giờ thực hành, thí nghiệm. 287 2 4 2.97 20 156 85 52 2.35 27 Tổ chức các giờ mẫu về đổi mới
Mỗi giáo viên thực hiện giờ dạy về đổi mới cho tổ và Ban giám hiệu
dự giờ, rút kinh nghiệm. 261 21 11 2.85 27 160 17 116 2.15 28 Tổ chức bồi dưỡng ngoại ngữ, tin
học, các phần mềm dạy học cho
giáo viên. 244 29 20 2,76 29 140 43 110 2.10 29
Sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm thực hiện đổi mới phương pháp dạy
học. 293 0 0 3.00 8,5 223 46 24 2.68 21,5
Điểm trung bình chung 8271 127 99 2.96 67081100 689 2.71
R = 0,53Nhận xét: Nhận xét:
• Về quản lý hoạt động tổ chuyên môn:
Các khách thể đều nhận thức việc lập kế hoạch sinh hoạt tổ chuyên môn, phân công chuẩn bị chuyên đề sinh hoạt chuyên môn, tổ chức dự giờ rút kinh nghiệm, tạo điều kiện cho giáo viên đi học nâng chuẩn, xây dựng qui chế khen thưởng, kỷ luật là rất cần thiết (điểm trung bình ở mức 2.87 trở lên). Tuy vậy, mức độ thực hiện chưa cao. Cán bộ chuyên viên Sở GD&ĐT và giáo viên đánh giá việc thực hiện các chuyên đề hiện nay còn hạn chế, chưa đạt hiệu quả như mong muốn, điểm trung bình biện pháp này chỉ có 2.35.
Thực tế hiện nay ở các trường THPT, việc sinh hoạt chuyên môn còn mang tính hình thức, đối phó, chưa có tác dụng thiết thực trong việc trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề của giáo viên. Nguyên nhân là do Hiệu trưởng chưa kiểm tra chặt chẽ, thường xuyên việc lập kế hoạch và nội dung các buổi sinh hoạt chuyên môn, các chuyên đề thường giao khoán cho tổ trưởng.
Đánh giá mức độ thực hiện về việc tổ chức dự giờ rút kinh nghiệm giờ dạy của giáo viên, một số khách thể nhận xét biện pháp này chưa thật hiệu quả, điểm trung bình là 2,74. Việc dự giờ trao đổi kinh nghiệm ở các trường thực hiện đều hàng tháng. Nhưng việc rút kinh nghiệm cần phải điều chỉnh, mọi người trong tổ nhóm chuyên môn chưa thẳng thắn, ngại va chạm, e ngại phải góp ý, nhận xét giờ dạy của đồng nghiệp. Vì thế, việc học hỏi giữa các giáo viên với nhau từ hoạt động này chưa nhiều. Nguyờn nhân chớnh là các trường chưa tạo được bầu không khí đoàn kết thân ái trong nhà trường, chưa tạo dựng môi trường sư phạm tốt.
Cỏc nhóm đều đánh giá việc quản lý hồ sơ sổ sách theo chuẩn là hết sức cần thiết, điểm trung bình của các biện pháp quản lý đạt từ 2,73 đến 3,0. Nhưng mức độ thực hiện cũng khá tốt. Đối với biện pháp “Quy định việc soạn bài và sử dụng giáo án” có nhiều giáo viên cho rằng không nhất thiết phải qui định chi tiết, vấn đề quan trọng là chất lượng giờ dạy trên lớp và hiệu quả giảng dạy, điểm trung bình về mức độ thực hiện của biện pháp này là 2,71. Đây là một nhận thức không đúng, Hiệu trưởng cần quan tâm, quán triệt qui định của ngành về thực hiện qui chế chuyên môn, trong đó có qui định về quản lý, sử dụng hồ sơ sổ sách, nhất là việc soạn bài và sử dụng giáo án đến từng giáo viên, đồng thời giữ nghiêm kỷ cương, nền nếp trong nhà trường, nâng cao chất lượng các hoạt động theo chuẩn.
• Về quản lý việc sắp xếp thời khóa biểu
Sắp xếp thời khóa biểu khoa học, hợp lý không chỉ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho HS tiếp thu bài được tốt, mà còn giữ vai trò quan trọng trong việc QL thời gian lao động của giáo viên, đảm bảo cho giáo viên vừa dạy trên lớp lại có thời gian đầu tư nghiên cứu chuyên môn. Điều này các đối tượng được khảo sát đánh giá cao về tính cần thiết, điểm trung bình từ 2,97 trở lên và mức độ thực hiện cũng tương đối tốt. Tuy vậy, một số giáo viên cho rằng với tình hình hiện nay việc xếp thời khóa biểu nên quan tâm đến nguyện vọng của cá nhân, giảm bớt tính sư phạm, điểm trung bình của biện pháp này là 2,71.
• Về quản lý giờ lên lớp
Để đánh giá chính xác đội ngũ giáo viên, việc xõy dựng tiêu chuẩn đánh giá xếp loại giờ lên lớp là hết sức cần thiết, nhất là trong việc xây dựng trường chuẩn quốc gia. Duy trì việc ra vào lớp đúng giờ và không để giờ trống là việc làm thường xuyên, đảm bảo nền nếp kỷ cương của nhà trường. Các khách thể đều cho rằng việc quản lý chặt chẽ giờ lên lớp là rất cần thiết (điểm trung bình đều là 3,0). Tuy vậy, thực tế QL việc phân công giáo viên dạy thay các tiết nghỉ của một số trường không thực hiện được triệt để (điểm trung bình là 2.72). Nguyên nhân chính là do tỷ lệ giáo viên nữ trong các trường chiếm đa số, số đông giáo viên nữ trong độ tuổi từ 27 đến 40, con còn nhỏ.
• Về quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
Các khách thể đều đánh giá cao về tính cần thiết của việc khuyến khích HS tham gia đánh giá và tự đánh giá kết quả học tập của các bạn trong lớp và của chính bản thân.
Việc đổi mới phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá góp phần thúc đẩy việc đổi mới phương pháp, cùng với việc ra đề, chấm, chữa, trả bài cho HS nghiêm túc được các khách thể đánh giá cao (điểm trung bình từ 2,93 đến 3,0).
• Về quản lý thực hiện quy chế chuyên môn
Việc thực hiện tốt quy chế chuyên môn là một yêu cầu bắt buộc trong công tác QL, nội dung này được khách thể xác định là rất cấn thiết (điểm trung bình đều là 3,0).
Báo cáo định kỳ và đột xuất là hoạt động không thể thiếu trong công tác QL. Tuy vậy việc thực hiện ở các trường còn hạn chế, điểm trung bình là 2.36. Điều này thể hiện nền nếp, kỷ cương trong nhà trường chưa nghiêm. Trao đổi trực tiếp với một số giáo viên ở các trường được biết: nguyên nhân là do có trường chưa xây dựng được quy chế dân chủ, một số trường đó cú quy chế dân chủ nhưng không hoàn chỉnh, nội dung rời rạc, thiếu căn cứ, việc xây dựng còn mang nhiều cảm tính, chưa quan sát hết các văn bản quy phạm.
• Về quản lý đổi mới phương pháp dạy học
Các khách thể đều nhận thức sâu sắc về tính cần thiết của việc đổi mới phương pháp, điểm trung bình hầu hết đều từ 2,85 đến 3,00. Đối với biện pháp tổ chức bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học, các phần mềm dạy học cho giáo viên, một số giáo viên cho rằng không nhất thiết phải sử dụng công nghệ thông tin mà chất lượng dạy học vẫn bảo đảm, đáp ứng được yêu cầu, điểm trung bình của biện pháp này là 2.76.
Ý kiến đánh giá của các khách thể về mức độ thực hiện việc đổi mới PPDH ở mức khá, điểm trung bình từ 2,10 đến 2,69. Ở đây, về biện pháp tổ chức thực hiện nghiêm túc các giờ thực hành, thí nghiệm cũng như bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học và các phần mềm dạy học, mức độ thực hiện còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân, do giáo viên ngại dạy thực hành, một số không thành thạo các thao tác thí nghiệm, sử dụng thiết bị, năng lực tin học còn hạn chế. Điều này mâu thuẫn với yêu cầu của đổi mới nội dung, chương trình giáo dục THPT. Đây là vấn đề Hiệu trưởng phải quan tâm, tìm biện pháp khắc phục trong quá trình xây dựng trường chuẩn quốc gia. Nhìn chung, hiệu quả của một số biện pháp QL đổi mới phương pháp dạy học còn hạn chế. Nguyên nhân chính là giáo viên ngại khó và chế độ chính sách chưa động viên được mọi người tận tâm với công việc. Mặt khác, do CBQL các trường khoán toàn bộ cho tổ chuyên môn, ít theo dõi, giám sát trực tiếp và điều chỉnh.
Tổng hợp chung kết quả khảo nghiệm qua bảng 2.11 cho thấy những biện pháp khảo sát đều có tính cần thiết cao, song việc thực hiện chỉ đạt ở mức khá. Giữa nhận thức về tính cần thiết và mức độ thực hiện đều có tương quan thuận và tương đối chặt chẽ, hệ số tương quan thứ bậc Spearman R = 0.53.
2.4.3. Thực trạng biện pháp quản lý hoạt động học của học sinh đáp ứng yêu cầu trường chuẩn quốc gia trường chuẩn quốc gia
Bảng 2.10: Nhận thức về tính cần thiết và mức độ thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động học của học sinh theo chuẩn quốc gia
TT Biện pháp Mức độ cần thiết Mức độ thực hiện
Rất cần thiết (3đ) Cần thiết (2đ) Không cần thiết (1đ) X Thứ bậc Tốt (3đ) Khá (2đ) TB (1đ) Y Thứ bậc 1
Rèn luyện ý thức, động cơ, thái độ học tập của HS ttrường chuẩn quốc
gia. 293 0 0 3,00 1 190 91 12 2,61 2
2
Đổi mới phương pháp học. Rèn luyện khả năng tự học, tăng cường
tính chủ động của HS. 287 2 4 2,97 2,5 158 76 59 2,34 3 3 Rèn kỹ năng đánh giá, tự đánh giá
cho HS. 171 98 24 2,50 6 166 34 93 2,25 5,5
4 Xây dựng nền nếp học tập tốt. 264 29 0 2,90 4 103 162 28 2,26 45 Tích cực bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu. 289 0 4 2,97 2,5 252 37 4 2,85 1 5 Tích cực bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu. 289 0 4 2,97 2,5 252 37 4 2,85 1 6 Phối hợp với gia đình QL hoạt động học của HS. 243 48 2 2,82 5 134 98 61 2,25 5,5
Tổng cộng, điểm trung bình chung 1547 177 34 2,86 1003 498 257 2,42
R = 0,89
Bảng 2.10 cho thấy các biện pháp QL hoạt động học của HS được cỏc nhúm đánh giá rất quan trọng. Nhóm 1 và nhóm 2 đều đánh giá cao tính cần thiết của các biện pháp QL việc đổi mới phương pháp học của HS, xây dựng nền nếp học tập, tăng cường tính chủ động của HS, khuyến khích HS tham gia đánh giá, tự đánh giá kết quả học tập, quan tâm bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu. Nhóm 3 có một số giáo viên nhận thức chưa rõ ràng về đổi mới khuyến khích HS đánh giá, tự đánh giá kết quả học tập (điểm trung bình là 2,19).
Về kết quả thực tế, cỏc nhúm đều đánh giá rất thấp hiệu quả tổ chức triển khai của Hiệu trưởng (điểm trung bình không lớn hơn 2,51). Về biện pháp đổi mới phương pháp
học của HS hiện nay, nhóm 1 và 3 đều cho rằng còn hạn chế, HS đi học thêm nhiều, thời gian tự học ít, việc học của HS chưa thật sự chủ động (điểm trung bình là 2,29 đến 2,41). Điều này phản ánh, HS hiện nay chưa tích cực chủ động và vẫn còn thói quen học thụ động.
2.4.4. Thực trạng biện pháp quản lý hoạt động giáo dục toàn diện cho học sinh
a. Quản lý hoạt động giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, pháp luật
Bảng 2.11.1: Nhận thức về tính cần thiết và mức độ thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, pháp luật
TT Biện pháp Mức độ cần thiết Mức độ thực hiện
Rất cần thiết (3đ) Cần thiết (2đ) Không cần thiết (1đ) X Thứ bậc Tốt (3đ) Khá (2đ) TB (1đ) Y Thứ bậc
1 Xây dựng đội ngũ GVCN là lực lượng nòng cốt. 279 14 0 2,95 2 261 24 8 2,86 22 GD đạo đức thông qua các môn học