Khả năng giao tiếp, thiết lập các mối quan hệ của Hiệu trưởng

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường chuẩn quốc gia của Hiệu trưởng trường THPT quận Ba Đình, Đống Đa, Tây Hồ, thành phố Hà Nội (Trang 33)

Xõy dựng trường chuẩn quốc gia liên quan đến nhiều đối tượng. Để nâng cao hiệu quả QL và giải quyết tốt việc đối nội, đối ngoại của nhà trường, người Hiệu trưởng cần có khả năng giao tiếp, thiết lập các mối quan hệ. Đây cũng là một yêu cầu mới đối với Hiệu trưởng trường THPT.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn đã tập trung nghiên cứu các vấn đề cơ bản có tính chất cơ sở để triển khai nội dung các chương tiếp theo. Đó là các luận điểm lý luận sau:

Thứ nhất: Lý luận về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường:

QL đã và đang khẳng định vai trò của nó trong mọi mặt của đời sống XH. quản lý giáo dục, đặc biệt là QL nhà trường vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật, đòi hỏi người Hiệu trưởng phải nắm vững những vấn đề cơ bản của khoa học QL nói chung, quản lý giáo dục nói riêng để vận dụng tổ chức các hoạt động GD của nhà trường đạt hiệu quả cao.

Thứ hai: Lý luận về trường THPT và quản lý trường THPT:

Trường THPT là cơ sở GD của bậc trung học, bậc học nối tiếp bậc tiểu học của hệ thống GD quốc dân nhằm hoàn chỉnh học vấn phổ thông, có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng. Trường THPT là một cơ sở GD, nên QL trường THPT được hiểu là QL theo nghĩa hẹp và vấn đề đặt ra chính là người HT tác động như thế nào vào các thành tố của hệ thống GD nhằm đem lại kết quả như mong muốn.

Thứ ba: Lý luận về trường THPT chuẩn quốc gia và quản lý xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia của Hiệu trưởng:

Trường THPT đạt chuẩn quốc gia phải đạt 5 tiêu chuẩn (về tổ chức nhà trường; CBQL, giáo viên và nhân viên; chất lượng GD; CSVC và thiết bị; công tác xã hội hóa giáo dục). Để đạt được các tiêu chuẩn trên, Hiệu trưởng QL các hoạt động GD của nhà trường đạt hiệu quả cao và tập trung vào 7 nội dung chủ yếu sau:

- QL tổ chức nhà trường theo chuẩn quốc gia.

- QL hoạt động dạy học của giáo viên trường chuẩn quốc gia. - QL hoạt động học của HS trường chuẩn quốc gia.

- QL hoạt động GD toàn diện cho HS trường chuẩn quốc gia.

- QL việc bồi dưỡng đội ngũ CBQL, giáo viên và nhân viên đáp ứng yêu cầu trường chuẩn quốc gia.

- QL việc xây dựng CSVC nhà trường theo chuẩn quốc gia.

- QL xã hội hóa giáo dục đáp ứng yêu cầu trường chuẩn quốc gia.

Việc nghiên cứu các biện pháp QL của Hiệu trưởng trường THPT chuẩn quốc gia được thực hiện dựa trên mối quan hệ biện chứng giữa các mặt về cơ sở lý luận QL, QL xây dựng trường chuẩn quốc gia với chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng, Nhà nước và Bộ GD&ĐT. Việc xây dựng trường chuẩn quốc gia ở bậc THPT là một tất yếu, phù hợp với sự phát triển của XH và chủ trương đổi mới GD, trước hết là đổi mới chương trình GD phổ thông theo Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thứ tư: Về các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến quá trình quản lý xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia của Hiệu trưởng:

Các yếu tố khách quan tác động đến quá trình QL của Hiệu trưởng trong việc xây dựng trường chuẩn quốc gia là: mạng lưới trường, lớp học THPT, số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên trường THPT. Qui hoạch về đất đai các trường THPT, điều kiện về kinh tế, văn hoá XH ở địa phương; công tác chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của lãnh đạo cấp trên đối với nhà trường. Các yếu tố chủ quan thuộc về Hiệu trưởng, đó là trình độ chuyên môn, trình độ QL và năng lực giao tiếp thiết kế các mối quan hệ XH. Cú thể nói rằng muốn có trường THPT đạt chuẩn quốc gia thì trước hết phải có những người lãnh đạo nhà trường có trình độ về mọi mặt, có năng lực và tâm huyết, có khả năng tập hợp, khai thác mọi sức mạnh các nguồn lực để xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia.

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG CHUẨN QUỐC GIA CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THPT CÔNG LẬP QUẬN BA ĐèNH - ĐỐNG ĐA - TÂY HỒ, HÀ NỘI

2.1. KHÁI QUÁT TèNH HèNH GIÁO DỤC CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI

Hà Nội là địa phương đi đầu trong cả nước về việc thực hiện đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, đẩy mạnh GD toàn diện, nâng cao chất lượng và hiệu quả GD. Trong đó, ở bậc học mầm non đã chỉ đạo triển khai có hiệu quả việc thực hiện chương trình đổi mới hình thức tổ chức GD ở 100% các cơ sở GD mầm non trong độ tuổi từ nhà trẻ đến mẫu giáo. Tiếp tục thực hiện chương trình thí điểm GD mầm non tại 30 trường. Số HS được học 2 buổi/ngày, tăng 1,7% so với năm học trước, trong đó có nhiều trường phấn đấu tổ chức học 2 buổi/ngày đạt 100%. Trong tình hình quỹ đất dành cho GD eo hẹp như hiện nay, đây là một sự nỗ lực lớn của ngành GD Thủ đô. Bậc học THCS của GD Hà Nội cũng đó cú 164 trường học 2 buổi/ngày, đạt tỷ lệ 42%, cấp THPT có 11 trường, đạt tỷ lệ 1,3%. Tỷ lệ HS tốt nghiệp THPT của Hà Nội là rất cao: trung bình hàng năm đạt khoảng 93%, năm học 2008-2009 là năm đầu hợp nhất đạt 88,28%. Năm nay cũng là “mựa bội thu” HS giỏi của Hà Nội với nhiều giải quốc gia, quốc tế. Bên cạnh đó, công tác GD thường xuyên, GD chuyên nghiệp, GD quốc phòng, Y tế học đường cũng được tích cực triển khai, phát huy thế mạnh với thành tích năm nay cao hơn năm trước. Các nhiệm vụ xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL và giáo viên, phát triển quy mô mạng lưới trường lớp, đẩy mạnh công tác phổ cập GD, thực hiện chương trình kiên cố hóa - hiện đại hóa và công tác đầu tư cho GD, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục cũng đã được ngành GD hoàn thành với kết quả nổi bật, thu hút sự quan tâm và tham gia của toàn XH đặc biệt là nhân dân Thủ đô [39].

Bên cạnh những thành tích đã đạt được, thực trạng GD Thủ đô còn một số hạn chế: về CSVC còn khó khăn, quỹ đất dành cho GD còn thiếu, quy mô mạng lưới trường lớp vẫn còn bất cập, nhất là GD mầm non còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc xây dựng trường chuẩn quốc gia còn chậm so với kế hoạch... Đặc biệt, sau khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính theo Nghị quyết của Quốc hội, ngành GD Hà Nội đứng trước nhiều thuận lợi và thách thức mới. Theo đó, toàn ngành đã ra sức nỗ lực đi vào hoạt động. Với sức mạnh của lá cờ đầu ngành GD cả nước, GD Thủ đô quyết tâm phát huy kết quả đã đạt được, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ thực hiện mục tiêu GD: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho Thủ đô và đất nước.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra hiện nay cho GD Thủ đô là xây dựng thờm các trường học đạt chuẩn quốc gia. Năm 2008, toàn ngành đã hoàn thành thêm 70 trường đạt chuẩn. Kết quả, đến hết năm 2008 toàn thành phố có 439 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỉ lệ 19,9%. Điều đáng nói là bậc học mầm non, nơi để lại dấu ấn đậm nét nhất với cỏc chỏu về những ngày đầu đến trường, và bậc học cuối cùng của giáo dục phổ thông lại là bậc học có tỷ lệ trường đạt chuẩn thấp nhất. Cụ thể, bậc học mầm non có 56/767 (7,3%) trường, tiểu học có 37,5%, THCS có 20,2% và THPT chỉ có 12/182 (6,6%) trường đạt chuẩn. [59, 2]

Hiện nay Hà Nội còn 8 quận, huyện chưa có trường mầm non nào đạt chuẩn quốc gia. Còn với bậc tiểu học thì tỉ lệ đạt chuẩn thấp nhất chính là các quận trung tâm như Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng. Vì những trường trong khu vực nội thành còn thiếu diện tích, dẫn đến việc các trường này thiếu phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm, thư viện chuẩn, nhà thể chất, sĩ số HS/lớp, số lớp/trường còn vượt quá quy định. Trong khi đó ở ngoại thành còn quá nhiều phòng học cấp bốn, phòng học tạm và quy hoạch trường không đồng bộ... Đặc biệt, một số trường tiểu học đã đạt chuẩn giai đoạn 1997 - 2000 hiện đã xuống cấp.

Khắc phục tình trạng này, UBND Thành phố đã giao chỉ tiêu và dự toán ngân sách để Sở GD&ĐT Hà Nội xõy thờm 75 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đú có 24 trường mầm non, 26 trường tiểu học, 22 trường THCS và 3 trường THPT [38, 3]. Tuy nhiên, để hoàn thành được chỉ tiêu này, ngoài việc khắc phục những khó khăn khách quan, đòi hỏi sự chỉ đạo đồng bộ giữa các cấp và đặc biệt là chính quyền địa phương phải thực sự quan tâm đến sự nghiệp GD - lĩnh vực mà bất cứ quốc gia nào cũng quan tâm.

2.3. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG TRƯỜNG THPT CHUẨN QUỐC GIA Ở QUẬN BA ĐèNH, ĐỐNG ĐA, TÂY HỒ TÂY HỒ

2.3.1. Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường chuẩn quốc gia của Hiệu trưởng trường THPT quận Ba Đình, Đống Đa, Tây Hồ, thành phố Hà Nội (Trang 33)